Dấu hiệu sỏi thận ở nam

Thứ sáu - 09/07/2021 21:18

Một bệnh viện tại Phú Thọ đã gắp ra hơn 100 viên sỏi trong thận phải của một bệnh nhân 62 tuổi. Còn tại TP.HCM các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi lấy sỏi san hô, kích thước 74 x 48 mm, to như củ gừng, chiếm hết toàn bộ thận và các đài thận trái cho một bệnh nhân 59 tuổi. Một trường hợp khác, tại Hải Phòng, các bác sĩ cũng đã lấy ra thành công khối sỏi thận phái có kích thước 6cmx9cm cho một nam bệnh nhân.

Trao đổi với BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích BVQT Minh Anh, bác sĩ cho biết các trường hợp này nếu không được điều trị lấy sỏi ra thì nguy cơ mất chức năng thận, đôi khi nhiễm trùng nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng.

BSCK2 Nguyễn Thị Ngọc Bích - BVQT Minh Anh

Sỏi thận, hẳn ai quan tâm đến sức khỏe cũng đều biết tới, tuy nhiên với những trường hợp hàng trăm viên sỏi, hoặc sỏi “ khủng”  như các trường hợp trên chắc ít ai nghĩ. Nhưng đó là một thực tế, đó là điều có thể xãy ra với quả thận chúng ta.

Thưa bác sĩ, khi gọi là “ sỏi” chúng ta có thể hình dung được tính chất khối và cứng của nó. Từ thận, nó có thể theo nước tiểu qua niệu quản, xuống bàng quang, niệu đạo và có thể mắc kẹt ở đâu đó…

BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích: Vâng, chính vì vậy mà bệnh nhân có sỏi thận thường đau đớn khi gặp phải các trường hợp sỏi lớn di chuyển từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang, gây tổn thương đường tiết niệu, thậm chí làm tắc đường dẫn nước tiểu để lại những hậu quả phức tạp.

Như trong hình minh họa đây, chúng ta thấy các viên sỏi nằm trong bể thận và có viên đang kẹt ở niệu quản.
các viên sỏi nằm trong thận 

Và sỏi thận không trơn tru như tưởng tượng, có khi không đơn lẽ từng viên một mà kết dính thành từng khối không xác định.

 

BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích: Sỏi thận gồm có nhiều loại

  • Sỏi canxi: Là loại phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới trong độ tuổi 20 - 30 tuổi và có khả năng tái phát cao. Canxi có thể kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat để tạo thành những tinh thể muối lắng cặn tạo thành sỏi. Trong đó muối canxi oxalat là phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa oxalat.
  • Sỏi acid uric: Hình thành bởi sự rối loạn chuyển hóa acid uric. Loại này thường liên quan đến bệnh gout, vì thế xuất hiện chủ yếu ở nam giới.
  • Sỏi cystin: Gặp ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn cystin di truyền. Loại này tương đối ít gặp.
  • Sỏi struvite: Thường gặp ở phụ nữ, là kết quả của sự nhiễm khuẩn lâu dài đường tiết niệu. Sỏi struvite phát triển nhanh chóng và dễ gây tắc đường tiết niệu.
  • Sỏi phosphat: Loại sỏi này có kích thước lớn, hình san hô, hậu quả của nhiễm khuẩn proteus tiết niệu.
 
Các loại sỏi thận
Theo nhiều nhận định, thì sỏi thận là một bệnh lý khá phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới như nước ta đây. Có lẽ do khí hậu khiến cơ thể mất nước nhiều và mau?

BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích: Có thể vậy, vì một trong những nguyên nhân gây sỏi thận là do uống ít nước. Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đủ sẽ ảnh hưởng đến tuần hoàn thận. Chức năng lọc giảm, nước tiểu đặc với nồng độ các ion và muối khoáng cao, dễ kết tinh tạo sỏi.

Ngoài ra, một số yếu tố sau đây cũng thúc đẩy hình thành sỏi trong thận:

+Ăn uống không phù hợp: Thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận.

+Nhịn tiểu: Nhịn tiểu làm nước tiểu tích tụ đầy bàng quang, bể thận kéo theo tích tụ các chất khoáng. Khi đủ lớn chúng sẽ hình thành sỏi trong thận.

+Mắc các dị tật đường tiết niệu bẩm sinh làm cản trở sự bài tiết nước tiểu, cơ chế tương tự như nhịn tiểu.

+Nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu 
+Thuốc: Một số thuốc có khả năng hình thành sỏi trong thận, đường tiết niệu, đặc biệt với việc lạm dụng kháng sinh thời gian dài.


Để hình thành sỏi trong thận, bệnh phải có thời gian dài tiến triển. Bệnh chỉ có triệu chứng khi sỏi có kích thước đủ lớn để gây nên các vấn đề cho người bệnh?  

BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích: Vâng, thường thì người ta biết mình có sỏi trong thận qua siêu âm xét nghiệm định kỳ. Ở Giai đoạn này sỏi còn nhỏ, chỉ cần điều trị nội khoa và uống nhiều nước. Thuốc làm tăng khả năng bào mòn sỏi. Uống nước nhiều giúp tăng lượng nước tiểu qua thận để giúp đưa sỏi ra ngoài dễ dàng.


Còn nếu để lâu quá, khi sỏi tích tụ thời gian dài hình thành kích thước lớn. Khi đó chúng sẽ gây ra các triệu chứng như sau:
  • Cơn đau quặn thận xuất phát từ lưng, vùng hông lưng sau đó lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới. Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng trên.
  • Tiểu khó, tiểu buốt. Trong khi đi tiểu, theo dòng nước tiểu, sỏi thận di chuyển theo có thể  gây đau buốt cho người bệnh.
  • Tiểu ra máu: là dấu hiệu của tổn thương đường tiết niệu. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận.
  • Tiểu dắt, tiểu són: thường gặp khi sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm tắc đường dẫn nước tiểu. Bệnh nhân thường đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra cơn đau quặn thận.
  • Buồn nôn, nôn: do ảnh hưởng của sỏi đến thần kinh vùng bụng, tác động đến hệ tiêu hóa.
  • Sốt, ớn lạnh: Là dấu hiệu của trường hợp sỏi thận gây tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu,  làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ngược dòng.

Việc phát hiện sỏi có lẽ không phải là vấn đề nữa, vì  khám sức khỏe định kỳ hiện nay rất phổ biến, đặc biệt là người lao động tại các công ty, xí nghiệp. Siêu âm vùng bụng là một xét nghiệm thường quy sẽ giúp người ta phát hiện mình có sỏi hay không. Với trường hợp có sỏi, khi sỏi còn nhỏ, bệnh nhân chỉ cần được điều trị nội khoa, dùng các thuốc làm tăng cường bài tiết sỏi ra ngoài một cách tự nhiên. Phương pháp này khá an toàn và hiệu quả cao. Nhưng với các sỏi thận kích thước lớn và nhiều,  điều trị phải chấp nhận đến các can thiệp cao hơn, phức tạp hơn.
 

Tán sỏi ngoài cơ thể - một điều trị trong bệnh lý sỏi thận

BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích: Cách đây vài chục năm việc điều trị sỏi thận phải dùng biện pháp mổ hở khá nặng nề. Bây giờ thì việc điều trị  đã có rất nhiều phương pháp hiện đại được sử dụng, ưu tiên là các phẫu thuật ít xâm lấn như: Tán sỏi ngoài cơ thể, Tán sỏi thận qua da, Tán sỏi thận qua nội soi niệu quản v.v... đã giúp việc điều trị nhẹ nhàng hơn. Tất nhiên điều trị sớm bằng nội khoa, sỏi theo đường tự nhiên ra ngoài là nhẹ nhàng nhất.


Sau khi sỏi thận được đưa ra ngoài ( dù bằng hình thức nào ), người ta có thể yên tâm “kê cao gối ngủ kỹ”?
 

BSCK 2 Nguyễn Thị Ngọc Bích: Có thể vậy, với điều kiện bệnh nhân sau điều trị cần thay đổi được các yếu tố gây nên sự hình thành sỏi thận, thí dụ như uống ít nước, hay nhịn tiểu, ăn mặn, nhiều chất béo v.v… như tôi đã đề cập ở trên. Vì người có tiền sử sỏi niệu trong gia đình hoặc trong bệnh sử đã có nhiều hơn một sỏi, sẽ có nhiều khả năng hình thành thêm sỏi về sau.
Với người bình thường, lời khuyên đã là ít nhất một năm cũng nên đi siêu âm tổng quát một lần, thì với những người đã từng bị sỏi thận  nên 6 tháng đến một năm bắt buộc kiểm tra siêu âm bụng một lần.

 
Xin cám ơn BCCK2 Nguyễn Thị Ngọc Bích đã có buổi trao đổi hết sức lý thú này. Hẹn gặp lại bác sĩ trong các đề tài sau.
 

Dấu hiệu điển hình của sỏi thận là các cơn đau thế nhưng bạn cũng có thể nhầm với các cơn đau đường tiêu hóa như tắc ruột, ruột thừa,.. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn lý giải bị sỏi thận đau ở đâu hay biểu hiện đau sỏi thận cụ thể để các bạn nắm được. Đồng thời biết cách xử lý triệt để các cơn đau.

Bị sỏi thận đau ở đâu?

Bạn thấy các cơn đau sỏi thận xuất hiện ở trong thận, kích thích đường tiết niệu khiến đường tiết niệu bị tắc hay co thắt. Nhiều trường hợp vì sỏi thận rắn và có nhiều góc cạnh, cọ xát gây tổn thương niêm mạc niệu quản, bàng quang gây ra các cơn đau.

Biểu hiện đau sỏi thận điển hình nhất là đau quặn thận.

Cơn đau này bắt đầu từ thắt lưng, hạ sườn rồi lan xuống đùi, hố chậu hay thậm chí cả cơ quan sinh dục. Cơn đau dữ dội khiến người bệnh khó chịu và cần nằm nghỉ ngơi. Đau sỏi thận thường kéo dài khoảng từ 20 tới 60 phút rồi lắng xuống hoặc tái phát liền sau đó.

Nếu bị sỏi ở niệu quản hay bể thận bạn có thể thấy cơn đau lâm râm, âm ỉ tại hông, thắt lưng. Khi sỏi thận rơi xuống cổ bàng quang hay kẹt tại niệu đạo người bệnh có thể thấy đau và bí tiểu.

Nếu bạn đang ngồi lâu, đột ngột thay đổi tư thế mà bị đau có thể bạn đang gặp biểu hiện đau sỏi thận. Nguyên nhân là do sỏi phát triển thành các viên to, áp lực lên mô quanh thận.

Các cơn đau sỏi quặn thắt dù nằm ngang hay nằm ngửa vẫn đau, đi kèm là biểu hiện ớn lạnh, sốt khi xuất hiện chứng tỏ bạn đang bị nhiễm trùng tiết niệu rồi.

>>> Đọc thêm: Đau sỏi thận bên trái – Dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị

Biểu hiện đau sỏi thận là gì?

Để nhận biết rõ hơn bạn có phải đang bị đau sỏi thận không bạn cần chú ý thêm các dấu hiệu sau đây:

Tiểu đau, tiểu khó

Bệnh nhân đi tiểu khó do viên sỏi gây tắc một bên thận, nguy hiểm hơn bạn cũng có thể bị vô niệu tức là không đi tiểu được. Nếu gặp phải hiện tượng này bạn nên đến ngay bệnh viện để được can thiệp xử lý kịp thời; tránh trường hợp suy thận cấp hay vỡ thận xảy đến.

Nước tiểu có máu

Đau sỏi thận kèm hiện tượng nước tiểu có máu có thể là vì sỏi gây tổn thương niêm mạc. Nếu thấy nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu bạn có thể tới bệnh viện để được khám, điều trị kịp thời.

Nước tiểu có mùi hôi

Sỏi thận có thể gây viêm đường tiết niệu, chính vì thế nước tiểu sẽ có mùi khó chịu hay mùi hôi.

Nôn hoặc buồn nôn

Sỏi thận khi phát triển gây tắc nghẽn niệu quản không cho nước tiểu di chuyển ra ngoài. Khi ấy sẽ kích thích dây thần kinh trong dạ dày, ruột co thắt khiến bạn khó chịu, buồn nôn.

Các vị trí đau của bệnh sỏi thận

Tiểu rắt, tiểu buốt

Sỏi thận có thể cọ xát gây viêm nhiễm, nóng rát lúc đi tiểu khiến bạn bị những cơn đau buốt hành hạ.

>>> Đọc thêm: Dấu hiệu sỏi thận rơi xuống bàng quang và các biến chứng nguy hiểm

Điều trị đau sỏi thận như thế nào?

Khi sỏi nhỏ, đường bài tiết thông thoáng có thể đẩy sỏi ra ngoài bằng đường tiểu. Các bác sĩ sẽ kê thuốc cho bạn, điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, uống nhiều nước.

Thế nhưng khi vị trí đau sỏi thận lan ra và xuất hiện các dấu hiệu đi kèm như trên đây tức là sỏi lớn và gây ra các biến chứng nguy hiểm, khó có thể đẩy sỏi ra ngoài bằng đường tự nhiên. Cách xử lý duy nhất là bạn đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các cơn đau thường đột ngột, đau quặn thắt

Nhiều người khi bị đau sỏi thận muốn nhanh thoát cơn đau, ngại tới bệnh viện nên chọn cách uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Hoặc làm theo các bài thuốc truyền miệng sớm uống chiều khỏi, không những không khỏi được mà còn suy thận hay thận bị hỏng hoàn toàn. Chính vì thế bạn không nên tự ý dùng thuốc mà đến các cơ sở y tế uy tín như bệnh viện đa khoa Hà Nội để chữa sỏi.

Ưu điểm của phương pháp tán sỏi

Bạn cũng có thể xử lý dứt điểm các cơn đau sỏi thận bằng kỹ thuật tán sỏi nội soi hay tán sỏi qua da. Các phương pháp này đều ít xâm lấn, bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Thay vì phải phẫu thuật mở, chịu nhiều tổn thương với cơ thể bệnh  nhân có thể lựa chọn các phương pháp tán sỏi sau đây:

  • Tán sỏi qua da: ít xâm lấn, vết trích chỉ nhỏ như đầu bút bi để đưa ống nội soi tới vị trí có sỏi, tán sạch sỏi thận lớn hơn 2cm.
  • Tán sỏi nội soi ngược dòng: phương pháp này tán sỏi qua đường tiểu tự nhiên của cơ thể do đó không có vết mổ, không đau, bệnh nhân có thể ra viện sau 24h điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội tự hào là đơn vị làm chủ các phương pháp tán sỏi công nghệ cao an toàn, hiệu quả nhờ máy móc hiện đại. Với đội ngũ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm ở lĩnh vực ngoại tiết niệu. Đến với bệnh viện bạn không những được điều trị đúng phương pháp, đúng bệnh xử lý sạch sỏi mà còn không đau, không lo biến chứng sau này.

Ngay khi thấy các biểu hiện đau sỏi thận hay các dấu hiệu bất thường hoặc bị sỏi thận đau ở đâu? nghi mắc sỏi thận bạn có thể liên hệ ngay tới số hotline 1900 234529 để được tư vấn cụ thể. Hoặc tới địa chỉ 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội bệnh viện tại để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị sỏi thận.

Video liên quan

Chủ đề