Dấu hiệu bị tiểu đường ở tuổi dậy thì

Trẻ đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, thị lực yếu là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường tuýp một còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, là bệnh mạn tính xuất hiện ở mọi lứa tuổi của trẻ em. Đây là bệnh tự miễn dịch phá hủy các tế bào của tuyến tụy, khiến tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin. Khi tuyến tụy không thể sản xuất và giải phóng đủ insulin nhưng lượng đường trong máu vẫn tăng cao mạn tính, gây ra nhiều vấn đề.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và can thiệp sớm cho trẻ, phụ huynh có thể để ý những dấu hiệu cảnh báo liên quan đến sự thay đổi lượng đường trong máu.

Đi tiểu thường xuyên

Khi lượng đường trong máu cao, thận sẽ cố gắng khôi phục lại sự cân bằng bằng cách bài tiết lượng đường dư thừa qua nước tiểu (glucosuria), khiến cơ thể thải ra một lượng lớn nước dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên. Đối với trẻ em mặc tã, cha mẹ có thể quan sát thấy tã bị thấm nước nhiều hơn bình thường.

Khát cực độ

Trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp một có nhu cầu đi tiểu nhiều dẫn đến mất nước nhiều hơn. Đi tiểu nhiều ở trẻ gây mất cân bằng chất lỏng và mất nước nên dù trẻ có uống một lượng lớn nước hoặc các chất lỏng khác, trẻ vẫn có cảm giác khát cực độ khó làm dịu.

Thèm ăn là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường tuýp 1 ở trẻ. Ảnh: Freepik

Tăng cảm giác thèm ăn khi giảm cân

Cơ thể dựa vào insulin để vận chuyển đường vào các tế bào, từ đó các tế bào sử dụng đường làm năng lượng. Nếu không có đủ lượng insulin các mô của cơ thể rơi vào tình trạng thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động, từ đó tăng cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy đói.

Đối với những trẻ nhỏ khoảng 1-3 tuổi, khi đói trẻ không biết thể hiện qua lời nói nhưng chúng có thể thể hiện cơn đói của mình bằng cách cáu kỉnh, quấy khóc và rên rỉ. Trẻ cũng có thể ăn những phần thức ăn trung bình hoặc lớn hơn mức bình thường nhưng lại giảm cân thay vì tăng cân.

Mệt mỏi, uể oải

Do các tế bào của cơ thể không được cung cấp đầy đủ lượng đường để chuyển thành năng lượng nên trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Các dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ nhỏ bao gồm ngủ nhiều, buồn ngủ, thờ ơ hoặc thiếu năng lượng.

Thay đổi tầm nhìn đột ngột

Trẻ mắc bệnh tiểu đường thường bị thay đổi thị lực, nhìn kém thậm chí mờ do lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương các mạch máu, bao gồm cả những mạch máu cung cấp máu cho võng mạc của mắt.

Mặc dù trẻ nhỏ không thể nói rằng chúng không thể nhìn rõ hoặc mọi thứ đang bị mờ nhưng trẻ thường biểu hiện qua hành đồng đưa các vật gần với mắt hơn mức cần thiết, ngồi gần tivi hoặc không phản ứng với các chuyển động ở khoảng cách xa.

Nhiễm trùng nấm men

Khi bị tiểu đường tuýp 1 lượng đường trong máu tăng cao tạo môi trường lý tưởng cho nấm Candida phát triển ở những vùng ẩm ướt trên cơ thể. Đi tiểu nhiều và mặc tã ướt trong thời gian dài cũng khiến trẻ có nguy cơ bị hăm tã do nhiễm trùng nấm men từ bệnh tiểu đường tuýp 1.

Hơi thở mùi trái cây

Khi cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng hiệu quả buộc các bộ phận phải đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Khi chất béo bị phân hủy, sản phẩm phụ được gọi là xeton được tạo ra. Xeton tích tụ trong máu và được sử dụng như một nguồn năng lượng thay thế. Xeton can thiệp vào sự cân bằng độ pH của cơ thể (sự cân bằng của axit và kiềm) dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa khiến cơ thể có hơi thở mùi trái cây.

Hành vi bất thường

Sự phát triển của nhiễm toan chuyển hóa cộng với sự cân bằng pH bị phá vỡ trong cơ thể có thể gây ra các hành vi bất thường ở trẻ. Trẻ có thể mất phương hướng, hôn mê hoặc gia tăng cáu kỉnh, ủ rũ, bồn chồn, quấy khóc và nóng nảy.

Chữa lành vết thương kém

Việc vận chuyển các axit amin một thành phần cấu tạo của protein vào tế bào cần có insulin. Vì những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 không có đủ insulin khiến quá trình phân hủy protein tăng cao. Sự phá vỡ các protein trong cơ thể làm giảm khả năng chữa lành và phục hồi các tế bào bị tổn thương của cơ thể. Do đó, trẻ em mắc bệnh tiểu đường loại 1 có tốc độ chữa lành chậm hơn, vết thương do va chạm dễ bị bầm tím và mất nhiều thời gian hơn để phục hồi.

Các vấn đề về hô hấp

Nhiễm toan chuyển hóa phá vỡ cân bằng pH tự nhiên của cơ thể vì xeton có thể làm cho máu có tính axit (pH thấp hơn). Để khôi phục độ pH về mức bình thường, cơ thể phản ứng bằng cách tăng nhịp thở giúp nâng cao độ pH của máu bằng cách tăng nồng độ oxy nhưng việc này làm giảm lượng carbon dioxide. Kết quả khiến trẻ phải thở gắng sức và thở nhanh.

Theo các chuyên gia, nếu trẻ có những dấu bất thường như sụt cân, mệt mỏi, khát và đói nhiều hơn, vết thương chậm lành... phụ huynh nên cho con làm các xét nghiệm về tiểu đường.

Anh Chi
(Theo VeryWellHealth)

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở nam cao hơn nữ. Thống kê cho thấy 2,4% nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 44 mắc bệnh tiểu đường so với chỉ 1,2% ở phụ nữ cùng lứa tuổi.

Hầu hết các triệu chứng bệnh tiểu đường là giống nhau ở nam và nữ

Tuy nhiên, nữ giới thường phát hiện bệnh sớm hơn nam giới và nữ giới cũng có nguy cơ bị các biến chứng nặng hơn nam giới.

Có đến 2/3 các trường hợp tiểu đường loại 2 ở các bé gái được phát hiện. Có thể do những thay đổi của tuổi dậy thì xảy ra sớm hơn ở các bé gái so với bé trai.

Biết các dấu hiệu cảnh báo và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng vì bệnh có thể không được phát hiện suốt 10 năm hoặc hơn nữa.

Vì lý do này, cho đến khi được phát hiện, hơn một nửa bệnh nhân tiểu đường đã bị biến chứng.

Vậy, những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường là gì và chúng có khác nhau ở nam và nữ không?

Sau đây là những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường ở nam và nữ, theo nhật báo Express (Anh).

Các triệu chứng chung của bệnh tiểu đường

Hầu hết các triệu chứng bệnh tiểu đường là giống nhau ở nam và nữ. Các triệu chứng chung là:

Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm

Luôn cảm thấy khát nước

Cảm thấy rất mệt mỏi

Sụt cân

Ngứa vùng kín

Liên tục bị loét miệng

Vết thương lâu lành

Mờ mắt

Cả nam và nữ đều có thể gặp phải các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như cắt cụt chi, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc, bệnh tim mạch và bệnh thận nếu không kiểm soát bệnh, theo Express.

Gần một nửa nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng cương

Các triệu chứng bệnh tiểu đường nói chung giống nhau ở nam và nữ, nhưng có một số khác biệt khi khởi phát bệnh và khi bệnh tiến triển.

Phụ nữ cũng có một số triệu chứng sớm như nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu

Theo trang web y tế News-Medical Net, nam giới có thêm triệu chứng mất khối lượng cơ và bị nhiễm nấm ở vùng kín.

Cần lưu ý rằng có đến gần một nửa (45%) nam giới mắc bệnh tiểu đường cũng bị rối loạn chức năng cương do tổn thương thần kinh, tổn thương cơ và mạch máu, theo Express.

Và cả nam giới không thừa cân vẫn bị tiểu đường, gây rối loạn chức năng cương và giảm khối lượng cơ, có thể do suy giảm mức hóc môn nam testosterone.

News-Medical Net cho biết phụ nữ dễ bị biến chứng bệnh tim, bệnh thận và trầm cảm hơn nhiều so với nam giới, khiến phụ nữ dễ nguy hiểm đến tính mạng hơn.

Phụ nữ cũng có một số triệu chứng sớm như nhiễm trùng nấm men sinh dục, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm nấm ở miệng. Một số phụ nữ bị rối loạn chức năng “yêu”.

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với nam giới và có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng đe dọa tính mạng hơn, theo Express.

Tin liên quan

Đái tháo đường tưởng chừng là căn bệnh chỉ xảy ra với người lớn, tuy nhiên, rất nhiều trẻ nhỏ cũng phải đối mặt với tình trạng này. Bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu, mọi người hãy theo dõi bài viết để tìm lời giải đáp nhé!

1. Tình trạng bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ

Tiểu đường được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm và đe dọa tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Tỷ lệ người tử vong vì bệnh tiểu đường chỉ thấp hơn so với ung thư và các vấn đề tim mạch. Chúng ta thường cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở người trưởng thành, trên thực tế trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị đái tháo đường.

Rất nhiều trẻ nhỏ mắc bệnh đái tháo đường

Các số liệu thống kê cho biết có khoảng 10 - 15% trẻ nhỏ đang đối mặt với bệnh đái tháo đường, đa số là bệnh nhân thuộc type 1 và type 2. Độ tuổi mắc bệnh cao nhất đó là các em bé từ 5 - 7 tuổi và những bạn bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Đây là tình trạng đáng báo động, là dấu hiệu cho biết người mắc đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa.

Để chủ động phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các bậc phụ huynh nên nắm được nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu? Nếu chế độ dinh dưỡng của bé không được chú trọng thì khả năng bé mắc bệnh là rất cao.

2. Giải đáp thắc mắc: nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu?

Mọi người thường thắc mắc không biết tại sao trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Có thể nói hiện tượng trẻ bị tiểu đường không còn quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay, bệnh có thể phát triển theo nhiều lý do khác nhau. Trong quá trình chăm sóc con cái, các bậc phụ huynh nên chú ý và xây dựng cho con những thói quen lành mạnh để hạn chế nguy cơ bị đái tháo đường.

Nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu?

2.1. Do di truyền hoặc do người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ, các bác sĩ cho biết có đến 10 - 20% trẻ mắc bệnh do di truyền từ cha, mẹ. Các yếu tố di truyền này khiến insulin không sản xuất đủ để cung cấp cho cơ thể. Hậu quả lượng đường trong máu của em bé rơi vào trạng thái mất cân bằng và mắc bệnh tiểu đường.

Không những vậy, nhiều trẻ mắc bệnh ngay từ khi chào đời do ảnh hưởng của người mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Trên thực tế, hiện tượng tiểu đường thai kỳ là vấn đề thường gặp ở người phụ nữ mang thai, nếu kịp thời phát hiện và điều trị, sức khỏe của em bé sẽ không bị ảnh hưởng. Đó là lý do vì sao mẹ bầu nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và điều trị sớm các vấn đề sức khỏe trong giai đoạn mang thai.

2.2. Do chế độ dinh dưỡng chưa khoa học

Nếu bạn đang băn khoăn nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu thì chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là một lý do thường gặp. Ngày nay, trẻ nhỏ không mấy hứng thú với các thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng. Thay vào đó, bé thích ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán hoặc món ăn đóng hộp tiện lợi. Thực tế những món ăn này vừa không đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, vừa ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Thói quen ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân khiến trẻ bị tiểu đường

Nếu cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, dầu mỡ thì lượng insulin sẽ tăng cao và dẫn tới sự phát triển của bệnh đái tháo đường ở trẻ.

2.3. Do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh

Thói quen sinh hoạt không điều độ, lành mạnh cũng là tác nhân khiến trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ sớm. Điều này thường xảy ra ở trẻ nhỏ thừa cân, béo phì, bé không thích vận động và thường ngồi yên một chỗ. Về lâu về dài, năng lượng sẽ tích tụ quá nhiều trong cơ thể dưới dạng mỡ là tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

3. Dấu hiệu phát hiện bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ

Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu, các bậc phụ huynh nên nắm được một số triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Việc theo dõi, phát hiện kịp thời bệnh đái tháo đường là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa nguy cơ gặp biến chứng ở trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh, em bé thường xuyên cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều hơn so với bình thường. Hiện tượng này xảy ra do lượng đường huyết tăng quá cao, chất lỏng dồn vào mô và gây cảm giác khát nước liên tục. Tuy là triệu chứng nhỏ nhưng cha mẹ nên để ý và theo dõi cẩn thận nhé!

Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi, dễ cáu giận

Các triệu chứng không thể bỏ qua của bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ đó là hay cảm thấy đói, sụt cân đột ngột. Trẻ cảm thấy đói vì cơ thể cạn năng lượng do không có được cung cấp đủ lượng insulin cần thiết. Mặc dù vậy, bệnh nhân vẫn phải đối mặt với tình trạng sụt cân không rõ lý do. Nếu phát hiện dấu hiệu này, cha mẹ hãy chủ động cho con đi kiểm tra sức khỏe sớm.

Ngoài ra, chúng ta có thể phát hiện bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ dựa vào triệu chứng suy giảm thị lực, hay cáu gắt, khó chịu và mệt mỏi trong người.

4. Chăm sóc sức khỏe cho trẻ mắc bệnh tiểu đường

Bên cạnh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, để cải thiện sức khỏe, cha mẹ nên xây dựng cho con thói quen sinh hoạt điều độ cùng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất.

Đầu tiên, cha mẹ có thể khuyến khích bé dành thời gian tham gia các trò chơi vận động, đi tập thể thao cùng con. Một số môn thể thao được gợi ý đó là chạy bộ, đánh cầu lông, tập chạy nhẹ nhàng,… Đồng thời, bé nên tăng cường ăn các món giàu vitamin, chất xơ thay vì dùng quá nhiều đồ ăn vặt, bánh kẹo ngọt. Những món ăn này không tốt cho sức khỏe và là tác nhân khiến đường huyết tăng cao.

Cha mẹ nên dành thời gian cùng trẻ tập thể dục

Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu, phụ huynh sẽ biết được việc điều trị bệnh không phải ngày một, ngày hai. Cả cha mẹ và bé cần kiên trì chữa trị theo chỉ định của bác sĩ trong một khoảng thời gian nhất định.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc: nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu? Số lượng trẻ mắc bệnh đái tháo đường đang có xu hướng tăng, chính vì thế cha mẹ càng phải quan tâm và chăm sóc con cẩn thận hơn.

Video liên quan

Chủ đề