Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học là gì

Trong thời kỳ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thì việc suy giảm đa dạng sinh học cũng đang là một trong những vấn đề báo động trên toàn cầu. Công tác bảo tồn đa dạng sinh học vì thế mà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Chúng tôi sẽ giải đáp cho quý bạn đọc trong bài viết dưới đây.

Đánh giá bảo tồn đa dạng sinh học là gì
Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

1. Căn cứ pháp lý

Luật đa dạng sinh học 2008.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008, đa dạng sinh học là sự phong phú, đa dạng về nguồn gen, giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Sự đa dạng này được thể hiện qua số lượng loài sinh vật sinh sản, sự xuất hiện của những loài mới. Đa dạng sinh học được chia theo 3 mức độ:

  • Ở cấp quần thể đa dạng sinh học: bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể.
  • Đa dạng sinh học ở cấp loài: bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm.
  • Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau.

3. Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008, Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Nói cách khác, bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mục đích mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại; đồng thời duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai.

Theo đó, để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, trước hết cần phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt. Từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

4. Các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học là gì?

4.1. Tình trạng ô nhiễm môi trường

Tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay đang ở mức báo động, những hiểm họa do ô nhiễm rất đa dạng, từ thuốc bảo vệ thực vật cho đến chất thải công nghiệp gây ô nhiễn, gây độc hại cho nguồn nước và tích tụ trong hệ sinh vật. Hơn nữa, tại những vùng nông thôn, đặc biệt là những vùng canh tác nông nghiệp, người dân sử dụng hóa chất, thuốc diệt cỏ tràn lan, thiếu kiểm soát gây nên nhiều thiệt hại cho môi trường và hệ sinh thái.

Hàng năm, chúng ta đều thấy trên báo đài đều đưa tin các loài chim, rùa biển có dấu hiệu bị chết do ăn phải những chất thải do chính con người xả xuống biển như bọc nilon, ống hút, chai nhựa, dầu,…. Bên cạnh đó, khí CO2 do các nhà máy xí nghiệp xả ra ngoài môi trường ngày càng nhiều gây hiện tượng ấm nóng toàn cầu cũng là một chất gây ô nhiễm, gây acid hóa các đại dương và có nguy cơ xóa sổ các rặng san hô giàu tính đa dạng sinh học.

4.2. Tình trạng biến đổi khí hậu

Từ khi con người xuất hiện trên thế giới thì tình trạng biến đổi khí hậu đang có dấu hiệu tăng cao, đe dọa đến tính đa dạng sinh học. Trong số những hậu quả đó, có thể kể đến những tác động nghiêm trọng nhất như các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra hơn, với số lượng gia tăng hơn trong năm nay, chẳng hạn như trận lũ lụt lớn vào tháng 7/2021 ở một số nước Tây Âu khiến nhiều người thiệt mạng và những vụ cháy rừng nghiêm trọng càn quét các quốc gia Địa Trung Hải và Nga vào tháng 8. Trong nhiều thập kỷ qua, sự gia tăng các thảm họa thiên nhiên đã ảnh hưởng không tương xứng đến các nước nghèo nhất và năm ngoái, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực, cũng như nghèo đói và di cư ở châu Phi.

5. Các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

Hiện nay, có hai phương thức bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu là bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ. Khái niệm bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ được quy định tại Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008.

Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.

Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.

Nhìn chung, hai phương thức bảo tồn này mang tính chất tương hỗ, bổ sung cho nhau. Khi những cá thể từ các quần thể dược bảo tồn chuyển chỗ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố tự nhiên của chúng sẽ tăng cường số lượng cho các quần thể đang được bảo tồn tại chỗ. Hơn nữa, việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn chuyển chỗ có thể cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài, từ đó hỗ trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn tại chỗ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về bảo tồn đa dạng sinh học là gì và các vấn đề khác có liên quan như: đa dạng sinh học là gì, các yếu tố tác động đến đa dạng sinh học và các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu có những vướng mắc cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: