Đặt một câu ghép và xác định cách nối giữa các vế trong câu ghép đô

Bài tập Tiếng Việt lớp 5

Mời quý thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo tài liệu Bài tập xác định câu đơn và câu ghép được Download.vn đăng tải trong bài viết dưới đây.

Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm các dạng bài tập xác định câu có kèm theo lời giải giúp các em học sinh nắm vững kiến thức để đạt được kết quả cao trong các kì thi sắp tới. Ngoài ra bạn đọc tham khảo thêm tài liệu bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bài tập về câu đơn và câu ghép

I. Lý thuyết

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, câu có thể chia ra thành câu đơn và câu ghép.

1. Câu đơn: Xét về cấu tạo chỉ gồm một nòng cốt câu (bao gồm 2 bộ phận chính là CN và VN).

2. Câu ghép: Là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ CN, VN \) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.

Có 2 cách nối các vế câu trong câu ghép:

- Cách 1: Nối bằng các từ có tác dụng nối.

- Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

3. Tìm hiểu thêm về câu đơn:

Câu đơn có thể chia thành 3 loại: câu đơn bình thường, câu đơn đặc biệt và câu rút gọn.

- Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.

- Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại. Song khi cần thiết, ta có thể hoàn thiện lại các bộ phận đã bị lược bỏ).

Ví dụ:

+ Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động?

+ Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động)

- Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì. Khác với câu rút gọn, người ta không thể xác định được bộ phận làm nòng cốt của câu đặc biệt là CN hay VN. Câu đặc biệt dùng để biểu lộ cảm xúc hoặc nêu nhận xét về một sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

+ Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi)

+ Ôi! Vui quá! (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ)

+ Ngày 8.3.1989. Hôm nay mẹ rất vui. (xác định thời gian)

+ Mưa. (xác định cảnh tượng)

+ Hà Nội. (xác định nơi chốn)

+ Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.(liệt kê sự vật, hiện tượng)

Lưu ý: Câu đặc biệt khác với câu đảo CN - VN: Câu đặc biệt thường chỉ sự tồn tại, xuất hiện. Còn câu đảo C - V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh. Ví dụ:

+ Trên trời, có đám mây xanh. (Câu đặc biệt)

+ Đẹp vô cùng tổ quốc của chúng ta. (Câu đảo CN - VN)

+ Mưa! Mưa! (Câu đặc biệt)

+ (Hôm nay trời thế nào?) + Mưa. (Câu rút gọn)

(Chú ý: Dạng câu rút gọn và câu đặc biệt không đưa vào chương trình tiểu học)

II. Bài tập thực hành

Bài 1:

Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

Bài 2:

Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: Câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

Bài 3:

Có thể tách các vế trong câu ghép tìm được ở BT2 thành các câu đơn được không, vì sao?

Bài 4:

Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành các câu ghép sau:

a) Nó nói và ...

b) Nó nói rồi...

c) Nó nói còn...

d) Nó nói nhưng ...

Bài 5:

Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau :

a) Lan học bài, còn ...

b) Nếu trời mưa to thì....

c) ........, còn bố em là bộ đội.

d) ........nhưng Lan vẫn đến lớp.

Bài 6:

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép:

a) Em được mọi người yêu mến vì em chăm ngoan học giỏi.

b) Vì em chăm ngoan học giỏi, em được mọi người yêu mến.

c) Em muốn được mọi người yêu mến nên em chăm ngoan học giỏi.

d) Nhờ em chăm ngoan học giỏi mà em được mọi người yêu mến.

Bài 7:

Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng:

a) Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

b) Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

c) Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

Bài 8:

Xác định TN, CN, VN của những câu văn sau:

a) Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.

b) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

Bài 9:

Tìm trạng ngữ, CN và VN của những câu văn trong đoạn văn sau:

a) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu, lá bàng ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông, cây bàng trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu in trên nền trời xám đục.

b) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột, những chùm thảo quả đỏ chon chót bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.

III. Gợi ý đáp án

Bài 1:

Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo. Mặt ao / sóng sánh, một mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.

- Câu 1, 3: Câu ghép

- Câu 2: Câu đơn

- Lưu ý: Vế 2 của câu 3 là một dạng trung gian giữa câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt

Bài 2:

a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng / về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư từ, tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển.

b) Lương Ngọc Quyến / hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông / còn sáng mãi.

c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra / hót râm ran.

d) Mưa / rào rào trên sân gạch, mưa / đồm độp trên phên nứa.

- Câu ghép: b) và d)

Bài 3:

Không tách được, vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau.

Bài 4 và 5: học sinh tự làm.

Bài 6:

Đều là câu ghép.

Bài 7:

a) Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. (Câu đơn)

b) Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. (Câu ghép)

c) Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. (Câu ghép)

Bài 8:

a) Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh / lặng lẽ trôi.

b) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng /mái đình, mái chùa cổ kính.

Lưu ý: Câu b) là câu đảo C -V

Bài 9:

a) Mùa xuân,// lá bàng mới nảy / trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè,// lá / lên thật dày, ánh sáng xuyên qua / chỉ còn là màu ngọc bích. Sang cuối thu,// lá bàng / ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Qua mùa đông,// cây bàng / trụi hết lá, những chiếc cành khẳng khiu / in trên nền trời xám đục.

b) Sự sống / cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả / nảy dưới gốc cây kín đáo và lăng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông,// những chùm hoa khép miệng / bắt đầu kết trái. Dưới tầng đáy rừng, tựa như đột ngột,// những chùm thảo quả đỏ chon chót / bỗng rực lên, bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng

Cập nhật: 12/08/2020

Câu ghép là những câu có hai chủ ngữ-vị ngữ trở lên. Hay nói cách khác, câu ghép là những câu có từ hai mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề bao gồm một chủ ngữ, một vị ngữ.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

Trời/ càng về đêm/, không gian/ càng tĩnh mịch.

CN VN CN VN

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

2. Phân loại câu ghép

2.1. Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính phụ thường được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính phụ thường bao hàm các ý như chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích, điều kiện,…

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Vì Quân học hành chăm chỉ nên cậu ấy giành giải Nhất trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố

=> Cấu trúc: từ nối-mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

  • Anh ấy giàu lên nhanh chóng vì tìm được hướng đi đúng cho công việc kinh doanh của mình.

=> Cấu trúc: Mệnh đề-từ nối-mệnh đề.

  • Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.

Cấu trúc: Chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ.

2.2. Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là những câu ghép có các mệnh đề độc lập về nghĩa, có ý nghĩa,vai trò ngang nhau trong câu. Câu ghép đẳng lập thường dùng để diễn tả mối quan hệ liệt kê, lựa chọn hoặc tương đồng.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-vị ngữ.

  • Mẹ tôi đang nấu ăn, em trai thì học bài còn bố tôi đi làm chưa về.

=> Cấu trúc: Chủ ngữ-vị ngữ, chủ ngữ-phó từ-vị ngữ, phó từ-chủ ngữ-vị ngữ.

2.3. Câu ghép hỗn hợp

Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập tạo thành.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Anh ấy đi nước ngoài du học, cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai.

=> Trong đó 2 mệnh đề trong câu ghép đẳng lập là “Anh ấy đi nước ngoài du học” và “cả nhà ai cũng vui vì đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển tương lai”. => Hai mệnh đề trong câu ghép chính phụ là “ cả nhà ai cũng vui”, từ nối “vì” và mệnh đề 2 là “đây là cơ hội tốt để anh ấy phát triển.”

3. Cách nối các về câu trong câu ghép

3.1. Cách nối trực tiếp

Cách nối trực tiếp trong câu ghép là cách nối không sử dụng từ nối hay các cặp từ hô ứng.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Trời tối, các cô bác đang dọn hàng để về.

  • Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.

3.2. Cách nối bằng cặp từ hô ứng

Các mệnh đề trong câu ghép còn được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng ví dụ như “càng….càng”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”, “vừa…đã”, “chưa…đã”, “vừa…vừa”, “đâu….đấy”, “nào….ấy”, “ai….nấy”

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Bạn càng cố gắng, bạn càng có nhiều cơ hội để đến với thành công.

  • Bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu.

  • Trời vừa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.

Xem thêm: Mê mẩn với 11 quán cafe view đẹp Cầu Giấy, Hà Nội check-in không góc chết, đồ uống ngon

3.3. Cách nối bằng các quan hệ từ

Chúng ta còn sử dụng các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép. Một số quan hệ từ như “và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,…”, các cặp quan hệ từ như “vì….nên”, “nếu….thì”, “tuy….nhưng”, “chẳng những….mà còn”,….

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Quân muốn giúp đỡ Linh nhưng cô ấy từ chối.

  • Vì Nam dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.

  • Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.

  • Chẳng những tổ chức từ thiện quyên góp tiền, mà họ còn mang đến rất nhiều thực phẩm, quần áo, vật dụng cá nhân cho trẻ em nghèo trên vùng cao.

4. Mối quan hệ giữa các vế câu ghép

Câu ghép trong tiếng Việt thường chỉ ra một số mối quan hệ cụ thể trong các vế câu như quan hệ nguyên nhân-kết quả, quan hệ tương phản, quan hệ giả thiết-kết quả,…Cùng tìm hiểu về các mối quan hệ này.

4.1. Quan hệ nguyên nhân-kết quả

Câu ghép chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân-kết quả thường sử dụng các cặp quan hệ từ như “bởi vì…cho nên”, “vì…nên”, “do…nên”,

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Bởi vì Nam trốn học nên cô giáo đã gọi điện cho phụ huynh.

  • Do thời tiết xấu nên chúng tôi hoãn chuyển đi cắm trại ngoài trời.

  • Vì Linh luyện tập chăm chỉ nên cô ấy có được một thân hình chuẩn.

4.2. Quan hệ điều kiện-kết quả

Câu ghép thể hiện mối quan hệ điều kiện, kết quả diễn tả một hành động, sự việc chỉ có thể xảy ra khi có hành động, sự việc khác xảy ra. Một số cụm từ nối được dùng trong câu ghép chỉ quan hệ điều kiện-kết quả như “nếu…thì”, “hễ…giá”, “hễ như….thì”.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Nếu cô ấy không đến thì anh ấy cũng không rời đi.

  • Nếu trời mưa to thì chúng tôi sẽ ở trong nhà

  • Hễ mà cô ấy đến muộn thì chúng tôi sẽ bị muộn tàu.

4.3. Quan hệ tương phản

Câu ghép chỉ mối quan hệ tương phản có hai mệnh đề diễn tả ý nghĩa trái ngược nhau, thường sử dụng các mệnh đề quan hệ như “tuy…nhưng”. “mặc dù…nhưng”.

Ví dụ:

  • Tuy bị đau chân nhưng cô ấy vẫn đi học đầy đủ.

  • Mặc dù rất mệt nhưng cô ấy vẫn nấu ăn tối cho mọi người.

  • Tuy đã rất cố gắng nhưng cô ấy vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.

4.4. Quan hệ tăng tiến

Trong câu ghép chúng ta còn thấy được mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu thông qua các cặp quan hệ từ như “không những….mà còn”, “không chỉ…mà còn”,..

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Linh không chỉ biết chơi đàn mà cô ấy còn biết múa

  • Không những em gái tôi biết nấu ăn mà nó còn biết cách trang trí nhà cửa.

  • Không chỉ người Việt thích Phở mà người nước ngoài cũng thích nó.

4.5. Quan hệ mục đích

Quan hệ mục đích giữa các vế câu ghép thường được thể hiện bằng các quan hệ từ “để, thì…”.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • Chúng tôi mua rất nhiều thực phẩm để dự trữ cho những ngày mưa sắp tới.

  • Để có thể lọt vào vòng chung kết thì chúng tôi cần đánh bại đối thủ ở vòng này.

5. Phân biệt câu đơn, câu phức và câu ghép

Tham khảo thêm: Khám phá những công dụng tuyệt vời của lá tía tô với sức khỏe

Câu đơn là câu chỉ có một mệnh đề nòng cốt trong câu bao gồm hai bộ phận chính là chủ ngữ và vị ngữ.

Ví dụ: Tôi thích xem phim.

Câu phức là câu có từ hai cụm chủ-vị trở lên, trong đó có một cụm chủ-vị là nòng cốt, các cụm chủ-vị còn lại sẽ bổ sung ý nghĩa cho cụm chủ-vị nòng cốt đó.

Ví dụ: Ngày mai anh ấy cần làm những việc sau: lên kế hoạch cho dự án sắp tới, gặp gỡ đối tác, gọi điện cho khách hàng cũ.

Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ-vị khác nhau nhưng các mệnh đề đó không bao hàm nhau.

Ví dụ: Con mèo nghịch cuộn len trong nhà, chú chó đang chơi ngoài sân.

6. Câu ghép trong tiếng Anh

Câu ghép trong tiếng Anh cũng là những câu có hai cụm chủ-vị, hay còn gọi là hai mệnh đề độc lập.

Ví dụ:

  • My father is a doctor, my mother is a nurse. (Bố tôi là một bác sĩ, mẹ tôi là một y tá.)

  • He woke up late so he missed the train. (anh ấy thức dậy muộn nên anh ấy bị lỡ tàu)

Câu ghép trong tiếng Anh có thể được hình thành bằng cách sử dụng các liên từ nối như for, and, nor, but, or, yet, so.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • It’s rain, but he doesn’t bring the umbrella. (Trời mưa, nhưng anh ấy không mang theo ô)

  • He didn’t want to go to school, yet he went anyway. (Anh ấy không muốn đến trường, rồi anh ấy đã đi sau đó.)

Các mệnh đề trong câu ghép cùng được với nhau bằng các trạng từ nối như furthermore, however, otherwise,..

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • It’s raining, however they still go out. (Trời mưa, tuy nhiên họ vẫn ra ngoài)

Hai mệnh đề độc lập trong câu ghép còn được nối với nhau bằng dấu chấm phẩy.

Ví dụ:

Bạn đang xem: câu ghép

  • The sky is dark, the stars gone. (Bầu trời thì tối om, những vì sao đã biến mất.)

7. Bài tập về câu ghép trong tiếng Việt

Bài tập 1: Đặt câu sử dụng các cặp quan hệ từ sau:

1. Nếu…………..thì……

2. Mặc dù…………nhưng…….

3. Vì……..nên………..

4. Không những………mà còn……….

5. Tuy……..nhưng………

Đáp án:

1. Nếu tôi không làm bài tập về nhà thì tôi sẽ bị phạt bởi thầy cô giáo.

2. Mặc dù Linh còn ít tuổi nhưng cô ấy nói tiếng Anh rất tốt

3. Vì Nam lười biếng nên điểm kiểm tra cuối kỳ của anh ấy rất tốt.

4. Không những tôi phải nấu ăn mà tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa.

5. Tuy bố mẹ không đồng ý nhưng tôi vẫn muốn học nhảy.

Như vậy, trên đây là bài viết của sentayho.com.vn về câu ghép trong tiếng Việt. Hy vọng bạn đã hiểu được câu ghép là gì, các loại câu ghép và mối quan hệ giữa các mệnh đề trong câu ghép.

>> Tìm hiểu thêm:

Tham khảo thêm: 31 quán cà phê đẹp ở Sài Gòn "đi một lần post ảnh một tuần" – iVIVU.com

  • Từ láy là gì? Cách phân biệt từ láy và từ ghép
  • Thế nào là ẩn dụ và hoán dụ và cách phân biệt

Video liên quan

Chủ đề