Đẻ mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị bục ra trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì mẹ phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.

Các bác sĩ thường khuyên thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì khả năng bục vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại.

2 năm là khoảng cách an toàn nhất để mẹ sinh con lần 2

Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị bục ra sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.

Đồng thời, khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng chửa vết mổ, nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ không?

Quan niệm đẻ mổ lần 1, ắt sẽ đẻ mổ lần 2 hoàn toàn không đúng. Việc mẹ có sinh thường được hay không được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối…

Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ 6 tháng có thai lại gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Về câu hỏi này, bác sĩ U Lan , Phó chủ nhiệm khoa Sản bệnh viện Bà mẹ trẻ em thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường.

Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này. Bác sĩ U Lan cho biết:

“Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”.

Mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ nhưng rất khó và cần chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường.

Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều”.

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ không?

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ? Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường.

Tuy nhiên, sanh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hoặc chỉ định mổ luôn, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ cơ sở y tế bạn theo khám trực tiếp.

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Việc chờ tới khi chuyển dạ mới mổ hay chủ động mổ trước còn tùy vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm độ dày mỏng của thành tử cung, đánh giá tình hình của vết mổ cũ.

Nếu phát hiện thấy bất cứ bất thường hay nguy cơ nào có thể gây bục vết mổ hay vỡ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định sanh mổ lần 2 để tránh các biến chứng nguy hiểm trước khi chuyển dạ, thông thường sẽ mổ vào tuần thứ 39.

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ không?

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Các trường hợp chỉ định đẻ mổ lần 2 sẽ là các mẹ có khung chậu hẹp, đường mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn dưới 16 tháng, thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung, thai to, đa thai, thai có ngôi không thuận lợi đẻ đường âm đạo như ngôi mông, ngôi ngang, có khối u tiền đạo, rau tiền đạo,… hoặc mẹ có bệnh lí nền như bệnh tim, huyết áp cao, hay bệnh truyền nhiễm.

Page 2

Một số bà mẹ tương lai chọn sinh tự nhiên trong khi số khác lại chọn sinh mổ. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích cho chị em trong trường hợp sinh mổ.

Tỷ lệ sinh mổ ngày càng tăng cao có thể là do biện pháp này cho phép bạn chọn ngày, giờ, phương pháp gây tê và có thể cùng em bé về nhà vào cuối ngày. Nếu bạn sinh mổ lần 1 hoặc mổ đẻ lần 2 do tự nguyện hay vì nguyên nhân bệnh lý, các lời khuyên dưới đây có thể giúp ca sinh mổ của bạn diễn ra một cách suôn sẻ hơn.

Để giảm lượng vi trùng trên vùng da bị mổ, bạn nên tắm rửa trước bằng xà phòng diệt khuẩn. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm trùng sau khi mổ của bạn sẽ thấp hơn. Nhiễm trùng sau khi mổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến chứng hậu sản phổ biến nhất.

Giữ ấm

Bị lạnh trước hoặc trong khi phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi đang chờ phẫu thuật hoặc trong khi phẫu thuật, bạn nên xin một cái chăn ấm để đắp vì các phòng mổ thường rất lạnh.

Dùng tông đơ thay vì dao cạo

Một trong những bước cần phải làm để chuẩn bị sinh mổ là cạo lông trên vùng da sắp phẫu thuật. Trước đây người ta dùng dao cạo nhưng thực tế hiện nay cho thấy sử dụng tông đơ có thể loại bỏ lông hiệu quả và giảm tỉ lệ nhiễm trùng so với sử dụng dao cạo.

Để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông, chị em nên cố đi bộ càng sớm càng tốt sau khi mổ. Đi bộ sẽ giúp bạn hồi phục vết mổ nhanh hơn và ít đau hơn. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn phải một mình chăm sóc con ở nhà.

Chăm sóc vết thương đúng cách

Theo sát các hướng dẫn chăm sóc vết thương và chú ý các dấu hiệu nhiễm trùng ngay khi chúng mới xuất hiện. Một phút chủ quan có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả bạn và bé.

Dù bạn chọn sinh mổ lần 1 hay sinh mổ lần 2, thì cũng nên ghi nhớ những lưu ý MarryBaby đã chia sẻ trong bài viết này để bảo vệ sức khỏe sau sinh nhé

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vì nhiều lý do mà nhiều mẹ bầu phải trải qua ca sinh mổ bắt con. Việc sinh con theo cách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, kể cả cho những lần mang thai sau. Vậy sinh mổ tối đa được mấy lần để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ lẫn thai nhi?

Theo các chuyên gia sản khoa, việc sinh mổ nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của cả bạn lẫn bé cưng. Chính vì điều này mà những mẹ phải trải qua ca sinh mổ cần thận trọng hơn về khoảng cách giữa các lần mang thai.

Mẹ sinh mổ tối đa được mấy lần thì tốt?

Không có lời giải cụ thể cho thắc mắc “Sinh mổ tối đa được mấy lần”, bởi thực tế có những sản sản phụ vẫn đẻ mổ lần 3, thậm chí lần 4 mà vẫn suôn sẻ. Nhưng nhìn chung, giới chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng biện pháp sinh mổ tối đa 2 lần, còn lại có tiếp tục hay không sẽ phải dựa vào kết quả đánh giá sức khỏe, tiền sử y tế của người mẹ mới quyết định được.

Nếu đã từng sinh mổ, liệu bạn có buộc phải mổ lấy thai trong lần sinh con tới hay không?

Mỗi lần sinh con là một trải nghiệm khác biệt nên sẽ không biết chính xác sinh mổ tối đa được mấy lần hay mẹ sinh mổ rồi có thể sinh thường được không. Bạn có thể không phải sinh con theo cách này nếu không có các chống chỉ định của người có vết mổ trên thân tử cung như: vết mổ dọc thân tử cung (có nguy cơ dẫn đến vỡ tử cung), ngôi thai không phải ngôi chỏm, còn tồn tại nguyên nhân mổ lần trước (khung chậu hẹp/dị dạng, bệnh lý mẹ…)….

Những người từng sinh mổ thường có hai lựa chọn: một là tiếp tục đẻ mổ theo chỉ định của bác sĩ hoặc sinh thường qua ngả âm đạo. Nếu lần sinh con trước vết mổ là vết rạch ngang đoạn dưới tử cung, bác sĩ có thể khuyến nghị mẹ thử phương pháp “thử nghiệm chuyển dạ sau sinh mổ” (còn gọi là TOLAC) nhằm đánh giá khả năng có thể sinh con thuận tự nhiên hay không.

Ngoài chuyện nắm được sinh mổ tối đa được mấy lần, bạn cũng nên tìm hiểu về những nguy cơ tiềm ẩn khi sinh con theo cách này. Số lần đẻ mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Vỡ tử cung (tình trạng tử cung bị xé rách một phần hay hoàn toàn làm ảnh hưởng đến bàng quang và hệ tiêu hóa)
  • Mất máu nhiều đến mức phải truyền máu trong trường hợp thai bám vào sẹo mổ cũ trên tử cung (hiện tượng này gọi là chửa vết mổ)
  • Gập phải các biến chứng ở bàng quang
  • Buộc phải cắt bỏ tử cung tại thời điểm sinh con (Nguy cơ tăng lên 1% sau lần sinh mổ thứ ba và 9% sau lần phẫu thuật thứ sáu)
  • Bất thường về nhau thai: nhau bong non, nhau tiền đạo hoặc nhau cài răng lược
  • Dính ruột
  • Lạc nội mạc tử cung tại vết mổ
  • Tê và đau tại vết mổ…

Sau sinh mổ nên đợi bao lâu thì mới được mang thai tiếp?

Vậy là bạn đã phần nào hiểu rõ về việc sinh mổ tối đa được mấy lần. Để cơ thể người mẹ có đủ thời gian phục hồi, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo nên chờ ít nhất 18 tháng cho lần mang thai kế tiếp kể từ sau khi sinh mổ. Việc mang thai sớm hơn 12 tháng sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Mặc dù vậy nhưng khoảng thời gian này còn phụ thuộc nhiều vào tình trạng của vết sẹo mổ cũng như cơ địa và sức khỏe của từng cá nhân.

Để an tâm, tốt nhất bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ sản khoa. Hãy thảo luận với bác sĩ về các vấn đề như:

  • Nguy cơ sinh mổ lấy thai của tôi trong lần mang thai này có cao không
  • Bệnh viện tôi dự tính sinh có đủ nguồn lực để khắc phục những biến chứng trong quá trình vượt cạn hay không
  • Ngoài sinh mổ liệu tôi có thể sinh thường được không (nếu đây không phải là lần mang thai đầu tiên của bạn)…

Trên đây là những chia sẻ về vấn dề sinh mổ tối đa được mấy lần. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có cơ sở nhằm đảm bảo việc sinh con diễn ra suôn sẻ.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề