Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Với định hướng đào tạo thực tiễn, chú trọng thực hành, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) được nhiều bạn trẻ yêu thích để sẵn sàng chinh phục lĩnh vực đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này.

Tăng cường trải nghiệm nghề đắt giá

Là một ngành dịch vụ, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đòi hỏi sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn có vốn kinh nghiệm thực tế nhất định. Tại trường, yêu cầu này được giải quyết bằng bí quyết "vừa học vừa đi".

Cụ thể, cùng với những giờ học trên giảng đường, sinh viên năm 1 thường trải nghiệm những chuyến đi đến các di tích, các điểm tham quan tại TP.HCM hay các địa phương lân cận để tìm hiểu kiến thức lịch sử, địa, lý, văn hóa, đồng thời luyện tập các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, hoạt náo, làm quen với môi trường làm việc.

Sau những chuyến đi gần, các bạn tham gia những chuyến đi xa hơn là các tour đến miền Tây, miền Trung, Tây Nguyên.

Như mới đây, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đã thực hiện tour 11 ngày 10 đêm tại khắp các tỉnh thành miền Trung và Tây Nguyên, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, quần thể văn hóa có thể kể đến như: Bảo tàng Quang Trung, chùa Thiên Mụ, Kinh thành Huế, Thành cổ Quảng Trị, Thánh địa Mỹ Sơn, Động Thiên Đường,...

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Tour miền Trung - Tây Nguyên vừa qua của sinh viên

Những hành trình này là dịp để các bạn học hỏi cách tổ chức, điều phối một sự kiện chuyên nghiệp, trau dồi kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, hoạt náo vốn rất cần thiết cho người làm trong lĩnh vực du lịch.

Trau dồi văn hóa, phát triển kỹ năng mềm

Một ý nghĩa rất quan trọng của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đó là mỗi chuyến đi đồng thời cũng là hành trình truyền tải và kết nối các nền văn hóa đặc sắc.

Việc sở hữu kiến thức chuyên sâu về văn hóa, đất nước, con người, ẩm thực của bất kỳ địa phương hay quốc gia nào là yêu cầu then chốt của mỗi sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Sinh viên HUTECH được trau dồi kiến thức văn hóa thường xuyên qua hoạt động ngoại khóa. Đó là các hoạt động tìm hiểu văn hóa do các CLB tổ chức, ngày hội văn hóa lớn diễn ra thường xuyên ngay tại trường như "Ngày hội văn hóa ẩm thực Đài Loan", "Ngày hội Văn hóa Hàn Quốc", "Ngày hội Văn hóa Nhật Bản Omatsuri",…

Đây là dịp để sinh viên làm dày thêm hành trang kiến thức văn hóa, để tự tin làm việc trong lĩnh vực mình đang theo đuổi.

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Đa dạng hoạt động ngoại khóa thường xuyên tổ chức, sinh viên phát triển kỹ năng mềm hiệu quả

Kỹ năng mềm cũng là yếu tố rất quan trọng đối với ngành nghề dịch vụ như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Sinh viên HUTECH được trang bị những kỹ năng quan trọng như giao tiếp, tổ chức sự kiện, thuyết trình trước đám đông để trở nên tự tin, bản lĩnh, linh hoạt qua các hoạt động của hơn 60 CLB về ngoại ngữ, văn - thể - mỹ, tình nguyện, khởi nghiệp cùng các sân chơi "đình đám" Miss HUTECH, HUTECH’s Talent,…

Tự tin trước nhà tuyển dụng, "săn" việc ngay tại trường

Với mạng lưới hợp tác doanh nghiệp rộng khắp, HUTECH mang đến nhiều lợi thế cho sinh viên.

Theo đó, sinh viên Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành không chỉ được trải nghiệm học tập cùng người trong nghề, tham quan học tập tại các địa điểm du lịch mà còn có cơ hội "săn" việc ngay tại trường.

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Nhiều sinh viên có việc ở ngày hội tuyển dụng được tổ chức tại trường mỗi năm

Đó là HUTECH Tourism Happy Day - Ngày hội Tuyển dụng khối ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn được tổ chức hằng năm với quy mô 40-50 doanh nghiệp tham gia, mang đến hàng ngàn đầu việc hấp dẫn.

Tại đây, sinh viên tham gia phỏng vấn trực tiếp cùng nhà tuyển dụng, nhiều bạn có được việc mong muốn với mức lương hấp dẫn.

Từ những trải nghiệm học tập hiệu quả, sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được doanh nghiệp đánh giá cao.

Như bà Đặng Thị Công Minh - Giám đốc Trung tâm Du lịch Đầm Sen nhận định tại HUTECH Tourism Happy Day 2023: "Sinh viên HUTECH rất năng động, nhanh nhẹn, nắm bắt được vấn đề nhanh chóng, linh hoạt. Đây là nguồn nhân sự tốt trong lĩnh vực Du lịch của chúng tôi".

Chuyến đi thực tế của tập thể lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành khóa I tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên và thị xã Sapa - tỉnh Lào Cai. Chuyến đi học tập, thực tế nằm trong chuỗi hoạt động theo định hướng ứng dụng của ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành, trường Đại học Tân Trào.

Mục đích của chuyến đi này là tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội đi khảo sát, tìm hiểu về các điểm du lịch, các di tích lịch sử và di sản văn hóa ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lào Cai - cung đường Tây Bắc - phục vụ cho việc phát triển ngành du lịch, đồng thời, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành và rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ nghề. Bên cạnh đó, các giảng viên còn hướng dẫn sinh viên tiến hành khảo sát và đánh giá về thực trạng, tình hình bảo tồn và khai thác các điểm, tuyến du lịch, các di tích lịch sử, các di sản văn hóa tại các địa phương mà đoàn đi qua. Trên cơ sở thực tế, học viên làm bài tập thu hoạch môn học. Với phương châm “Học đi đôi với hành”, chuyến học tập thực tế đã để lại ấn tượng cho các học viên đồng thời thu thập được nhiều kiến thức thực tế bổ ích.

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khái niệm du lịch, những tài nguyên du lịch, cách thức phát triển du lịch của một vùng, một điểm cụ thể. Với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế hiện nay, thì du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia đang từng bước đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế non trẻ này. Tây Bắc gồm những tỉnh miền núi, kinh tế còn nghèo, nhưng bước đầu đã có sự đầu tư cho ngành du lịch. Thực tế môn học yêu cầu sinh viên phải nhận thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành cụ thể; hiểu được vai trò, chức năng, nội dung, hình thức thực tế Địa lí du lịch; cách ghi chép, thu nhận thông tin khi đi thực tế; thời gian, địa điểm, lịch trình; cách viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học. Đồng thời, học phần cũng giúp sinh viên củng cố, hiểu sâu và mở rộng kiến thức về ngành kinh tế du lịch của một vùng lãnh thổ so với cả nước.

Chuyến học tập thực tế của tập thể lớp Đại học Quản trị Dịch vụ du lịch và Lữ hành khóa I trong thời gian 5 ngày đã đạt được mục đích: mở mang được cả về kiến thức chuyên môn lẫn nghiệp vụ, đồng thời, với 5 ngày bên nhau đã giúp tập thể lớp thêm gắn kết yêu thương, biết quan tâm, chăm sóc cho nhau nhiều hơn, đoàn kết hơn.

Dưới đây là một số hình ảnh của chuyến đi:

.jpg) Tập thể lớp cùng giảng viên huớng dẫn tại đồi A1 (Điện Biên)

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Tập thể lớp cùng giảng viên huớng dẫn tại thác Dải Yếm (Mộc Châu - Sơn La)

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Tập thể lớp cùng giảng viên huớng dẫn tại bảo tàng Điện Biên Phủ (Điện Biên)

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Tập thể lớp cùng giảng viên huớng dẫn tại Sapa (Lào Cai)

.jpg)

Tập thể lớp cùng giảng viên huớng dẫn tại Sapa (Lào Cai)

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Nhóm 1 cùng giảng viên huớng dẫn tại bản Cát Cát (Sapa)

Đánh giá tour thưục tế của sinh viên năm 2024

Tập thể lớp cùng giảng viên huớng dẫn tại bản Cát Cát (Sapa)

Chuyến đi thực tế là một trải nghiệm tuyệt vời với các sinh viên khoa Văn hóa - Du lịch. Thêm nhiều hiểu biết, thêm nhiều gắn kết. Chúc mừng thành công của thầy và trò khoa Văn hóa - Du lịch.