Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

Không nhận biết được sự khác biệt giữa dấu hiệu có kinh trễ và dấu hiệu mang thai sớm khiến bạn lo lắng không yên? Cùng Kotex GirlSpace kiểm tra và so sánh 5 dấu hiệu sau đây để an tâm hơn nhé!

Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

Nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không mang thai

Tham khảo:Trễ kinh 2 tháng có sao không?

Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trễ kinh có thể kể đến như sau:

Sử dụng thuốc tránh thai

Trong thuốc tránh thai có chứa domperidon khiến cho corticosteroid bị suy giảm. Điều này dẫn đến quá trình rụng trứng của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ đến trễ hơn.

Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

Vận động với cường độ cao

Tập luyện với cường độ cao cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với bình thường.

Stress

Nếu bạn bị căng thẳng trong thời gian dài do áp lực công việc, chuyện gia đình,... trước kỳ kinh sẽ khiến nội tiết tố không được ổn định, gây ra hiện tượng trễ kinh.

Bệnh phụ khoa

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định là biểu hiện của một số bệnh như buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, viêm buồng trứng,...

Ảnh hưởng từ việc phẫu thuật

Hiện tượng trễ kinh cũng có thể đến từ việc chị em thực hiện việc nạo hút thai. Sau khi nạo, cổ tử cung bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng ứ huyết khiến kỳ kinh đến chậm.

Tham khảo: Những nguyên nhân gây chậm kinh bạn gái nên biết

Cách khắc phục hiện tượng trễ kinh

Chế độ dinh dưỡng

Bạn cần đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm cần có trong thực đơn hàng ngày là thịt bò, cá, rau, trái cây,...

Bên cạnh đó, bạn cần tránh những món ăn có chứa chất béo cũng như đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cafe,...

Tâm trạng

Bạn gái cần giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, tránh các tác nhân gây ra căng thẳng dễ khiến cho chu kỳ bị rối loạn.

Tập luyện thể thao

Chị em nên chọn cho mình một hoạt động thể chất phù hợp và duy trì thói quen này. Việc chơi thể thao vừa sức sẽ giúp nâng cao thể lực và tránh hiện tượng trễ kinh.

Thay đổi lối sống

Bạn nên tập cho mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ ngon sẽ khiến cho tâm trạng của chị em thoải mái, nội tiết tố được cân bằng và không bị hiện tượng trễ kinh

Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

Lưu ý

Không ít bạn gái nghĩ rằng mình đang mang thai dù thực chất kinh nguyệt đang tới chậm và ngược lại. Do đó, hội chị em nên cảm nhận và quan sát thật kĩ sự thay đổi của cơ thể mình nhé.

Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn gái có thể dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Nếu đó là dấu hiệu mang thai, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn về tâm lý, thời gian và tài chính. Nếu đó là dấu hiệu có kinh trễ, bạn có thể tìm hiểu thêm nguyên nhân vì sao chậm kinh và tìm giải pháp điều trị sớm nhất.

Mang thai là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng chậm kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trễ kinh không do có thai mà có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác. Hãy cùng Huggies tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé!

>> Tham khảo thêm:

  • Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng - Bạn có biết?
  • Dấu hiệu mang thai tuần đầu sau khi quan hệ chính xác nhất
  • Như thế nào gọi là trễ kinh?

    Ở mỗi người phụ nữ sẽ có sự khác biệt về chu kỳ kinh nguyệt, có thể nói cách khác là chu kỳ kinh nguyệt mang tính chất cá nhân hóa. Để đánh giá một chu kỳ kinh nguyệt có bình thường hay không thì cần dựa vào các yếu tố như khoảng thời gian hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt, tính chất máu kinh, các triệu chứng khác kèm theo trước và trong thời gian hành kinh.

    Thời gian của một chu kỳ hành kinh thường là 28 - 30 ngày nhưng khi chu kỳ ngắn hơn (21 ngày) hoặc kéo dài đến 32 - 35 ngày thì vẫn là bình thường. Chỉ khi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới vượt quá 35 ngày mới được xem là hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai (hay còn gọi là chậm kinh).

    Tham khảo thêm:

  • Các cách thử thai sớm với độ chính xác cao
  • Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng
  • Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới vượt quá 35 ngày được xem là trễ kinh (Nguồn: Sưu tầm)

    Làm thế nào để biết trễ kinh nhưng không phải có thai?

    Không có máu báo thai

    Trong quá trình thai làm tổ sẽ khiến các mạch máu trong tử cung vỡ ra và xuất hiện chảy máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai. Đặc điểm của máu báo thai là có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm, ra máu ít và chỉ ra trong khoảng 1 - 2 ngày. Nếu phụ nữ có kinh nguyệt không đều nhưng máu âm đạo không có dấu hiệu như trên thì đó là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.

    Tham khảo thêm:

  • Phân biệt máu báo thai, máu kinh và máu sảy thai
  • Thai 4 Tuần Đã Vào Tử Cung Chưa? Thai Phát Triển Như Thế Nào?
  • Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm (Nguồn: Sưu tầm)

    Không có các triệu chứng do thai nghén

  • Không ốm nghén: Các triệu chứng ốm nghén như nôn, chán ăn, nhạy cảm với mùi. Thay đổi khẩu vị, mệt mỏi,... thường xuất hiện vào tuần thứ 2 - 8 sau thụ tinh và biến mất vào tuần thứ 14. Nếu nữ giới không có các dấu hiệu này thì có thể được xem là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.
  • Không căng tức vú: Sự thay đổi của ngực thường xuất hiện sau thụ thai 1 - 2 tuần, lúc này nữ giới sẽ cảm thấy ngực hơi sưng và đau khi chạm vào. Nếu không có triệu chứng này thì có thể bạn không có thai, tuy nhiên vẫn có một số bạn không có nhiều sự thay đổi khi mang thai.
  • Tham khảo thêm:

  • Mang thai bao lâu thì ốm nghén? Cách giảm ốm nghén hiệu quả
  • 20 Dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay con gái sớm, chuẩn nhất
  • Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Không có các dấu hiệu buồn nôn có thể được xem là trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

    Que thử thai cho kết quả không có thai

    Khi thai làm tổ trong tử cung sẽ tiết ra hormone HCG và cơ chế hoạt động của que thử thai là phát hiện sự hiện diện của hormone này trong nước tiểu nữ giới. Nếu sau một vài tuần trễ kinh và que thử thai 1 vạch thì có nghĩa chị em phụ nữ trễ kinh không có dấu hiệu mang thai. Lúc này, chị em cần nghĩ đến những nguyên nhân khác gây trễ kinh và đi khám bác sĩ chuyên khoa.

    Xem thêm:

  • Cách sử dụng và đọc kết quả que thử thai chính xác nhất
  • Nhìn bụng biết có thai như thế nào?
  • Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Que thử thai cho kết quả âm tính thì có nghĩa không mang thai (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai

    Tăng, giảm cân một cách đột ngột

    Việc tăng, giảm cân đột ngột có thể làm mất cân bằng hệ nội tiết, dẫn đến hiện tượng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai . Tuy nhiên, vấn đề này có xu hướng sẽ ổn định trở lại theo thời gian.

    Sử dụng nhiều chất kích thích

    Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cafe,... là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không cân đối cũng dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.

    Tham khảo thêm: Chuẩn bị mang thai nên & không nên ăn gì? Uống thuốc gì?

    Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Sử dụng các chất kích thích là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

    Tác dụng phụ của thuốc

    Nếu chị em phụ nữ sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc tránh thai trong thời gian dài sẽ gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, gây ức chế quá trình rụng trứng, dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai.

    Do lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài

    Khi bạn lo lắng, căng thẳng hay stress vì một vấn đề nào đó, não sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống nội tiết để tăng giải phóng hormone giúp cơ thể điều hòa và thích ứng. Những hormone này sẽ tập trung năng lượng, tinh thần cho chức năng sinh tồn và ngăn chức năng cơ thể không cần thiết, Vì thế mà chức năng sinh sản cũng bị ảnh hưởng, gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

    Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt (Nguồn: Sưu tầm)

    Mắc bệnh phụ khoa

    Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có sự rối loạn nội tiết gây nên hiện tượng trễ kinh, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn ngoại hình. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe về tuyến giáp cũng thường ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới, một số có ít kinh, một số nhiều hoặc có thể tắt kinh hoàn toàn.

    Tham khảo thêm: Mối quan hệ giữa thụ thai và chu kỳ rụng trứng

    Thời kỳ mãn kinh

    Trước thời kỳ mãn kinh thường có một giai đoạn chuyển tiếp được gọi là tiền mãn kinh. Quá trình này có những dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Kinh nguyệt không đều, trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai hoặc không có kinh.
  • Lượng máu hành kinh không ổn định.
  • Thay đổi cảm xúc.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Khô âm đạo.
  • Giảm ham muốn quan hệ tình dục.
  • Tham khảo thêm:

  • Tỷ lệ sinh sản theo độ tuổi
  • Bạn muốn có thai? Lên kế hoạch chuẩn bị mang thai
  • Trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có nguy hiểm không?

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt: Nhiều người sợ mắc phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm nhưng lại e ngại việc thăm khám nên không ngừng suy nghĩ, dẫn đến stress, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống sinh hoạt.
  • Ảnh hưởng sức khỏe: Một hậu quả dễ nhận thấy mà tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai gây ra chính là sự suy yếu về sức khỏe. Theo các bác sĩ chuyên khoa, những bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm vòi trứng,... khiến phụ nữ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và đau bụng dưới. Ngoài ra, nếu không được điều trị bệnh kịp thời sẽ gây viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng nhiều cơ quan khác như bàng quang, đường tiết niệu,...
  • Ảnh hưởng khả năng sinh sản của nữ giới: Khi nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt đồng nghĩa với việc nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn rất cao. Trễ kinh khiến chị em khó xác định ngày rụng trứng chính xác khiến khả năng thụ thai suy giảm, dẫn đến tình trạng khó có con. Thêm vào đó, các bệnh phụ khoa cũng tác động không nhỏ đến chức năng của cơ quan sinh dục.
  • Tham khảo thêm:

  • Cách tính ngày rụng trứng chính xác
  • Cách sử dụng que thử rụng trứng tại nhà
  • Cần làm gì khi trễ kinh mà không có thai?

    Nếu bạn sử dụng que thử thai nhưng kết quả âm tính thì hãy đợi một vài ngày và kiểm tra lại lần nữa. Khi chắc chắn tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai , hãy khám sản phụ khoa sớm để được xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân và được tư vấn các biện pháp khắc phục.

    Tùy từng nguyên nhân mà bệnh nhân có thể điều trị tại bệnh viện, uống thuốc hoặc đơn giản là thực hiện lối sống lành mạnh hơn. Nữ giới cần lưu ý những điều sau:

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sao cho lượng calo tiêu thụ mỗi ngày phù hợp với lượng calo mất đi.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm có hại như thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, thực phẩm chứa nhiều đường hay đồ uống có cồn, caffeine.
  • Tập thể dục điều độ, không nên giảm tần suất đột ngột.
  • Giữ cân nặng ổn định giúp phụ nữ duy trì vóc dáng cũng như sức khỏe từ bên trong.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng/ngày, tạo thói quen ngủ trước 23 giờ.
  • Thư giãn tinh thần, hạn chế căng thẳng quá mức.
  • Tham khảo thêm:

  • Làm thế nào để có song thai? 8 cách sinh đôi cực đơn giản
  • Sau quan hệ bao lâu thì biết có thai?
  • Dấu hiệu trễ kinh chu không phải mang thai

    Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe (Nguồn: Sưu tầm)

    Biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Duy trì kinh nguyệt đều đặn là điều rất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và sẵn sàng mang thai bất cứ lúc nào mà bạn muốn. Hy vọng, những chia sẻ của Huggies đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc gì, bạn đừng quên truy cập chuyên mục Thụ Thai hoặc gửi câu hỏi đến Góc chuyên gia nhé!

    Tham khảo thêm:

  • 20 Mẹo nhận biết có thai theo dân gian sớm, chính xác nhất
  • Chậm kinh bao lâu thì thai vào tử cung? 8 Dấu hiệu nhận biết