Con người có thể tham gia những cộng đồng nào năm 2024

Để ứng phó với dịch bệnh, ngành giáo dục đề ra quan điểm rất tích cực: "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học". Trong ảnh, quang cảnh buổi lễ khai giảng năm học mới tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, ngày 5/9/2021. (Ảnh: Thanhuytphcm.vn)

(Thanhuytphcm.vn) - Nội dung thứ tư trong phần “Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030” của văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc”. Đồng thời, phần “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người” cũng chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Vấn đề phát triển con người toàn diện đã được Đại hội IX của Đảng xác định: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đại hội Đảng lần thứ X thì nêu: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”.

Đại hội XII tiếp tục nêu lên những định hướng lớn: 1. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành mục tiêu của chiến lược phát triển, là một trong những nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước; 2. Gắn mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa với xây dựng con người; 3. Khẳng định vấn đề xây dựng con người là 4 trong 6 nhiệm vụ trung tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII; 4. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện gắn với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nội hàm của phát triển con người toàn diện thường được nhắc đến ở những khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, có hiểu biết sâu sắc, tự hào và tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc.

Thứ hai, xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân – thiện – mỹ. Gắn xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…

Thứ ba, xây dựng và phát huy lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; không ngừng nhân rộng các giá trị nhân văn…

Thứ tư, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân; phát huy vai trò của văn học – nghệ thuật trong bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người; bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân và cộng đồng.

Thứ năm, nâng cao thể lực, tầm vóc con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ sáu, đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người…

Học sinh tập thể dục trong điều kiện ứng phó với dịch bệnh. (Ảnh: Baochinhphu.vn)

Với các nội hàm nêu trên, rõ ràng phát triển con người toàn diện là một định hướng tích cực, nhân văn. Đây là một quá trình lâu dài, cần thực hiện kiên trì với nhiều giải pháp đồng bộ.

Trong điều kiện của TPHCM, thực hiện các yêu cầu này có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn đan xen. Chẳng hạn, việc đáp ứng các yêu cầu về giáo dục hiện đại, tiên tiến thuận lợi hơn nhiều địa phương khác nhưng việc tập luyện thể dục thể thao lại khó khăn do hạn chế về không gian, cơ sở vật chất… Việc tiếp thu các tinh hoa của văn hóa nhân loại khá thường xuyên để làm đầy các đặc điểm về văn hóa, lối sống nhưng đồng thời cũng dễ bị các luồng văn hóa độc hại, không phù hợp xâm nhập, tác động. Lối sống đô thị, công nghiệp thể hiện rõ tính sát hợp với điều kiện cuộc sống mới nhưng song song đó là sự phai nhạt về mối gắn kết, nghĩa tình, tính cộng đồng… nếu không có biện pháp ngăn chặn. Nhìn chung, yếu tố yêu nước, tôn trọng pháp luật, trình độ học vấn ngày càng được nâng cao… tiếp tục được thể hiện rõ nhưng sự vi phạm pháp luật, một số biểu hiện tiêu cực trong nhận thức, lối sống có dấu hiệu ngày càng tăng…

Để khắc phục các yếu tố không thuận lợi, cần có những giải pháp tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên về vấn đề phát triển con người toàn diện. Trước hết, cần làm cho mọi người thấy rằng định hướng này hoàn toàn phù hợp xu thế phát triển của con người Việt Nam, đất nước Việt Nam và tiến gần đến xã hội xã hội chủ nghĩa. Đã là xu thế mang tính tất yếu thì càng chủ động, tích cực thì kết quả đạt được càng căn cơ, bền vững; ngược lại nếu không mạnh dạn thì các yếu tố tiêu cực và khó khăn có thể phức tạp hơn, đậm nét hơn.

Trên từng lĩnh vực, cần có những giải pháp phù hợp, bền vững. Chẳng hạn, trong giáo dục, phải thực sự áp dụng các phương pháp hiện đại, tiên tiến, khắc phục dần cách truyền thụ một chiều, đóng khung; phải kết hợp giáo dục hợp lý, hài hòa giữa “văn” (kiến thức), “lễ” (đạo đức), “thể” (sức khỏe), “mỹ” (một số “kỹ năng mềm”); phải thực sự lấy người học làm trung tâm như các định hướng của Đảng, để phát huy năng lực, sáng tạo của từng cá nhân mà không bị gò ép trong khuôn khổ…

Hay song song với việc xây dựng các đặc điểm, yếu tố tích cực cho cá nhân, cộng đồng, cần đẩy mạnh việc đấu tranh phê phán các biểu hiện chưa lành mạnh, sai trái của các cá nhân, nhóm người để góp phần định hướng những chuẩn mực về lối sống, đạo đức, ý thức… mà mọi người cần hướng tới. Đặc biệt là phải đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong hệ thống chính trị, tổ chức đảng, trong cán bộ, đảng viên,… để mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ sự nêu gương trong việc thực hiện các giải pháp phát triển con người toàn diện.

Chủ đề