Công nghệ CAS trong bảo quản nông sản

CAS (Cells Alive System) là công nghệ bảo quản thực phẩm đông lạnh hiện đại của tập đoàn ABI, Nhật Bản được chuyển giao cho Việt Nam vào tháng 6 năm 2013. Bằng sáng chế công nghệ CAS do ABI sở hữu hiện đang được hơn 22 quốc gia và Cơ quan Sáng chế châu Âu công nhận bảo hộ. Tại Mỹ, sáng chế này được cấp bằng với tên gọi: phương pháp và thiết bị đông lạnh nhanh (Quick freezing apparatus and quick freezing method). CAS đã được đưa vào ứng dụng và nhanh chóng phổ biến trong lĩnh vực bảo quản thủy sản, nông sản, thực phẩm; không chỉ tại Nhật mà còn nhiều quốc gia khác như Mỹ (cá ngừ), Canada (quả thanh quất), Mexico (xoài và bơ), Trung Quốc (trái cây đóng hộp, rau quả đông lạnh, măng, nấm).

Ảnh minh họa

Để khai thác và ứng dụng có hiệu quả của bảo quản lạnh đông bằng công nghệ CAS cần phải được nghiên cứu cơ bản về các yếu tố công nghệ để đưa ra cơ sở khoa học ứng dụng phù hợp. Xuất phát từ bản chất của quá trình lạnh đông nói chung và đặc thù của công nghệ CAS để cần có cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu thông qua yếu tố trung gian là “nước” trong cấu trúc của quả (hay còn gọi là dịch bào), mục tiêu của quá trình là giữ được cấu trúc so với trạng thái nguyên liệu ban đầu sau khi rã đông.

Mặt khác, các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu kinh tế và đầu tư công nghệ cũng cần được quan tâm. Từ kết quả khảo nghiệm và hoàn thiện quy trình công nghệ ở quy mô Pilot là cơ sở để tính toán đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và đề xuất phương án đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ CAS tại Việt Nam.

CAS là một công nghệ mới về cơ sở khoa học đã được công nhận, tuy vậy, còn thiếu những nghiên cứu cơ bản về quá trình và thiết bị CAS. Đặc biệt về công nghệ lạnh đông CAS thì chưa có công trình nào được nghiên cứu một cách bài bản tương ứng phương pháp và kỹ thuật sử dụng với đối tượng thực phẩm cụ thể, những kết quả ứng dụng công nghệ CAS mới chỉ được công bố ở dạng thông tin định tính.

Xuất phát từ thực tế trên, ThS. Nguyễn Mạnh Hiểu, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoach cùng các đồng nghiệp đã thực hiện dự án “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAS (Cell Alive System) trong bảo quản một số loại quả xuất khẩu chủ lực (nhãn, xoài, thanh long)” nhằm các mục tiêu, bao gồm: Xác định được các thông số cần thiết cho chế độ bảo quản lạnh đông với một số loại quả (nhãn, xoài, thanh long) bằng công nghệ CAS; Đánh giá được khả năng ứng dụng công nghệ lạnh đông CAS trong thực tiễn bảo quản quả ở Việt Nam.

Sau một thời gian thực hiện, dự án đã thu được một số kết quả nổi bật như sau:

+ Đã hoàn thiện được quy trình công nghệ bảo quản nhãn lồng Hưng Yên bằng công nghệ lạnh đông CAS quy mô 120kg/ mẻ: Nhãn tươi sau khi thu hoạch được rửa sạch bằng nước chlorine 150-200ppm, sau đó được xử lý với dung dịch axít oxalic 0,2% trong 5 phút ở nhiệt độ 52±2 độ C; làm lạnh sơ bộ ở nhiệt độ 0-4 độ C trong 2h; được cấp đông ở nhiệt độ -40 độ C, với mức độ từ trường 100% CAS; lượng gió cấp đông 80%CAS; sau khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18 độ C đóng gói bằng bao bì PA 0,05mm với khối lượng tịnh 500g sau đó đóng trùng carton 5 lớp, 5- 10kg/thùng, bảo quản ở nhiệt độ -25 độ C trong thời hạn 12 tháng.

+ Đã hoàn thiện được quy trình công nghệ bảo quản xoài Cát Hòa lộc bằng công nghệ lạnh đông CAS quy mô 120kg/mẻ: xoài Cát Hòa Lộc sau khi thu hoạch được rửa sạch bằng nước chlorine 150-200ppm; sau đó, làm lạnh sơ bộ ở nhiệt độ 0-4 độ C trong 6-12h trước khi cấp đông CAS với nhiệt độ cấp đông -50 độ C; tốc độ gió 80%CAS; mức độ từ trường 100%CAS. Sau khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18 độ C đóng gói bằng bao bì PA 0,05mm từng quả hoặc 5 -10kg/ bao gói. Sau đó đóng trùng carton 5 lớp 5-10kg/ thùng bảo quản ở nhiệt độ -25 độ C trong thời hạn 12 tháng.

+ Đã hoàn thiện được quy trình công nghệ bảo quản thanh long ruột đỏ bằng công nghệ lạnh đông CAS quy mô 120kg/mẻ: thanh long ruột đỏ sau khi thu hoạch được rửa sạch bằng nước chlorine 150-200ppm; sau đó, làm lạnh sơ bộ ở nhiệt độ 0-4 độ C trong 6-12h trước khi cấp đông CAS với nhiệt độ cấp đông -35 độ C; tốc độ gió 100%CAS; mức độ từ trường 100%CAS. sau khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18 độ C đóng gói bằng bao bì PA 0,05mm từng quả hoặc 5 -10kg/ bao gói. Sau đó đóng trùng carton 5 lớp 5-10kg/ thùng bảo quản ở nhiệt độ -25 độ C trong thời hạn 12 tháng.

+ Xây dựng được 01 mô hình bảo quản lạnh đông nhãn, xoài, thanh long quy mô 1500kg (mỗi loại 500kg) tại Viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Chất lượng sản phẩm giữ được cấu trúc sau khi rã đông và bảo quản đông 12 tháng, 57 chất lượng cảm quan đạt, tỷ lệ chảy nước dưới 10%, nhiệt độ tâm sản phẩm đạt -18 độ C; các chỉ tiêu vi sinh vật đảm bảo VSATTP tương đương tiêu chuẩn Nhật Bản.

+ Phân tích tài chính hiệu quả đầu tư

* Đề xuất “Đầu tư nhà máy bảo quản lạnh đông CAS (nhãn, xoài, thanh long) qui mô 5-10 tấn sản phẩm/ngày” không khả thi thông qua các thông số tài chính. Vì vậy phương án đề xuất hoạt động sẽ không tạo ra lợi nhuận cho nhà đầu tư, không có khả năng thanh toán nợ vay và thu hồi vốn đầu tư.

* Để bảo quản các loại trái cây có giá trị thấp, thời vụ ngắn mà nên cân nhắc đầu tư ứng dụ đặc biệt;

- Đã công bố được 2 bài báo: 01 bài trên tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và 01 bài đăng trong ký yếu và trình bày tại Hội nghị quốc tế AFC 2017;

* Đã đào tạo được 02 thạc sỹ chuyên ngành công nghệ sau thu hoạch.

Thái Hà

You're Reading a Free Preview
Pages 5 to 8 are not shown in this preview.

CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN MỚI TẠI CASS GIÚP KÉO DÀI THỜI GIAN BẢO QUẢN VÀ NÂNG CAO GIÁ TRỊ NÔNG SẢN

            Hiện nay, nhiều loại nông sản đã được sản xuất rải vụ quanh năm để có thể điều tiết phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả sản xuất. Thế nhưng, tình trạng được mùa mất giá, “giải cứu” nông sản vẫn thường xuyên diễn ra. Nguyên nhân chính là do tính mùa vụ của nông sản, làm cho sản lượng thu hoạch vượt quá sức tiêu thụ của thị trường.Mặc dù cũng đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ để chế biến nông sản, nhưng hoạt động này chỉ mới góp phần tiêu thụ một phần sản lượng nông sản có mẫu mã không đẹp để tạo ra thêm các sản phẩm giá trị gia tăng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản cho rằng, phần lớn sản lượng nông sản vẫn phải được tiêu thụ ở dạng tươi, kể cả xuất khẩu. Do đó, cần phải có những giải pháp công nghệ phù hợp để nâng cao năng lực bảo quản nông sản, phục vụ cho việc tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu dưới dạng tươi.

Thực tế cho thấy, sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tạo được nhiều chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ ổn định và bên vững. Phần lớn sản lượng nông sản sau khi thu hoạch được nông dân bán ngay tại ruộng cho thương lái, hoặc bảo quản bằng những biện pháp thô sơ. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp kinh doanh nông sản cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo quản và đầu tư các hệ thống kho lạnh để bảo quản nông sản. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ giúp bảo quản nông sản trong thời gian ngắn. Nếu lưu kho lạnh quá lâu, sẽ làm giảm chất lượng nông sản. Do đó, những vấn đề hạn chế về công nghệ trong và sau thu hoạch đang gây ra những tổn thất rất lớn và làm sụt giảm giá trị của nông sản.

Một trong những công nghệ đã được áp dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến trên thế giới là Công nghệ Kiểm soát khí quyển – CA. Công nghệ này đã được CASS nghiên cứu và ứng dụng thành công tại thị trường Việt Nam.

Công nghệ này không dùng hóa chất mà chỉ thay đổi thành phần khí quyển, để tác động làm giảm thiểu sự hô hấp của nông sản mà vẫn duy trì được chất lượng và độ tươi ngon của nông sản, góp phần kéo dài tuổi thọ của nông sản. Đồng thời, công nghệ này còn giúp tiêu diệt và ức chế cũng như ngăn ngừa sự phá hại các côn trùng gây hại.

Hệ thống kho bảo quản CASS kết hợp giữa công nghệ Kiếm soát khí quyển – CA và hệ thống robot ASRS mang lại một giải pháp kho bảo quản thông minh cho nông sản. Việc tăng thời gian bảo quản sẽ giúp kéo dài được thời gian bán hàng, khắc phục được tình trạng “được mùa, mất giá” trong kinh doanh nông sản. Đồng thời việc duy trì được chất lượng nông sản sau bảo quản không chỉ giảm được tổn thất mà còn góp phần nâng cao được giá trị cho nông sản.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH BẢO QUẢN RAU QUẢ CASS
Hotline: 0931790829 – 0931780829
Email:
Website: cass.vn
Fanpage: Công ty TNHH Bảo Quản Rau Quả CASS
Địa chỉ: Lô F5, Đường số 6, KCN Hoà Bình, Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An.

Dâu tây sử dụng công nghệ CAS.
Ảnh Nikkei

Công nghệ đông lạnh đã được phát triển từ giữa thế kỷ XIX, và kể từ đó đến trước khi CAS ra đời, kỹ thuật đông lạnh đã có những bước cải tiến rõ rệt. Tuy nhiên, vấn đề của công nghệ này gặp phải đó là việc mất hương vị, độ săn chắc và tươi ngon của thực phẩm sau khi được rã đông. Theo phương pháp truyền thống, quá trình đông lạnh sẽ bắt đầu từ phần bên ngoài của thực phẩm rồi dần tiến vào bên trong. Khi quá trình này xảy ra, các phân tử nước bên trong mô tế bào hình thành nên các tinh thể nước đá lớn, làm hỏng thành và màng tế bào. Vì vậy, khi thực phẩm được rã đông, một số chất tạo hương vị sẽ thoát ra ngoài qua các lỗ hở. Đây là nguyên nhân làm mất hương vị.

Hệ thống CAS được gắn trong tủ cấp đông. Ảnh: Nippon

Các loại thực phẩm, nông sản, thủy sản… cơ bản đều chứa một hàm lượng nước cao, chính vì thế, quá trình cấp – rã đông truyền thống sẽ làm giảm ít nhất 20% giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Mà theo quy chuẩn, chất lượng sản phẩm đông lạnh sẽ tỷ lệ nghịch với lượng nước đóng băng trong tế bào, nghĩa là lượng nước đóng băng càng thấp, chất lượng càng cao.

Hệ thống CAS được gắn trong tủ cấp đông.
Ảnh: Nippon

Tuy nhiên, một doanh nghiệp tại Nhật Bản đã nghiên cứu và giới thiệu một công nghệ hoàn toàn mới, được xem là cuộc cách mạng trong lĩnh vực đông lạnh, tạo tiền đề cho những hoạt động vận chuyển và xuất nhập khẩu sau này.

Tủ lạnh công nghiệp CAS.
Ảnh ABI Company

Công nghệ CAS – giữ hương vị
tươi ngon nguyên bản

Công nghệ CAS – Cells Alive System, được phát triển bởi ABI Co., Ltd., một công ty nhỏ có trụ sở chính tại Nagareyama, tỉnh Chiba, phía đông bắc Tokyo. Norio Owada – Chủ tịch của công ty, là người đã phát triển tủ đông nhanh dành cho kem vào những năm 1970. Sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu công nghệ đông lạnh để bảo quản chất lượng của các nguyên liệu nấu ăn vào năm 1992. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, ông Owada đã nhận thấy hiện tượng mưa đóng băng* trong thiên nhiên, nhờ đó, ông đã nảy ra ý tưởng về một công nghệ mới vào năm 1998.

Trái cây cấp đông trong tủ CAS. Ảnh Nippon

*Mưa đóng băng xảy ra khi hạt mưa rơi xuống dưới dạng lỏng, sau đó đóng băng ngay lập tức khi nó chạm vào các vật thể riêng lẻ trên mặt đất có nhiệt độ dưới O°C.

Trái cây cấp đông trong tủ CAS.
Ảnh Nippon

Đến năm 2000, công nghệ CAS đã được ABI “trình làng”, chỉ cần gắn thiết bị CAS vào các thiết bị cấp đông nhanh hiện có là có thể bảo quản nguyên vẹn độ tươi ngon và hương vị của thực phẩm. Có thể hiểu, CAS không phải là công nghệ làm đông nhanh.

Đây là một công nghệ được kết hợp với kỹ thuật đông lạnh nhanh để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng thực phẩm bằng cách kiểm soát sự hình thành các phân tử nước trong thực phẩm. Như đã đề cập, trong quá trình làm đông, các tinh thể nước đá lớn trên bề mặt thực phẩm sẽ được hình thành, khi đá tan, những chỗ hổng đó sẽ tạo điều kiện để hương vị thoát ra ngoài, đồng thời mất sự liên kết trong thực phẩm.

Để khắc phục vấn đề cốt lõi này, công nghệ CAS sử dụng từ trường xung, sóng tần số thấp và nhiều dạng năng lượng yếu khác nhau để tạo ra từ trường, tương tự như lò viba nhưng kết hợp thêm hệ thống làm lạnh. Thiết bị này được lắp đặt trong tủ đông làm cho các phân tử nước trong thực phẩm rung động, không cho chúng đến gần nhau tạo thành tinh thể. Bằng cách này, nó tạo ra một trạng thái siêu làm mát (Hiện tượng nước siêu lạnh - Supercooled), nơi nước không bị đóng băng ngay cả ở nhiệt độ dưới 0°C. Điều này ngăn các tinh thể đá phá hủy thành tế bào và màng bên trong thực phẩm. Bởi vì mô tế bào không bị phá hủy, hương vị, mùi thơm và kết cấu vẫn còn nguyên vẹn.

Bảng so sánh cách mà CAS làm đông thực phẩm
so với phương pháp truyền thống

Đối với chủ tịch Owada, công nghệ này còn là tương lai của Nhật Bản, khi dân số ở quốc gia này đang già hóa dẫn đến việc sản xuất giảm trong tương lai. Công nghệ CAS sẽ trở nên quan trọng đối với các ngành chính như nông nghiệp và đánh bắt cá. Bằng cách truyền bá “hương vị Nhật Bản” đã qua chế biến và đông lạnh, mang chất lượng tươi mới chuẩn Nhật đến thế giới và mang các sản phẩm bổ dưỡng về đến Nhật Bản, ông Owada hy vọng sẽ thiết lập vững chắc ngành công nghiệp và tạo ra một hướng đi cho thế hệ tương lai.

“Với công nghệ CAS, các loại hải sản sau khi đông lạnh vẫn mang trọn hương vị tươi ngon như mới đánh bắt tại biển“Chủ tịch Norio Owada

Theo Trung tâm Thông tin và Thống kế KH & CN – CESTI, hiện nay, bằng sáng chế công nghệ CAS của ABI đang được hơn 22 quốc gia và Cơ quan Sáng chế châu Âu công nhận bảo hộ.

Khi giới thiệu công nghệ này, Chủ tịch Norio Owada đã tự tin phát biểu rằng: “Hàu sử dụng công nghệ đông lạnh của CAS sẽ mang trọn hương vị tươi ngon như mới đánh bắt tại biển”. Thực tế đã chứng minh lời nói của ông không phải là quảng cáo, khi hàu được đánh bắt bởi các Ama, cộng đồng sống trên đảo ở tỉnh Shimane và cấp đông theo công nghệ CAS đã chinh phục người tiêu dùng cùng các đầu bếp hàng đầu. Tại các quán hàu ở Tokyo, cách đó hơn 600km, hàu có giá 800 yên/ con (khoảng 221.000 đồng), cao hơn giá hàu sống từ các địa điểm khác. Sự khác biệt về giá này cho thấy chất lượng vượt trội của hàu vùng Shimane đã được đông lạnh.

Bên cạnh đó, lợi thế lớn của công nghệ CAS là có thể lắp đặt trên các thiết bị đông lạnh hiện có, cho phép thực phẩm đông lạnh có độ tươi vượt trội mà không phải chịu chi phí cao. “Vì điều này, chúng tôi đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ nước ngoài và các nhà sản xuất chế biến thực phẩm trên toàn thế giới hiện đang sử dụng công nghệ CAS”, ông Owada chia sẻ. Vì quá trình đông lạnh này không làm giảm độ tươi, thực phẩm ở nước ngoài có thể được nhập khẩu với giá rẻ và cũng cho phép nhiều sản phẩm của Nhật Bản được xuất khẩu trên toàn cầu. Đặc biệt, thời gian giữ độ tươi ngon của CAS có thể lên đến 10 năm, một con số vượt trội so với phương pháp truyền thống. Đặc biệt, những thực phẩm này sau khi rã đông hoàn toàn có thể thưởng thức tươi sống như món Sashimi trứ danh của Nhật Bản.

Công nghệ của ABI được đánh giá cao đến mức các nhà hàng sở hữu sao Michelin ở châu Âu đã mua hàu Iwagaki đông lạnh CAS và phục vụ chúng như hàu sống. Hay đông lạnh trái cây, gạo, rau và nhiều loại thực phẩm khác bằng công nghệ CAS đã được chứng minh là vẫn giữ nguyên độ tươi và hương vị hoàn hảo ngay cả sau vài năm.

Hàu Iwagari và Sashimi.
Ảnh Pixta

Ứng dụng trong y học

Các ứng dụng tiềm năng của công nghệ CAS đến từ ABI không chỉ giới hạn trong việc đông lạnh thực phẩm. Vì nó cho phép các mô tế bào được đông lạnh và rã đông ở trạng thái gần như không thay đổi, nên có nhiều triển vọng rằng công nghệ này có thể được áp dụng cho các lĩnh vực y tế như cấy ghép nội tạng và y học tái tạo.

Lĩnh vực y học tái tạo sử dụng tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPS) và tế bào gan, chính vì thế, việc áp dụng CAS đã được tiến hành để bảo quản lạnh các tế bào và cơ quan nội tạng. Với nguyên lý đơn giản, linh hoạt, CAS dễ dàng phù hợp với hệ thống đông lạnh các bộ phận cơ thể như nội tạng, thần kinh, máu và tim. Nếu một trái tim trước đây phải được cấy ghép trong vòng từ 10 đến 14 tiếng, thì với CAS, quá trình này có thể kéo dài đến 10 ngày ở nhiệt độ -30 đến -40 độ C. Công nghệ CAS cũng được ngân hàng răng sữa Future Health Biobank (Fribourg, Thụy Sĩ) tin dùng, lưu trữ răng như một nguồn tế bào gốc thay thế. Đồng thời, việc phát triển công nghệ và nghiên cứu bảo quản lạnh máu vốn được coi là khó khăn để lưu trữ trong thời gian dài cũng sẽ được tiến hành.

Thiết bị LAB-1 sử dụng công nghệ CAS để giữ các tế bào sống nghiên cứu y học.

Ảnh Nippon

Tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thứ 8 nhận chuyển giao công nghệ CAS , đây là bước tiến vượt bậc, giúp nông sản Việt có cơ hội có mặt trên kệ hàng của những chuỗi siêu thị lớn trên thế giới. Phòng Thí nghiệm Công nghệ CAS đầu tiên tại Việt Nam cũng được khánh thành vào năm 2013 nhờ sự phối hợp giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn ABI.

Trước Việt Nam, nhiều quốc gia đã ứng dụng thành công công nghệ này vào việc bảo quản trái cây: Mexico (xoài và bơ), Trung Quốc (trái cây đóng hộp, rau quả đông lạnh)… Chính vì thế, việc có được công nghệ CAS sẽ “gỡ rối” cho bài toán nông sản Việt xuất khẩu. Vải thiều Bắc Giang là một trong những sản phẩm được hưởng lợi nhiều nhất của công nghệ này.

Vải thiều Bắc Giang được bài bán tại siêu thị Nhật.
Ảnh : Báo Bắc Giang

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, vải thiều rất được ưa chuộng nhưng các doanh nghiệp hầu như không thể đưa quả vải ra “sân chơi” quốc tế vì thời gian thu hoạch vải rất ngắn, chỉ từ 1 tháng đến 40 ngày. Vải chín nhanh, nhưng hư hỏng cũng nhanh đã khiến quả vải không có cơ hội trở thành nông sản được ưu tiên xuất khẩu.

Khi công nghệ CAS “cập bến” Việt Nam, Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (Bộ Khoa học và Công nghệ), đơn vị được giao nghiên cứu ứng dụng công nghệ trên đã thu mua vải thiều của 7 hộ dân ở xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Vải được chọn để áp dụng công nghệ này được đảm bảo trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau nhiều năm thử nghiệm, đến năm 2014, 10 tấn vải thiều Lục Ngạn đã được xuất khẩu thành công sang thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, công nghệ CAS đã được Đào Thùy Dương (Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng) nghiên cứu ứng dụng trong bảo quản thịt gà xuất khẩu, kết quả cho thấy thịt gà giữ nguyên được chất lượng ban đầu sau 6 tháng bảo quản. Cho thấy tiềm năng ứng dụng công nghệ này vào bảo quản thủy sản là rất lớn, phù hợp đối với những sản phẩm yêu cầu bảo quản dài ngày mà đảm bảo chất lượng tương đương như mới thu hoạch. Tuy nhiên, để ứng dụng thành công công nghệ này trên tàu cá cần tổ chức nghiên cứu thêm để phù hợp với điều kiện sản xuất và quan trọng hơn là giảm chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình bảo quản thủy sản bằng công nghệ CAS.

Video liên quan

Chủ đề