Đánh giá phát triển bền vững làng nghề

Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều làng nghề và nghề truyền thống. Đây không chỉ là một thế mạnh trong phát triển kinh tế nông thôn mà còn là nét văn hóa đặc trưng, tạo dựng bản sắc cho mỗi vùng quê. Việc UBND tỉnh hàng năm tiến hành rà soát để công nhận làng nghề và nghề truyền thống, không chỉ mang đến niềm tự hào cho người dân, mà còn tiếp thêm động lực từ các chính sách hỗ trợ để làng nghề và nghề truyền thống phát triển bền vững.

Hà Tĩnh hiện có 13 nghề truyền thống, 06 làng nghề và 08 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận đạt các tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng năm 2022 này, UBND tỉnh đã công nhận 02 nghề truyền thống (Nghề sản xuất kẹo Cu đơ Cầu Phủ, Phường Đại Nài, Thành phố Hà Tĩnh; nghề bánh gai Làng Khoóng, tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ) và 02 làng nghề (làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn; làng nghề chế tác gió trầm ở thôn 8, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê).

Mặc dù, đã có một thời gian dài, nhiều làng nghề truyền thống hoạt động chật vật, hoặc đứng trước nguy cơ mai một, bởi các sản phẩm không còn đất sống trước sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm công nghiệp hiện đại khác trên thị trường. Tuy nhiên, có những làng nghề và nghề truyền thống tiếp tục được khôi phục, phát huy mạnh mẽ hoặc được hình thành mới. đặc biệt, những năm gần đây, nhờ có các cơ chế chính sách, cùng sự nỗ lực khôi phục, gìn giữ, phát triển của nhân dân các địa phương, nhiều làng nghề đã hồi sinh, bắt nhịp với đời sống mới, phát huy được giá trị.

Tại huyện Thạch Hà hiện có 11 làng nghề và làng nghề truyền thống. Bên cạnh 10 làng nghề đã có trước đó, đó là: nón lá xã Việt Tiến, đan lát xã Thạch Long, mây tre đan xã Thạch Liên, làm trống xã Thạch Hội, nước mắm Hoa Khôi xã Thạch Hải, đúc đồng xã Thạch Lâm, nghề nề Đình Hòe xã Đỉnh Bàn, bún bánh thị trấn Thạch Hà, đóng thuyền xã Thạch Long và làm muối xã Thạch Bàn; năm 2022, có thêm làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn được UBND tỉnh công nhận. Đây là làng nghề đã hình thành gần 30 năm với các sản phẩm hoa, cây cảnh chủ yếu là đào phai, mai, hoa cúc, gần đây người dân còn trồng thêm hoa ly để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, làng nghề này có gần 300 hộ tham gia, giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động. Nhìn chung, nghề trồng hoa, cây cảnh Bắc Sơn là nghề có tiềm năng mở rộng diện tích, do nhu cầu của thị trường ngày càng rộng mở.

Nghề làm bánh gai làng Khóong tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ

Còn tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, làng nghề chế tác gió trầm ở thôn 8, đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước. Từ chỗ sử dụng các dụng cụ thô sơ, gồm: đục, cưa, tạo sản phẩm ban đầu chỉ có Trầm miếng và Trầm cảnh thì nay một số hộ đã đầu tư máy móc hiện đại để tạo ra các sản phẩm đa dạng như: Hương trầm, vòng trầm. Năm 2020, 2 sản phẩm Hương trầm và Vòng trầm đã được công nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao. Đến nay, toàn thôn có 44 hộ thường xuyên làm nghề, giải quyết việc làm cho 181 lao động. Tổng doanh thu các sản phẩm từ trầm năm 2021 của toàn thôn ước đạt gần 22 tỷ đồng. Mỗi hộ sản xuất thu nhập hơn 200 triệu đồng, mỗi lao động nghề trầm thu nhập mỗi tháng 5-6 triệu đồng.

Cùng được công nhận là nghề truyền thống trong năm 2022 có nghề sản xuất kẹo Cu đơ Cầu Phủ và nghề làm bánh gai làng Khóong tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ. Đây là những nghề được lưu truyền qua nhiều đời và giữ gìn được nét ẩm thực riêng của quê hương Hà Tĩnh. Đến nay, nghề xuất kẹo Cu đơ Cầu Phủ và nghề làm bánh gai làng Khóong đang ngày càng phát triển, mở rộng. Đặc biệt sản phẩm được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, thị trường tiêu thu rộng mở hơn. Vì thế đã nâng cao thu nhập cho người dân tại địa phương là rất rõ nét. Nghề sản xuất kẹo Cu đơ hiện nay tạo việc làm cho gần 200 lao động, thu nhập ổn định, bình quân mỗi lao động đạt 7,5 triệu đồng/tháng còn nghề bánh gia làng Khóong hiện có 22 hộ thường xuyên làm nghề. Doanh thu hằng năm từ sản phẩm bánh gai ước đạt 23 tỷ đồng, thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi lao động từ 6,5 đến 7 triệu đồng.

Lễ trao bằng công nhận làng nghề trồng hoa, cây cảnh xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà

Ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là một nét bản sắc của nền kinh tế, văn hoá từ lâu đời, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Việc phát triển ngành nghề nông thôn góp phần thúc đẩy kinh tế dịch vụ nông thôn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Hàng năm, UBND tỉnh tiếp tục công nhận các làng nghề và nghề truyền thống nhằm tạo cơ hội để địa phương được hỗ trợ phát triển nghề gắn với thu hút và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo hướng công nghiệp và dịch vụ; đồng thời gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương thông qua các sản phẩm đặc trưng.

Hy vọng, với những sự quan tâm đầu tư và có lộ trình cụ thể của các cấp chính quyền và ngành chuyên môn, làng nghề, nghề truyền thống ở Hà Tĩnh, sẽ phát huy được những lợi thế riêng có để đứng vững trước áp lực của thị trường. Phát triển bảo tồn làng nghề, nghề truyền thống không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội mà còn là cách để giữ gìn, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống, làm phong phú bản sắc cho mỗi vùng quê./.

Ý nghĩa của việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống là gì?

Việc duy trì và phát triển nghề truyền thống không chỉ góp phần vào kinh tế mà còn làm giàu tinh thần và văn hóa cho xã hội. Bằng cách tôn vinh và bảo vệ nghề truyền thống, chúng ta cũng góp phần quan trọng vào sự đa dạng và phong phú của di sản văn hóa toàn cầu.

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống có ý nghĩa gì?

Làng nghề, nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong đời sống người dân, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo thu nhập cho người dân. Tuy vậy, trước thay đổi của thị trường, một số làng nghề, nghề truyền thống tại tỉnh ta đang có nguy cơ mai một.

Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?

Theo quan điểm nêu trong Quyết định, việc bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân; bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, không gian làng nghề, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây ...

Tại sao cần phải bảo tồn phát huy giá trị truyền thống của làng nghề ở tỉnh Quảng Ninh?

Nghề truyền thống không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn đóng góp vào bức tranh văn hóa của địa phương. Tại Quảng Ninh hiện cũng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hoá bản địa, góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân.

Chủ đề