Đánh giá tin học 10 bài 14

⭐Tổng hợp kiến thức môn Tin học 10 cung cấp cho các bạn học sinh kiến thức một cách tóm tắt, ngắn gọn và dễ hiểu và kèm theo đáp án về môn Tin học 10. Tài liệu được biên soạn chi tiết, cẩn thận, dễ hiểu. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững kiến thức tổng quát đến hiểu chi tiết bài học, dễ hiểu để học tập tốt hơn và ôn thi cuối kì đạt kết quả tốt nhất.

Lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 14 từ đó học tốt môn Tin 10.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản

Khởi động trang 75 Tin học lớp 10: Cần ít nhất bao nhiêu điểm để xác định một đường thẳng? Đường parabol? Đường elip?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Trả lời:

Một đường thẳng: 2

Đường parabol: 3

Đường elip: 3

1. Làm quen với đối tượng dạng đường

Hoạt động 1 trang 75 Tin học 10: Quan sát hai hình chữ nhật ở Hình 14.1 và tìm ra điểm khác nhau giữa hai hình

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.1

Trả lời:

– Hình thứ nhất vẽ từ 1 điểm xác định ban đầu, có 1 góc tròn bên tay phải và 2 góc vuông.

– Hình thứ hai vẽ từ 4 điểm cố định xác định ban đầu và có 4 hình vuông ở 4 góc.

Câu hỏi trang 76 Tin học 10: Để vẽ một hình chữ nhật góc tròn em nên dùng công cụ nào? Giải thích tại sao?

Phương pháp giải:

Đường cong thường được biểu diễn bởi một chuỗi các đoạn cong ghép với nhau

Trả lời:

Để vẽ hình chữ nhật góc tròn em dùng công cụ Pen trên hộp công cụ vì nó là tổ hợp của nhiều đoạn cong và thẳng nối lại với nhau.

2. Sử dụng công cụ tinh chỉnh đường

Hoạt động 2 trang 76 Tin học 10: Quan sát hình trái tim, xác định xem các điểm được đánh dấu nằm trên Hình 14.4 có những đặc điểm gì?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.4

Trả lời:

– Các điểm đánh dấu là các điểm nối giữa các đoạn, có thể là các điểm neo trơn (thể hiện bằng hình vuông hay hình tròn) hoặc điểm neo góc (thể hiện bằng hình thoi).

– Khi xác định điểm neo trên bản vẽ, các đoạn ở giữa sẽ được tự động tạo ra để nối các điểm neo đã có.

Câu hỏi trang 77 Tin học 10: Hình 14.7 có mấy đoạn cong? Xác định điểm neo trơn và neo góc của hình.

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.7

Các điểm nối giữa các đoạn có thể là điểm neo trơn (thể hiện bởi hình vuông hay hình tròn) hoặc điểm neo góc (thể hiện bởi một hình thoi)

Trả lời:

Có hai đoạn cong, 2 điểm neo góc (hình thoi) và 1 điểm neo trơn (hình vuông) ở giữa

3. Đối tượng văn bản

Hoạt động 3 trang 78 Tin học 10: Trong các cách trình bày văn bản sau, em thấy cách nào đẹp hơn? Các phần mềm em đã học có thể thiết kế văn bản như vậy không?

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.8

Trả lời:

– Hình 14.8b đẹp hơn, các chữ được sắp xếp quanh logo làm cho bản thiết kế nổi bật hơn.

– Phần mềm Inkscape có thể thiết kế như thế, chỉnh sửa văn bản để cho sinh động và phù hợp với nội dung.

Câu hỏi trang 79 Tin học 10: Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là sai khi làm việc với đoạn văn bản trong inkscape.

A. Trong một đoạn văn có nhiều chữ ta có thể tô mỗi chữ bằng một màu khác nhau

B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.

C. Trong một đoạn văn có nhiều chữ, ta có thể tùy chỉnh để mỗi chữ cao thấp khác nhau.

D. Ta có thể đặt đoạn văn bản theo một khuôn dạng nhất định.

Phương pháp giải:

Trong Inkscape, văn bản có thể tùy chỉnh theo từng kí tự và có thể đặt đoạn văn bản theo đường hoặc vào một khuôn dạng

Trả lời:

Phát biểu sai khi làm việc với đoạn văn bản trong inkscape.

B. Nếu đặt đoạn văn uốn lượn theo một đường, ta không thể thay đổi định dạng đó.

Luyện tập (trang 81)

Luyện tập 1 trang 81 Tin học 10: Hãy vẽ hình con chuột (Hình 14.15).

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để vẽ

Trả lời:

– Vẽ hình chữ nhật với 3 điểm neo.

– Chọn hình chữ nhật và chọn lệnh Path/Object to Path để đưa hình chữ nhật thành bốn cạnh với các điểm neo rời nhau.

– Chọn hai điểm neo cạnh dưới của hình chữ nhật để nhập thành một điểm bằng cách chọn biểu tượng 

trên thanh điều khiển thuộc tính. Ta được hình tam giác.

– Chọn hai điểm neo cạnh trên của hình tam giác để chuyển thành điểm neo trơn bằng chọn nút lệnh 

– Vẽ thêm các chi tiết: cái đuôi, râu và mắt hoàn thiện bức vẽ.

Luyện tập 2 trang 81 Tin học 10: Hãy vẽ chiếc lá và tô màu (Hình 14.16)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để luyện tập vẽ

Trả lời:

– Vẽ hình tam giác vuông ta được 3 điểm neo.

– Chọn một điểm neo cạnh trên của hình tam giác để chuyển thành điểm neo trơn bằng chọn nút lệnh 

ta vẽ được nửa cánh hoa, căn chỉnh cho phù hợp.

– Nhân đôi để hoàn thiện nốt nửa cánh hoa còn lại

– Nhân đôi cánh hoa vừa tạo ra 4 cánh hoa như hình vẽ, tô màu xanh và chọn chế độ tô 

– Hoàn thiện nốt các chi tiết nhỏ khác bằng công cụ như 

và tô màu xanh

Luyện tập 3 trang 81 Tin học 10: Em hãy mở lại hình miếng dưa hấu đã vẽ ở bài trước và thêm chi tiết để được như Hình 14.17

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để luyện tập vẽ

Trả lời:

– Mở hình vẽ hôm trước, bổ sung thêm chi tiết sau

– Chọn công cụ Pen

, chọn kiểu vẽ 
trên thanh thuộc tính điều khiển.

– Nháy chuột vào các điểm để xác định các điểm neo, chọn công cụ 

trên hộp công cụ, ta xác định các điểm neo trơn rồi chọn biểu tượng 
để chuyển điểm neo góc thành điểm neo trơn

– Nháy vào biểu tượng 

trong hộp công cụ và gõ dòng chữ “Mùa hè đã đến!”.

– Chọn 3 đối tượng. Chọn lệnh Text/Put on Path để đặt dòng chữ uốn theo đường cong. Tô màu cho chữ bằng cách bôi đen và tô màu từng kí tự.

Vận dụng (trang 81)

Vận dụng trang 81 Tin học 10: Em hãy sưu tầm các mẫu logo đơn giản và vẽ lại mẫu.

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học để vẽ

Trả lời:

Mẫu logo

– Hãy tạo những đường chuẩn trong InkScape: Giữ nút chuột trái trên một trong hai thước kẻ xuất hiện ở những cạnh của trang và kéo nó vào điểm nơi muốn đặt một đường chuẩn. Tùy thuộc vào việc kéo thước từ trên cùng hay bên trái của trang, những sẽ tạo được một đường chuẩn ngang hoặc dọc.

Tên bài học : Tin học 10 Bài 14: Làm việc với đối tượng đường và văn bản | [Kết Nối Tri Thức]

Học tập môn nào cũng vậy, học tập là cả một quá trình học tập và cố gắng, không gieo hạt thì chắc chắn sẽ không có quả để thu hoạch. Ở bài viết này, Kiến Thức Edu sẽ lần lượt trả lời các thắc mắc và chia sẻ phương pháp học giỏi môn Tin học 10. Sau đây Kiến Thức Edu  đã tìm hiểu và đúc kết ra các cách học giỏi môn Tin học 10 dễ nhất qua các gợi ý liệt kê dưới đây!

Trên đây là những bước hướng dẫn để cho các em học tốt Tin học lớp 10 có câu có công mài sắc có ngày nên kim, nên các em cố gắng học sẽ gặt hái được thành công và các em sẽ đạt được những kết quả xứng đáng.

Chủ đề