Công nghệ 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình

Hướng dẫn Giải Công Nghệ 6 Bài 8: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.

1. Bảo quản thực phẩm

1.1 Vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm

Quan sát Hình 8.1, em nhận thấy thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân nào? Làm thể nào để hạn chế các tác nhân gáy hư hỏng thực phẩm?

Bài Làm:

Quan sát Hình 8.1, em nhận thấy thực phẩm có thể bị hư hỏng do những nguyên nhân để lâu ngày, không bảo quản kĩ, hết hạn sử dụng. Sử dụng các phương pháp bảo quản khác nhau tạo nên nhiều sản phẩm thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.

2. Chế biến thực phẩm

2.1. Vai trò, ý nghĩa của thực phẩm

Nêu cảm nhận của em về các thực phẩm trước và sau khi chế biến ở hình 8.3. Từ đó cho biết vì sao nên chế biến khi sử dụng.

2.2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

a. Trộn hỗn hợp thực phẩm

Quan sát quy trình trộn hôn hợp thực phẩm trong Hình 8.4, em hãy cho biết thực phẩm được chế biển như thể nào.

b. Ngâm chua thực phẩm

Em hãy quan sát và cho biết quy trình ngâm chua thực phẩm trong Hình 8.5 được thực hiện như thể nào.

2.3 Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Quan sát hình 8.6 em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa phương pháp nấu và phương pháp còn lại.

c. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

Em hãy hãy mô tả phương pháp làm chín thực phẩm trong hình 8.8.

Bài Làm:

2.1. Thực phẩm sau khi chế biến thơm ngon và hấp dẫn hơn. Việc chế biến có vai trỏ giúp thực phẩm trở nên chín mẻm, dễ tiêu hoá, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho người sử dụng. Thực phẩm có thể được chế biến thành nhiều món ăn có hương vị thơm ngon, đặc trưng cho các dân tộc, vùng miền khác nhau. Các phương pháp chế biển thực phẩm giúp gia tăng tính đa dạng của món ăn, làm phong phú bữa ăn cho con người.

2.2. Quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm gồm các bước:

1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp. Đối

với nguyên liệu động vật phải làm chín trước khi cắt, thái.

2. Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn. Sau đó trộn đều các nguyên liệu với

hỗn hợp nước trộn.

3. Trình bảy món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.

b. Quy trình ngâm chua là: sơ chế nguyên liệu, chế biến món ăn, trình bày món ăn.

2.3. Giống nhau: đều là các phương pháp để nấu chín thực phẩm.

Khác: cách chế biến món kho, luộc, nấu, rán, xào, rang.

c. Hấp (đỏ) và chưng là các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm.

Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt. Thực phẩm sau khi tâm, ướp gia vị được nướng chín đều hai mặt.

Vận Dụng

1. Kể tên các món ăn mà gia đình em thường dùng và sắp xếp chúng vào từng nhóm phương pháp chế biến phù hợp.

2. Hãy quan sát và trình bày cách chế biến một món ăn trong gia đình mà em thích nhất. Nội dung trình bày gồm: nguyên liệu cần dùng, quy trình chế biến, hương vị của món ăn.

3. Dựa vào quy trình trộn hỗn hợp thực phẩm, em hãy thực hiện một món trộn dầu giấm hoặc món nộm với nguyên liệu tự chọn và tính chỉ phí cho món ăn mà em vừa thực hiện.

Bài Làm:

1. Thịt: thịt kho, luộc, rang

Tôm: luộc, tôm chiên

Gà: gà kho, gà chiên mắm.

2.Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Cánh gà rửa nước sạch, sau đó rửa lại với nước muối pha loãng cho hết mùi hôi rồi các bạn đem thấm khô, cho vào lò vi sóng quay ít phút (hoặc có thể luộc qua). Làm như vậy bạn cánh gà khi rán sẽ mau chín, tiết kiệm được thời gian rán. Tỏi băm nhỏ.

Bước 2: Cho cánh gà vào rán ngập dầu với mức lửa to, đến khi lớp da gà có độ giòn và chuyển màu vàng ruộm thì vớt ra. Lót giấy thấm dầu cho bớt độ béo.

Bước 3: Đem phi thơm tỏi với 1 chút dầu ăn. Khi tỏi thơm hạ lửa nhỏ, cho vào chảo đường và nước mắm theo tỉ lệ: 1:1 (cứ 1 thìa nước mắm kèm một thìa đường). Sau khi ước lượng nước mắm và đường vừa đủ, bật lửa to trở lại rồi thả cánh gà vào, cầm cán chảo lắc qua lắc lại cho hỗn hợp tỏi-mắm-đường ngấm đều. Khi thấy món ăn chuyển màu vàng sánh thì tắt bếp, gắp cánh gà ra đĩa trình bày.

Với soạn, giải bài tập Công nghệ lớp 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình bộ sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Công nghệ 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Công nghệ 6.

Câu hỏi giữa bài

Luyện tập

Vận dụng

Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 6 Bài 5: Bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình hay, chi tiết sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Công nghệ 6.

• Nội dung chính

- Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm.

- Phương pháp bảo quản, chế biến thực phẩm phổ biến.

- Chế biến món ăn không sử dụng nhiệt.

- Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm.

1. Bảo quản thực phẩm

1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm

- Tác hại của thực phẩm bị hư hỏng:

+ Giảm giá trị dinh dưỡng.

+ Gây ngộ độc hoặc gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

- Vai trò của bảo quản thực phẩm:

+ Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại.

+ Làm chậm quá trình hư hỏng thực phẩm.

- Ý nghĩa của bảo quản thực phẩm:

+ Tạo nên nhiều thực phẩm có thời hạn sử dụng lâu dài.

+ Làm tăng tính đa dạng của thực phẩm.

+ Tạo thuận tiện trong chế biến và sử dụng.

1.2. Phương pháp bảo quản thực phẩm

- Môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây hại phát triển là: thực phẩm chứ nhiều chất dinh dưỡng và có độ ẩm cao.

- Môi trường hạn chế vi sinh vật hoạt động là: nhiệt độ thấp, nhiều muối, đường, ...

- Một số phương pháp bảo quản thực phẩm:

+ Phơi khô hoặc sấy khô

+ Ướp lạnh, cấp đông

+ Ngâm giấm, ngâm đường.

+ Ướp muối, muối chua

+ Hút chân không

2. Chế biến thực phẩm

2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm

- Vai trò:

+ Thực phẩm chín mềm

+ Dễ tiêu hóa

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Ý nghĩa:

+ Tăng tính đa dạng của món ăn

+ Làm phong phú bữa ăn.

2.2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

a. Trộn hỗn hợp thực phẩm

- Là trộn các nguyên liệu thực phẩm với hỗm hợp nước trộn, tạo món ăn có hương vị đặc trưng.

- Các loại hỗn hợp nước trộn: dầu giấm, nước mắm chua ngọt.

- Các loại xốt: xốt dầu trứng, xốt vừng rang.

- Quy trình trộn:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2. Chế biến món ăn

+ Bước 3. Trình bày món ăn

b. Ngâm chua thực phẩm

- Là ngâm thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm một thời gian để thực phẩm lên menvi sinh vật hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm.

- Hỗn hợp nước ngâm: nước muối, giấm đường.

- Quy trình ngâm chua:

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2. Chế biến món ăn

+ Bước 3. Trình bày món ăn

2.3. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

a. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

- Luộc:

+ Là làm chín mềm thực phẩm tỏng môi trường nhiều nước với thời gian thích hợp.

+ Luộc thực phẩm động vật lâu hơn thực phẩm thực vật.

- Nấu:

+ Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn.

+ Thực phẩm chín mềm hơn món luộc.

- Kho:

+ Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.

+ Thường sử dụng thực phẩm động vật.

b. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

- Rán: là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa.

- Xào: là làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời gian ngắn.

- Rang: là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa.

c. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

- Hấp và chưng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước.

- Nướng: là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt.

3. Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt

3.1. Quy trình chung

+ Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

+ Bước 2. Chế biến món ăn

+ Bước 3. Trình bày món ăn

3.2. Yêu cầu kĩ thuật

- Món ăn ráo nước, có độ giòn và không bị nát.

- Có mùi thơm đặc trưng của các nguyên liệu.

- Có màu sắc đặc trưng của từng nguyên liệu

- Vị vừa ăn.

3.3. Các bước chế biến

Quy trình chế biến món nộm dưa chuột, cà rốt

* Sơ chế nguyên liệu:

1. Nhặt rửa các nguyên liệu

2. Cắt, thái từng loại nguyên liệu

3. Ngâm nước muối

* Chế biến món ăn

4. Pha hỗn hợp nước mắm trộn nộm

5. Trộn cà rốt, dưa chuột với nước mắm trộn nộm.

* Trình bày món ăn

6. Đặt nộm ra đĩa

7. Trình bày kèm nước mắm

Video liên quan

Chủ đề