Công tác ATVSLĐ có những nhiệm vụ chính là gì

Không phải tất cả cơ sở có sử dụng lao động đều phải thành lập mạng lưới an toàn – vệ sinh viên. Riêng mỗi khoa, phòng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tổ sản xuất trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải có ít nhất 01 an toàn – vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.

Nhiệm vụ và quyền hạn của an toàn vệ sinh viên

  • An toàn vệ sinh viên được người lao động trong tổ bầu ra) Người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở phối họp xét chọn an toàn vệ sinh viên và người sử dụng lao động ra quyết định công nhận. Theo quy định của pháp luật, an toàn – vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người đại diện tập thể người lao động, trên cơ sở “Quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn – vệ sinh viên” do người sử dụng lao động ban hành. An toàn vệ sinh viên có quyền hạn và nhiệm vụ:
  • Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, khoa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn – vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa chấp hành các quy định về an toàn – vệ sinh lao động;
  • Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn – vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn – vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, khoa; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị;
  • Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn – vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, khoa; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, khoa;
  • Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc;
  • Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn – vệ sinh viên; riêng đối với an toàn – vệ sinh viên trong tổ sản xuất được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ đó và được hưởng phụ cấp trách nhiệm như tổ trưởng sản xuất;
  • Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cổ, tai nạn lao động;
  • Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động do công đoàn và người sử dụng lao động phối hợp tổ chức.

Phương pháp hoạt động của an toàn vệ sinh viên

  • Phải kiên trì thuyết phục để thường xuyên tác động vào đối tượng vận động nhằm xây dựng ý thức tự giác của mọi người trong công tác bảo hộ lao động.
  • Phải kiên quyết khi cần thiết nếu NLĐ vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm an toàn.
  • Luôn luôn quan hệ chặt chẽ với cán bộ ATVSLĐ của đơn vị.
  • Đi sâu sát người lao động, bám sát hiện trường nơi làm việc.
  • Thực hiện thường xuyên, liên tục các nhiệm vụ được giao.
  • Mạnh dạn và cương quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm các quy định ATVSLĐ; phát hiện nhanh chỏng, kịp thời những hiện tượng mất an toàn trong sản xuất của tổ để kiến nghị với người quản lý.
  • Gương mẫu trong việc thực hiện các quy định an toàn, vệ sinh lao động, các quy trình, quy phạm…
  • Tuyên truyền, vận động thuyết phục công nhân lao động thực hiện công tác bảo hộ lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của mọi người về công tác bảo hộ lao động.

Công tác an toàn vệ sinh lao động tại các đơn vị điều gì là quan trọng nhất ?

Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, y tế thì phương tiện lao động, môi trường lao động và trình độ người lao động là 3 yếu tố tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, thương tật của người lao động. Nếu người lao động được tiếp cận phương tiện lao động phù hợp, môi trường lao động an toàn và nắm được các yếu tố và phương pháp phòng ngừa nguy hiểm thì sức khỏe được đảm bảo, tức là các yếu tố có lợi cho người lao động. Ngược lại thì sẽ gây hại không những trực tiếp cho người lao động mà cả người sử dụng lao động.

Công tác an toàn vệ sinh lao động.

Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe của người lao động, tránh được các yếu tố nguy hiểm trong quá trình làm việc. Nhà nước Việt Nam nói chung và các nước quốc tế nói riêng, đều có những quy định trong luật và các thông tư hướng dẫn để đảm bảo người lao động được làm trong điều kiện có lợi nhất không những đảm bảo sức khỏe mà còn nâng cao được năng xuất lao động giúp cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước ngày một phát triển hơn.

Nội dung công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)  được quy định bắt buộc trong rất nhiều văn bản luật như:  Bộ luật Lao động,Luật Khoáng sản, Luật Công đoàn,  Luật Hóa chất ..vv. Ngoài luật ra thì các văn bản quy phạm pháp luật liên tục được ban hành nhằm bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động.

Đối với hầu hết các nghành thì điều quan trọng nhất chính là các đơn vị phải thành lập hội đồng bảo hộ. Bố trí các cán bộ chuyên trách về an toàn và vệ sinh lao động. Hội đồng lao động đưa ra các quy chế an toàn vệ sinh lao động, xây dựng các kế hoạch huấn luyện đào tạo về ATVSLĐ cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên và người lao động trong đơn vị. Thông qua mạng lưới an toàn vệ sinh viên phổ biến các chính sách quy định mới nhất của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn lao động. Sử dụng có hiệu qủa các trang bị phòng hộ cá nhân trong quá  trình làm việc. Bộ phận y tế cần phải khám sức khỏe định kỳ cho cho người lao động, đưa ra các kế hoạch phục hồi chức năng cho người lao động làm các công việc nặng nhọc hoặc độc hại. Công tác đo đạc kiểm tra môi trường lao động, kiểm tra thiết bị lao động là việc làm cần phải diễn ra thường xuyên.

Tăng cường tham gia phối hợp giữa người sử dụng lao động, lao động trong công tác phổ biến kiến thức an toàn lao động để có một môi trường và điều kiện làm việc an toàn. Người lao động an tâm công tác cống hiến nâng cao năng xuất lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế đất nước

Công tác an toàn trong Huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Các học viên khi tham gia cần phải được phổ biến chung về công tác Phòng cháy chữa cháy(PCCC) và nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ (CNCH). Nội dung triển khai về phòng cháy chữa cháy: Thống kê các vụ cháy lớn, đánh giá tình hình cháy nổ trong thời gian qua. Cung cấp các văn bản pháp luật về PCCC, CNCH. Học viên phải được học các kiến thức cơ bản về công tác PCCC; các biện pháp phóng cháy chữa cháy một số loại hình thường gặp. Học viên cần phải được học về quy trình cứu chữa vụ cháy, quy trình thoát nạn trong đám cháy, giới thiệu về các phương tiện PCCC. Hướng dẫn kiểm tra phương tiện PCCC. Đồng thời được học cách sử dụng Lăng, vòi chữa cháy. Được hướng dẫn đội hình chữa cháy cơ bản và thực hành sử dụng bình chữa cháy xách tay, chăn chiên chữa cháy dập tắt phuy xăng, khay xăng. Các công tác sơ cấp cứu cơ bản ban đầu, các tư thế an toàn khi cấp cứu, cầm máu tạm thời và băng phó cần phải được thực hành kỹ càng Thực hành phòng cháy và chữa cháy theo các tình huống giả định ví dụ: giả định cháy xảy ra tại phòng làm việc trong tầng 3. Nguyên nhân do chập điện mà cháy. 

Ngay khi phát hiện cháy -> Lưu lượng PCCC tại chỗ nhanh chóng báo động -> Tổ chức hướng dẫn thoát nạn -> Tìm , cứu và đưa những người bị kẹt trong đám cháy ra ngoài an toàn, tổ chức sơ cứu ban đầu đối với những người bị thương - > Sử lý bình chữa cháy xách tay để xử lý đám cháy.

an toàn lao động trong phòng cháy chữa cháy

Công tác an toàn trong nghành Y

Ts Phạm Xuân Thành  - Cục Quản Lý Y Yế cho hay: Để hạn chế tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp và đảm bảo ATVSLĐ các đơn vị trong Ngành Y tế cần quan tâm những việc sau đây: Phải nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, nhất là vai trò của người lao động trong việc tự bảo vệ mình và đồng nghiệp, tránh các nguy cơ dẫn đến TNLĐ, cũng như tăng cường các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động. Bên cạnh đó, các đơn vị cần tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, những TNLĐ cần đề phòng; trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật bảo hộ lao động. Bởi công tác ATVSLĐ luôn gắn liền với mọi họat động trong lao động, sản xuất, phải coi việc thực hiện công tác ATVSLĐ là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị – xã hội và mọi cán bộ công nhân viên chức, lao động, đặc biệt là của người sử dụng lao động và người lao động. Song song đó xây dựng văn hóa an toàn, ưu tiên và coi trọng biện pháp phòng ngừa, bảo đảm công tác ATVSLĐ gắn liền với công tác bảo vệ môi trường… là những nội dung quan trọng cần đặt ra.

an toàn lao động trọng nghành y

Công tác an toàn trong nghành xây dựng

Nghành xây dựng là một trong những nghành liên quan đến hoạt động rủi ro dẫn đến rất nhiều các vụ tai nạn, nhẹ thì gây thương tật trên cơ thể, nặng thì dẫn đến thương vong. Vì vậy an toàn lao động trong nghành xây dựng là một trong những vấn đề quan trọng phải là việc làm thường xuyên, nghiêm túc và có sự giám sát chặt chẽ.

Các loại tai nạn thường thấy ở công trường:

1. Ngã từ trên cao

Công nhân xây dựng thường phải làm việc ở môi trường có độ cao như trên giàn giáo, thang, cửa cuốn, mái nhà. Vì vậy nếu ngã từ độ cao xuống thì tỉ lệ tử vong rất cao.

Nguyên nhân các vụ tai nạn ngã từ trên cao

- Mái nhà, sàn mái không được bảo vệ, người lao động không được thắt giây an toàn khi làm việc trên cao

- Thi công giàn giáo không đúng cách , giàn giáo bị nghiêng

- Thang di động không an toàn.

- Công nhân thi công vung tay quá sức mất cân bằng.

- Không có quy trình tháo lắp dàn giáo đúng cách

2. Trượt và ngã

Các vụ tai nạn liên quan đến trượt ngã trong xây dựng thường là do bề mặt đi lại bị trơn trượt, kê nối không an toàn, thi công trong điều kiện mưa gió , bụi, bề mặt nghiêng

3. Điện giật.

Thi công trong điều kiện hệ thống điện tạm bợ chưa hoàn thành, điện giật do các thiết bị cầm tay bị hở không an toàn, làm việc ở nơi ẩm ướt , cách điện bị hỏng, thiết bị không được nối tiếp đất ..vv là một trong những nguyên nhân gây tai nạn điện giật cho người lao động thi công xây dựng.

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì còn rất nhiều các nguyên nhân khác như bị sụt rãnh, đổ tường, bị máy móc va đập vv. Chung quy tất cả tóm lại đều là do người lao động thi công trong môi trường lao động không an toàn, không có thiết bị bảo hộ lao động, không được tập huấn nhận biết các yếu tố nguy hiểm, tuân thủ các biện pháp an toàn. Do đó dẫn đến các vụ tai nạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để giải quyết tình trạng này thì cần phải giải quyết một số vấn đề như sau:

- Nâng cao sự nhận thức về an toàn lao động trong xây dựng cho cả chủ đầu tư, đơn vị tổ chức thi công và mỗi cá nhân thực hiện thi công thông qua các khóa huấn luyện an toàn trong nghành xây dựng.

Tạo môi trường lao động xây dựng an toàn: Khu vực thực hiện thi công phải luôn gọn gàng, loại bỏ tối đa các yếu tố có khả năng gây mất an toàn như: vật sắc nhọn, dụng cụ xây dựng không cần thiết, dây điện bị hở, ổ cắm nối tiếp không đảm bảo chất lượng

Bố trí các biển cảnh báo và nội quy an toàn lao động. Yêu cầu : Các biển này nên ở những vị trí mà tất cả mọi người đều có thể dễ dàng quan sát, thường xuyên nhìn thấy.

– Đối với những vị trí có thể gây nguy hiểm trên công trường, đơn vị thực hiện thi công bắt buộc phải bố trí người hướng dẫn, thực hiện nhiệm vụ cảnh báo để đề phòng tai nạn cho người lao động hoặc người dân.

Người lao động phải được đảm bảo về trang bị bảo hộ lao động bao gồm quần áo, giày, mũ, găng tay và các thiết bị cần thiết khác.

– Chủ đầu tư cùng với nhà thầu thi công phải có kế hoạch dự trù trong xử lý nếu xảy ra tai nạn. Điều này có ý nghĩa quan trọng bởi khả năng mất an toàn trong thi công xây dựng là hoàn toàn có thể xảy đến. Khi có sự chủ động và biện pháp xử lý kịp thời, công trường sẽ không bị rối và hạn chế tối đa thiệt hại về người và của, đồng thời đảm bảo uy tín cho nhà thầu. Cách tốt nhất là nên có 1 nhân viên y tế thường trực ở ngay tại công trình để sử lý các sự cố một cách nhanh chóng, thường xuyên kiểm tra sức khỏe người lao động để đảm bảo họ luôn làm việc trong điều kiện sức khỏe tốt nhất.

an toàn lao động trong nghành xây dựng