Đại học Bách khoa Hà Nội ngành ngôn ngữ Nhật

Quốc tế hóa ngay tại sân nhà

Quốc tế hóa giáo dục đại học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển dài hạn của Trường ĐH Bách khoa (ĐHBK), trong đó nhấn mạnh vào trụ cột quốc tế hóa ngay tại sân nhà thông qua các chương trình đào tạo quốc tế. Từ năm 2007, Trường ĐHBK bắt đầu đưa các ngoại ngữ mạnh như Anh, Nhật vào làm ngôn ngữ giảng dạy và học tập chủ đạo trong các chương trình đào tạo ĐH chính quy.

Sớm nhất là chương trình Tiên tiến giảng dạy 100% bằng tiếng Anh với toàn bộ đề cương và môn học được chuyển giao từ ĐH Illinois danh tiếng của Mỹ. Tham gia giảng dạy là các giảng viên giỏi của Bách khoa đã qua tu nghiệp tại nước ngoài. Hàng năm có các giáo sư từ ĐH Illinois sang tham gia giảng dạy một số môn.

Ra đời cùng năm với chương trình Tiên tiến còn có chương trình bán du học – gồm chương trình Chuyển tiếp Quốc tế và Tăng cường Tiếng Nhật – hiện hợp tác với các ĐH danh tiếng của Úc, New Zealand, Nhật như: ĐH Queensland, ĐH Adelaide, ĐH Otago, ĐH Công nghệ Nagaoka. Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh hoặc tăng cường tiếng Nhật trong giai đoạn đầu tại Trường ĐHBK, và khi chuyển tiếp du học sang ĐH đối tác nước ngoài thì sinh viên học tập bằng ngôn ngữ nước sở tại (Anh, Nhật).

Đại học Bách khoa Hà Nội ngành ngôn ngữ Nhật

Sinh viên chương trình Chất lượng cao, Tiên tiến – Trường ĐHBK tại buổi giao lưu văn hóa trực tuyến với Trường THPT Aomori (Nhật Bản).

Từ năm 2014 đến nay, kế thừa mô hình thành công của chương trình Tiên tiến, Trường ĐHBK triển khai chương trình Chất lượng cao với 18 ngành đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của người học cũng như góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh của kỹ sư Việt Nam trên thị trường lao động khu vực.

Đặc biệt, dự báo và nắm bắt được nhu cầu đầu tư bền vững của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam, từ năm 2020 đến nay, Trường ĐHBK tuyển sinh chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật áp dụng cho ngành Khoa học Máy tính và Cơ Kỹ thuật.

Nguyễn Ngọc Thanh Xuân – sinh viên "đời đầu" (khóa 2020) của chương trình Chất lượng cao Tăng cường Tiếng Nhật ngành Khoa học Máy tính, hiện là Phó Chủ nhiệm CLB Tiếng Nhật Bách khoa Quốc tế, chia sẻ: "Môi trường học tập ở đây rất chuyên nghiệp với không gian mở và đa dạng các hoạt động hỗ trợ. Ngoài giờ học chuyên môn, em còn có những giờ học tiếng Nhật rất bổ ích và hiệu quả. Đây là cơ hội tốt để em tăng khả năng hội nhập quốc tế, tìm hiểu ngôn ngữ cũng như văn hóa Nhật Bản."

Còn Nguyễn Phát Tài – cựu sinh viên khóa 2015, tốt nghiệp thủ khoa chương trình Chất lượng cao ngành Kỹ thuật Dầu khí với GPA 9,29/10,00, cho biết nếu được chọn nguyện vọng ĐH lần nữa, Tài vẫn sẽ chọn học chương trình Chất lượng cao mặc dù trình độ ngoại ngữ lúc đó của Tài gần như là con số 0. Bởi lẽ, "chương trình đã giúp em từ một đứa thụ động, nói một câu tiếng Anh cũng không xong, nay đã trở nên tự tin hơn khi thuyết trình bằng tiếng Anh trước đám đông." Hiện giờ Tài đang đảm nhiệm vai trò kỹ sư tại một công ty dầu khí ở Vũng Tàu.

Có thể nói, việc quốc tế hóa giáo dục ĐH của Trường ĐHBK góp phần nâng cao chất lượng trải nghiệm học tập toàn cầu và mang lại tiềm năng nghề nghiệp cho sinh viên Bách khoa, đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập và thăng hạng trên bản đồ giáo dục ĐH khu vực và thế giới.

Đại học Bách khoa Hà Nội ngành ngôn ngữ Nhật

Liên hoan Quốc tế Bách khoa (OISP International Festival) – sân chơi quốc tế đa văn hóa do sinh viên các chương trình đào tạo chính quy quốc tế của Trường ĐHBK tổ chức, nhằm kết nối sinh viên Bách khoa với sinh viên quốc tế và các ĐH bạn trên địa bàn TP.HCM.

Càng nhiều lựa chọn, càng nhiều thử thách

Đứng trước hệ sinh thái các chương trình đào tạo đa dạng của Trường ĐHBK, thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn học tập hơn, nhưng đó cũng là những thách thức cân não trước khi đặt bút quyết định nguyện vọng xét tuyển ĐH.

Nếu như quay lại thời điểm cách đây mười mấy năm, việc thi ĐH chỉ đơn giản là chọn trường, chọn ngành, rồi khăn gói đi thi. Ngày nay, việc chọn nguyện vọng còn bao gồm cả việc phải xem xét chương trình nào, giảng dạy bằng ngôn ngữ gì, mới phù hợp với mong muốn, năng lực và điều kiện của bản thân nhất.

Để được tư vấn lựa chọn nguyện vọng phù hợp vào các chương trình đào tạo chính quy quốc tế của Trường ĐHBK, kính mời Quý Phụ huynh và Thí sinh tham gia Ngày hội Tuyển sinh BÁCH KHOA OPEN DAY 2021

• 7g00 - 12g00 Chủ Nhật 25/4/2021

• Sân B1, Trường ĐH Bách khoa, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10

• Đăng ký tham gia tại: http://oisp.hcmut.edu.vn/openday

Thông tin liên hệ: VP Đào tạo Quốc tế – Trường ĐHBK, (028).7300.4183 – 03.9798.9798,

T.D.V

  • Tốt nghiệp: Cử nhân - Kỹ sư
  • Thời gian tuyển sinh: Tháng 4 - 8 hàng năm
  • Thời gian đào tạo: 4 - 5 năm
  • Học phí: 55 - 65 trđ/năm học
 

CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA – NHẬT BẢN

Nagaoka University of Technology (NUT)

 

GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA, NHẬT BẢN

            Địa chỉ:            Nagaoka University of Technology

                                    1603-1 Kamitomiokamachi, Nagaoka, Niigata Prefecture 940-2137, Japan

            Điện thoại:       +81 258-46-6000

            Website:           http://www.nagaokaut.ac.jp

            Đại học Công nghệ Nagaoka (NUT) là một trong những trường đại học kỹ thuật công lập uy tín hàng đầu của Nhật Bản, thành lập năm 1976 tại thành phố Nagaoka của tỉnh Niigata. Với tinh thần GIGAKU mục tiêu đào tạo thế hệ kỹ sư mới, những người có khả năng tiếp cận và phát huy một cách sáng tạo những thành quả công nghiệp mà thế hệ trước để lại, ĐH Công nghệ Nagaoka là địa chỉ tin cậy của các sinh viên yêu thích khoa học kỹ thuật. Nhằm tạo dựng môi trường đào tạo quốc tế, NUT có chính sách khuyến khích sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại trường.

            NUT hợp tác với ĐHBK Hà Nội triển khai hợp tác đào tạo ngành Kĩ thuật Cơ điện tử từ khi thành lập Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế, năm 2002. Đây là chương trình hợp tác đào tạo bậc ĐH chính quy duy nhất cho đến nay sinh viên được trang bị đồng thời kiến thức chuyên môn và tiếng Nhật chuyên ngành Cơ điện tử. Trải qua mười ba năm liên tục, chương trình hợp tác đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử hiện nay đã mở rộng hợp tác với các trường trong Hiệp hội các trường Đại học Kỹ thuật Nhật Bản (Japan Consortium Technology – JCT: gồm trường ĐH Công nghệ Nagaoka, ĐH Gunma, ĐH Công nghệ Toyohashi, Viện Công nghệ Nagoya và ĐH Gifu). Cho đến nay, đã có hơn 100 sinh viên trường ĐHBK Hà Nội được nhận học bổng và chuyển tiếp sang học tại ĐH Công nghệ Nagaoka và các trường trong Hiệp hội.

Đại học Bách khoa Hà Nội ngành ngôn ngữ Nhật
Đại học Bách khoa Hà Nội ngành ngôn ngữ Nhật

            Sinh viên chuyển tiếp sinh sang Nhật bản tiếp tục học tập từ năm thứ 3 có điều kiện để thưởng lãm mùa hoa anh đào tuyệt đẹp vào tháng 4 của Nhật bản, cũng như được học tập và trưởng thành trong điều kiện môi trường xã hội kỷ luật, tự động hoá cơ khí cao. Các em sẽ trở thành các kỹ sư, là cầu nối không chỉ trong lĩnh vực kỹ thuật mà còn cả văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chương trình đào tạo Cử nhân – Kỹ sư ngành Kỹ thuật Cơ điện tử

Đại học Công nghệ Nagaoka (NUT) là một trong những trường đại học kỹ thuật công lập uy tín hàng đầu của Nhật Bản, thành lập năm 1976 tại thành phố Nagaoka của tỉnh Niigata. Với tinh thần GIGAKU mục tiêu đào tạo thế hệ kỹ sư mới, những người có khả năng tiếp cận và phát huy một cách sáng tạo những thành quả công nghiệp mà thế hệ trước để lại, ĐH Công nghệ Nagaoka là địa chỉ tin cậy của các sinh viên yêu thích khoa học kỹ thuật. Nhằm tạo dựng môi trường đào tạo quốc tế, NUT có chính sách khuyến khích sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại trường.

NUT hợp tác với ĐHBK Hà Nội triển khai hợp tác đào tạo ngành Kĩ thuật Cơ điện tử từ khi thành lập Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế, năm 2002. Đây là chương trình hợp tác đào tạo bậc ĐH chính quy duy nhất cho đến nay sinh viên được trang bị đồng thời kiến thức chuyên môn và tiếng Nhật chuyên ngành Cơ điện tử. Trải qua mười chín năm liên tục, chương trình hợp tác đào tạo Kỹ thuật Cơ điện tử hiện nay đã mở rộng hợp tác với các trường trong Hiệp hội các trường Đại học Kỹ thuật Nhật Bản (Japan Consortium Technology – JCT: gồm trường ĐH Công nghệ Nagaoka, ĐH Gunma, ĐH Công nghệ Toyohashi, Viện Công nghệ Kitami, viện Công nghệ Muroran, trường ĐH Mie, trường ĐH Wakayama và trường ĐH Gifu. Cho đến nay, đã có gần 200 sinh viên trường ĐHBK Hà Nội được nhận học bổng và chuyển tiếp sang học tại ĐH Công nghệ Nagaoka và các trường trong Hiệp hội.

Giới thiệu chung về chương trình - XEM TẠI ĐÂY

Hình thức xét tuyển:

- Xét tuyển tài năng (Xét tuyển thẳng)

- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT

- Xét tuyển dựa trên kết quả bài kiểm tra tư duy