Đất có rừng trồng sản xuất là gì

Trước nhu cầu sử dụng đất ở đặc biệt là đất ở tại nông thôn ngày càng tăng lên nhiều khách hàng không khỏi băn khoăn làm sao để chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất mình đang sử dụng sang đất thổ cư. Để có thể hiểu rõ trình tự chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất trong trường hợp trên mời quý khách hàng theo dõi bài viết chia sẻ dưới đây:

1. Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

2. Đất rừng sản xuất là gì? Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?
2.1. Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất thuộc loại đất nông nghiệp được quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013 là đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất lâm nghiệp.

Có 02 loại đất rừng sản xuất chủ yếu gồm:

Thứ nhất: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: Rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Thứ hai: Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.

2.2. Chuyển mục đích sử dụng đất là gì?

Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép hoặc việc đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép.

3. Đất rừng sản xuất có được chuyển mục đích sang đất thổ cư hay không? Điều kiện, thẩm quyền quyết định và quy trình thực hiện khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở.

Như đã phân tích ở trên, đất rừng sản xuất được xác định là một loại đất nông nghiệp quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013. Như vậy, đất rừng sản xuất hoàn toàn có thể được chuyển mục đích sử dụng sang đất thổ cư là một loại đất phi nông nghiệp bởi căn cứ theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 57 Luật đất đai 2013 thì chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp là một trường hợp được nhà nước cho phép thực hiện.

Tuy nhiên, để được chuyển mục đích từ đất rừng sản xuất sang đất thổ cư thì cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

Thứ nhất: Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai: Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba: Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

  • Thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở.

Thẩm quyền phê duyệt việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở được quy định như sau:

Thứ nhất: Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên.

Thứ hai: Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 50ha đến dưới 1.000 ha.

Thứ ba: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất dưới 50 ha.

4. Quy trình thực hiện khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở đối với cá nhân được căn cứ theo quy định của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

– 01 Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu;

– 01 Bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– 01 Bản chứng minh nhân dân/căn cước công dân; sổ hộ khẩu của người yêu cầu;

– 01 Giấy ủy quyền thực hiện công việc (nếu cần).

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện. Trong trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Xử lý, giải quyết hồ sơ.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

– Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

– Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;

– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 4: Trả kết quả.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của chúng tôi. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi. Mọi thắc mắc về thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất ở nói riêng và các thắc mắc về pháp luật nói chung xin mời Quý khách hàng liên hệ theo địa chỉ sau của chúng tôi:

Công ty Luật TNHH Hùng Phúc

Mục lục bài viết

  • 1. Đất rừng sản xuất
  • 2. Đất rừng phòng hộ
  • 3. Đất rừng đặc dụng

Luật sư tư vấn:

1. Đất rừng sản xuất

Điều 135 Luật đất đai năm 2013 và Khoản 33 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP thì chế độ sử dụng đất rừng sản xuất được quy định như sau:

1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích
khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và cộng đồng dân cư đã được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn còn lại. Khi hết thời hạn sử dụng đất, nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất theo quy định.

2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.

4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

2. Đất rừng phòng hộ

Theo Điều 136 Luật đất đai 2013 thì chế độ sử dụng đất rừng phòng hộ được quy định như sau:

1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

4. ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.

5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triến rừng.

3. Đất rừng đặc dụng

Theo Điều 137 Luật đất đai 2013 thì chế độ sử dụng đất rừng đặc dụng được quy định như sau:

1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng.

3. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

4. ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

5. ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng,nhà ở -Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay:Luật sư tư vấn pháp luật đất đaitrực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê(tổng hợp)

Video liên quan

Chủ đề