Da đưới mí mắt đỏ vì sao

Nguyên nhân cần thận trọng

Lẹo mắt: Lẹo mắt là một bệnh nhiễm trùng ở một tuyến chân lông mi của mí mắt, gây ra viêm cấp tính. Ngoài ra, lẹo cũng có thể xảy ra bên trong mí mắt do tuyến dầu bị nhiễm trùng. Lẹo ban đầu chỉ sưng nhẹ, ngứa, đau và hơi đỏ, chỗ lẹo có cục rắn hình hạt gạo. Sau 3 – 4 ngày hạt này bưng mủ và vỡ ra. Nếu không điều trị triệt để, lẹo rất thay tái phát và lan từ mi này sang mi khác, thậm chí khiến toàn bộ mi mắt sưng, ứ phù. Thông thường lẹo ít khi khiến mí mắt dưới bị sưng mà chủ yếu là mí trên.

Chắp mắt: Nhiều người thường nhầm lẫn giữa chắp và lẹo mắt. Tuy nhiên, chắp mắt không phải là một nhiễm trùng mà do sưng dạng u hạt mãn tính của tuyến Mebomius trong mắt. Chắp ngoài mắt gây ra nốt đỏ tại mi mắt rắn như hạt đậu, còn chắp bên trong khiến mặt trong của mi mắt sưng lên, gây đau. Sau vài ngày, những chắp này xẹp xuống thành một cục tròn nhưng không đau mà lớn dần lên. Cuối cùng hình thành khối đỏ hoặc màu xám. Chắp mắt có thể khỏi sau vài tháng điều trị.

Viêm mô tế bào hốc mắt: Viêm mô tế bào hốc mắt là một bệnh viêm sâu trong mô của mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan và khiến người bệnh không chỉ sưng mí mắt dưới và trên mà còn kèm theo đau nhức khó chịu.

Bệnh Grave: Bệnh Grave ( bệnh cường giáp tự miễn, basedow, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh Parry), là một rối loạn nội tiết khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp sản sinh ra chất chống lại nhiễm trùng trong mắt. Chính các chất kháng thể chính là thủ phạm gây sưng viêm mí mắt.

Triệu chứng basedow rất dễ nhận biết, ngoài mí mắt trên như sụp xuống, mí mắt dưới bị sưng, chảy nước mắt nhiều còn có triệu chứng mất ngủ, run tay, rụng tóc, đổ mồ hôi, ngứa, khó tăng cân,..

Bệnh herpes ở mắt: Herpes mắt, hay mụn rộp mắt, gây ra bởi sự xâm nhập và phát triển của virus Herpes trong và xung quanh mắt. Bệnh gây ra các vùng mụn nhỏ li ti, sưng và đỏ, thoạt nhìn giống đau mắt đỏ nhưng đôi khi không có tổn thương rõ ràng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây sưng mí mắt ở trẻ em.

Viêm mí mắt: Viêm mí mắt có thể do các vi khuẩn xung quanh và trong mắt, khiến mí mắt nhờn và có vẩy kèm theo sưng đau và viêm.

Tắc tuyến lệ: Khi tuyến lệ bị tắc, nước mắt không thể chảy ra ngoài, dẫn đến đau và đỏ trên mí mắt. Trong hầu hết trường hợp, tắc tuyến lệ có thể gây khó chịu nhưng không gây hại.

Đau mắt đỏ: Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) thường có triệu chứng đặc trưng là mắt đỏ hoặc hồng, kèm theo triệu chứng mí mắt bị ngứa và sưng đau.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sưng mí mắt?

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và hỏi bạn về các triệu chứng. Họ cũng lấy mẫu dịch ở mắt để kiểm tra xem có vi khuẩn hay nấm không.

Trong trường hợp nghi ngờ bệnh Grave, bạn cần phải làm những xét nghiệm chẩn đoán bệnh này. Chủ yếu là căn cứ vào triệu chứng, khám lâm sàng tuyến giáp, siêu âm hay CT scan, chụp MRI nếu cần, sinh thiết tuyến giáp.

Bị sưng mí mắt phải làm sao?

Việc điều trị sưng mí mắt phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này. Sưng do khóc hay mệt mỏi kiệt sức thì chỉ cần nghỉ ngơi thêm là ổn, có thể chườm khăn lạnh nhằm giảm sưng.

Nếu nguyên nhân là dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamine hoặc thuốc dị ứng dạng uống và thuốc nhỏ mắt nhân tạo để giảm triệu chứng khó chịu. Đối với tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn, họ sẽ chỉ định các thuốc steroid nhằm giảm viêm nhanh chóng. Nhưng tuyệt đối không được tự ý sử dụng steroid mà không có hướng dẫn của thầy thuốc, vì nó có thể khiến bạn bị loét, giảm thị lực, mù lòa nếu dùng sai cách.

Nếu ngày hôm trước bạn uống nhiều rượu và hôm sau mắt bị đỏ, những gân máu trong mắt nổi lên thì bạn đã bị tác dụng phụ của rượu lên mắt. Rượu làm cho các mạch máu nhỏ trên mắt giãn ra, khiến lưu lượng máu chảy qua nhiều hơn. Bạn càng uống nhiều rượu, mắt càng dễ đỏ.

Khoảng vài giờ sau khi bạn uống rượu, khi nồng độ cồn trong máu đã giảm đáng kể, các mạch máu sẽ trở lại bình thường và mắt cũng dần hết đỏ.

Mắt bị đỏ do ngủ quá ít

Khi mệt mỏi vì thiếu ngủ, mắt thường dễ bị đỏ lên. Nguyên nhân là do thiếu ngủ làm giảm lượng oxy đến mắt, các mạch máu trong mắt sẽ giãn ra và xuất hiện màu đỏ.

Một yếu tố khác dẫn đến hiện tượng mắt đỏ là nếu bạn bị thiếu ngủ trong một thời gian dài, mắt thường xuyên mở sẽ trở nên khô, dẫn đến đỏ mắt. Cách tốt nhất để làm dịu mắt là cố gắng ngủ đầy đủ hơn, nhỏ nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để giảm bớt sự khó chịu.

Mụn lẹo

Mụn lẹo trông như một nốt thịt dư nhỏ màu đỏ hình thành trên mí mắt hoặc cạnh dưới của mắt, xuất hiện do sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của lẹo mắt là đỏ mắt cùng với sưng và nhạy cảm với ánh sáng. Nguyên nhân gây ra mụn lẹo là vi khuẩn và hầu hết mọi người đều sẽ bị ít nhất một lần trong đời.

May mắn thay, mụn lẹo không ảnh hưởng đến thị lực nhưng sẽ làm đôi mắt bị mất thẩm mỹ. Đa số mụn lẹo sẽ tự biến mất sau vài ngày. Bạn tuyệt đối không nên đụng vào mụt lẹo hoặc nặn ra vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Nếu thường xuyên bị nổi những nốt mụn này, bạn nên đến bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc mỡ kháng sinh bôi mắt.

Bị đỏ mắt do kích ứng với kính áp tròng

Kính áp tròng có thể ngăn không cho oxy đến mắt và làm mắt tự nhiên đỏ lên. Nếu bạn đeo kính áp tròng quá lâu hoặc đeo trong khi ngủ, chúng có thể gây đỏ, nhiễm trùng và thậm chí là loét giác mạc.

Để không rơi vào tình trạng này, tốt nhất bạn nên tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn vệ sinh và sử dụng kính áp tròng đúng cách. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc nhỏ mắt nhằm làm dịu vết đỏ, giữ mắt ẩm hơn, tránh kích ứng do kính áp tròng gây ra.

Tụ máu dưới màng cứng

Khi mắt bị đỏ sẽ luôn kèm theo các triệu chứng khác giúp bạn dễ dàng nhận biết, chẩn đoán được nguyên nhân. Tại sao mắt bị đỏ là một trong những thắc mắc phổ biến, giúp cho người bệnh có thể được khắc phục nhanh chóng.

Mắt bị đỏ có thể là do các mạch máu trên bề mặt của mắt giãn ra, có thể là do các dị vật hay hóa chất dính vào mắt, cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều các bệnh khác.

Vì mắt bị đỏ dường như là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm cho mắt, ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của mỗi người nên cần tìm hiểu tại sao mắt bị đỏ để có phương hướng, giải pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Tại sao lại có hai màu mắt khác nhau

Tại sao mắt bị đỏ

Hiện tượng đỏ mắt là do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt.

Thường thường, mắt bị đỏ do dị ứng, mỏi mắt, hay đeo kính áp tròng hoặc các bệnh nhiễm trùng thông thường (bệnh viêm kết mạc…). Tuy nhiên, tình trạng mắt bị đỏ có thể là báo hiệu cho những bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc bệnh tăng nhãn áp.

Các nguyên nhân do môi trường gây ra, bao gồm

  • Chất gây dị ứng trong không khí, gây ra dị ứng mắt
  • Ô nhiễm không khí
  • Khói (Lửa, khói thuốc lá,…)
  • Khí hậu khô cằn (Cabin máy bay, văn phòng làm việc có máy lạnh,…)
  • Bụi bặm
  • Khí trong không khí (Xăng, dung môi,…)
  • Tiếp xúc với hóa chất (Clo trong bể bơi,…)
  • Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm nhằm chống tia cực tím

Các bệnh về mắt thường gặp gây ra đau mắt đỏ

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc hay đau mắt đỏ có thể gây đỏ mắt. Các tác nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, dị ứng.

Viêm kết mạc do vi khuẩn cần được điều trị bằng kháng sinh. Triệu chứng có thể giảm đi bằng chườm lạnh hoặc sử dụng nước mắt nhân tạo. Thông thường, các triệu chứng sẽ giảm đi sau 2 tuần.

Viêm kết mạc dị ứng cũng có đáp ứng với chườm lạnh và nước mắt nhân tạo. Bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc nhỏ mắt chống dị ứng. Bác sĩ có thể giúp bạn xác định tác nhân gây kích thích và biện pháp điều trị hiệu quả.

Viêm mí mắt

Viêm mí mắt cũng có thể đỏ mắt. Chưa có nhiều bằng chứng cho thấy kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh này. Thông thường nó sẽ hồi phục khi bạn giữ vệ sinh mắt và chườm ấm.

Xuất huyết dưới kết mạc

Một loại đỏ mắt ít phổ biến hơn là chấm có màu đỏ như máu trong mắt. Có thể trông giống như một vết bầm tím nhỏ trên da của bạn, xuất hiện sau một va chạm nhẹ, sau ho hoặc hắt hơi. Huyết áp cao hoặc sử dụng các thuốc chống đông có thể gây xuất huyết.

Thông thường nó sẽ tự hết sau 2 tuần mà không cần điều trị gì. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ sự khó chịu dai dẳng nào hoặc đau mắt.

Xem thêm: Tại sao mắt bị khô

Xuất huyết dưới mắt

Xuất huyết dưới mắt xảy ra khi một mạch máu dưới bề mặt mắt bị vỡ, và máu tụ lại hình thành một mảng đỏ trên nền trắng của mắt. Nó là tổn thương thông thường, mặc dù trông có vẻ nghiêm trọng, nhưng nó không tác động lên thực lực, gây đau đớn, rò rỉ hoặc sưng lên.

Xuất huyết dưới mắt có thể diễn ra khi bạn làm việc quá sức, ví dụng như đi tập gym hay nâng thứ gì đó quá nặng, hay chỉ là do hắt xì hoặc ho quá mạnh. Kể cả việc nôn cũng có thể gây xuất huyết, vì nó gây chấn thương trực tiếp cho mắt. Mảng đỏ sẽ dần mờ đi sau vài tuần.

Bệnh tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp thực chất là một chuỗi các bệnh gây tổn thưởng lên dây thần kinh thị giác (là dây thần kinh kết nối võng mạc mắt với não bộ), thường xảy ra khi mắt chịu quá nhiều áp lực do chất lỏng tích tụ.

Một trong những dấu hiệu đầu tiên của một loại tăng nhãn áp, được gọi là tăng nhãn áp đóng góc nhọn, là mắt biến đỏ. Dấu hiệu khác bao gồm thị lực mờ dần, nhìn thấy các vòng tròn trong ánh sáng, đau mắt.

Tăng nhãn áp có thể gây ra mù lòa, vì vậy cần phải gặp chuyên gia nhãn khoa để kiểm tra toàn diện nếu bạn nghi ngờ đang mắc phải triệu chứng này.

Tăng nhãn áp thông thường sẽ diễn ra chậm chạp, nhưng nếu mắt biến đỏ và các vấn đề thị lực xảy một cách bất ngờ, và bạn bắt đầu đau đầu và buồn nôn, thì tức là đã chuyển sang giai đoạn cấp tính.

Mặc dù tăng nhãn áp thường xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, nhưng không loại trừ khả năng người trẻ tuổi cũng mắc căn bện này. Nên kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện kịp sớm và làm chậm lại quá trình mất thị lực với sự trợ giúp của bác sĩ.

Ngoài ra, mắt bị đỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác về mắt như:

  • Khô mắt
  • Dị ứng mắt
  • Sử dụng kính áp tròng
  • Mỏi mắt kỹ thuật số
  • Chấn thương mắt
  • Mới phẫu thuật mắt (LASIK, phẫu thuật thẩm mỹ mắt,…)
  • Viêm màng bồ đào
  • Loét giác mạc

Các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào nguy cơ khiến mắt bạn bị đỏ. Ví dụ như hút thuốc (thuốc lá hoặc cần sa) hoặc uống nhiều đồ uống có cồn. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số và ngủ không đủ cũng là những nguyên nhân gây ra mắt đỏ.

Xem thêm: Tại sao mắt có màu vàng

Cách khắc phục mắt bị đỏ

Khi đã biết được tại sao mắt bị đỏ, bạn sẽ được các bác sĩ nhãn khoa đưa ra lời khuyên về cách khắc phục. Việc điều trị mắt bị đỏ tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên vẫn cần các cách khắc phục mắt bị đỏ để giúp mắt cảm thấy dễ chịu hơn.

Chườm ấm

Nhúng một chiếc khăn sạch hoặc 1 miếng gạc sạch vào nước ấm và vắt. Khu vực xung quanh mắt rất nhạy cảm nên bạn cần duy trì nhiệt độ hợp lý. Đặt khăn ấm trên mắt khoảng 10 phút. Nhiệt độ có thể làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng, nó cũng có thể làm tăng sản xuất chất nhờn ở mi mắt. Nó khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn. Lưu ý dùng riêng khăn hoặc gạc cho mỗi bên mắt.

Chườm lạnh

Nếu chườm ấm không hiệu quả, bạn có thể chườm lạnh. Nhúng khăn hoặc gạc sạch vào nước lạnh và vắt đi có thể tạm thời làm giảm các triệu chứng đỏ mắt. Nó giúp giảm sưng và ngứa do kích thích.

Nhưng hãy chú ý tránh nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng ở khu vực xung quanh mắt vì bạn có thể làm cho tình trạng trở nên tệ hơn.

Nước mắt nhân tạo

Nước mắt giúp làm sạch mắt và làm cho mắt hoạt động trơn tru hơn. Khô mắt ngắn hạn hay kéo dài đều có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để mắt được khỏe mạnh.

Ngừng sử dụng kính áp tròng

Nếu bạn bị đỏ mắt thường xuyên và bạn đang đeo kính áp tròng, có thể đó là vấn đề chính là ở mắt kính của bạn. Các chất liệu làm tăng khả năng nhiễm trùng và kích thích ở mắt. Nếu bạn đã chuyển loại kính mà vẫn bị đỏ mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Họ có thể giúp bạn tìm ra vấn đề.

Chế độ ăn

Nếu bạn không đủ nước, mắt của bạn có thể bị đỏ. Thông thường, một người cần 8 cốc nước mỗi ngày (2 – 2,5l) để cân bằng lượng nước trong cơ thể.

Ăn quá nhiều những thức ăn có khả năng gây viêm cũng dẫn đến đỏ mắt. Những thực phẩm chế biến sẵn, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh đều có thể gây viêm nếu bạn ăn quá nhiều. Bạn có thể hạn chế số lượng các thực phẩm này hoặc bổ sung thêm các thực phẩm có khả năng chống viêm vào chế độ ăn uống của mình.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phẩm giàu omega-3 có khả năng giảm viêm. Chúng thường được tìm thấy trong cá, ví dụ như cá hồi, và các loại hạt. Bạn cũng có thể uống bổ sung omega-3.

Chú ý tới môi trường xung quanh

Môi trường cũng có ảnh hưởng tới mắt của bạn. Nếu bạn liên tục phải tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc khói thuốc, thì đó cũng có thể là nguồn gốc của đỏ mắt. Không khí khô, ẩm ướt và gió cũng có thể gây đỏ mắt.

Khi mắt bị đỏ, tốt nhất nên đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và kiểm tra nhằm tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị

Video liên quan

Chủ đề