Cơ sở đầu tiên của mọi vật trong vũ trụ là gì

Mục lục

Từ nguyênSửa đổi

Từ "vũ trụ" trong tiếng Việt được vay mượn từ tiếng Hán "宇宙". Vũ "宇" trong vũ trụ "宇宙" có nghĩa là không gian, còn trụ "宙" có nghĩa là thời gian. Vũ trụ nghĩa mặt chữ là không gian và thời gian.[21]

Định nghĩaSửa đổi

Vũ trụ có thể được định nghĩa là mọi thứ đang tồn tại, mọi thứ đã tồn tại, và mọi thứ sẽ tồn tại.[22][23][24] Theo như hiểu biết hiện tại, Vũ trụ chứa các thành phần: không thời gian, các dạng năng lượng (bao gồm bức xạ điện từ và vật chất), và các định luật vật lý liên hệ giữa chúng. Vũ trụ bao hàm mọi dạng sống, mọi lịch sử, và thậm chí một số nhà triết học và khoa học gợi ý rằng nó bao hàm các ý tưởng như toán học và logic.[25][26][27]

Các tiến trình và Vụ Nổ LớnSửa đổi

Bài chi tiết: Vụ Nổ Lớn và Biên niên của Vũ trụ

Mô hình được chấp nhận rộng rãi về nguồn gốc của Vũ trụ đó là lý thuyết Vụ Nổ Lớn.[28][29] Mô hình Vụ Nổ Lớn miêu tả trạng thái sớm nhất của Vũ trụ có mật độ và nhiệt độ cực kỳ lớn và sau đó trạng thái này giãn nở tại mọi điểm trong không gian. Mô hình dựa trên thuyết tương đối rộng và những giả thiết cơ bản như tính đồng nhất và đẳng hướng của không gian. Phiên bản của mô hình với hằng số vũ trụ học (Lambda) và vật chất tối lạnh, gọi là mô hình Lambda-CDM, là mô hình đơn giản nhất cung cấp cách giải thích hợp lý cho nhiều quan sát khác nhau trong Vũ trụ. Mô hình Vụ Nổ Lớn giải thích cho những quan sát như sự tương quan giữa khoảng cách và dịch chuyển đỏ của các thiên hà, tỉ lệ giữa số lượng nguyên tử hiđrô với nguyên tử heli, và bức xạ nền vi sóng vũ trụ.

Tiến trình của Vũ trụ
Trong biểu đồ này, thời gian truyền từ trái sang phải, vì vậy tại bất kỳ thời điểm nào, Vũ trụ được biểu diễn bằng một "lát" hình đĩa của biểu đồ.

Trạng thái nóng, đặc ban đầu được gọi là kỷ nguyên Planck, một giai đoạn ngắn kéo dài từ lúc thời gian bằng 0 cho tới một đơn vị thời gian Planck xấp xỉ bằng 10−43 giây. Trong kỷ nguyên Planck, mọi loại vật chất và mọi loại năng lượng đều tập trung trong một trạng thái đặc, nơi lực hấp dẫn được cho là trở lên mạnh ngang với các lực cơ bản khác, và tất cả các lực này có thể đã thống nhất làm một. Từ kỷ nguyên Planck, Vũ trụ đã giãn nở cho tới hình dạng hiện tại, mà có khả năng nó đã trải qua một giai đoạn lạm phát rất ngắn khiến cho kích thước của Vũ trụ đạt tới kích thước lớn hơn nhiều chỉ trong ít hơn 10−32 giây.[30] Giai đoạn này làm đều đặn đi các khối cục vật chất nguyên sơ của Vũ trụ và để lại nó trong trạng thái đồng đều và đẳng hướng như chúng ta quan sát thấy ngày nay. Các thăng giáng cơ học lượng tử trong suốt quá trình này để lại các thăng giáng mật độ trong Vũ trụ, mà sau đó trở thành mầm mống cho sự hình thành các cấu trúc trong Vũ trụ.[31]

Sau kỷ nguyên Planck và lạm phát tới các kỷ nguyên quark, hadron, và lepton. Theo Steven Weinberg, ba kỷ nguyên này kéo dài khoảng 13,82 giây sau thời điểm Vụ Nổ Lớn.[32] Sự xuất hiện của các nguyên tố nhẹ có thể được giải thích bằng lý thuyết dựa trên sự giãn nở của không gian kết hợp với vật lý hạt nhân và vật lý nguyên tử.[33] Khi Vũ trụ giãn nở, mật độ năng lượng của bức xạ điện từ giảm nhanh hơn so với mật độ của vật chất bởi vì năng lượng của một photon giảm theo bước sóng của nó. Cùng với Vũ trụ giãn nở và nhiệt độ giảm đi, các hạt cơ bản kết hợp lại thành những hạt tổ hợp lớn hơn và ổn định hơn. Do vậy, chỉ vài giây sau Vụ Nổ Lớn, hình thành các hạt proton và neutron ổn định và rồi hình thành lên các hạt nhân nguyên tử thông qua các phản ứng hạt nhân.[34][35] Quá trình này, gọi là tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, dẫn tới sự có mặt hiện nay của các hạt nhân nhẹ, bao gồm hiđrô, deuteri, và heli. Tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn kết thúc sau khoảng 20 phút, khi nhiệt độ Vũ trụ giảm xuống mức không còn đủ để xảy ra các phản ứng tổng hợp hạt nhân nữa.[36] Ở giai đoạn này, vật chất trong Vũ trụ chủ yếu là plasma nóng đặc chứa các electron mang điện tích âm, các hạt neutrino trung hòa và các hạt nhân mang điện tích dương. Các hạt và phản hạt liên tục va chạm và hủy thành cặp photon và ngược lại. Kỷ nguyên này được gọi là kỷ nguyên photon, kéo dài trong khoảng 380 nghìn năm.[37]

Với photon không còn tương tác với vật chất nữa, Vũ trụ bước vào giai đoạn vật chất chiếm đa số về mật độ (matter-dominated era; lưu ý là giai đoạn này sau khoảng 47 nghìn năm kể từ Vụ Nổ Lớn,[38] bởi Vũ trụ vẫn như màn sương mờ đục-optical thick-đối với bức xạ. Trước giai đoạn này là bức xạ chiếm đa số và động lực của Vũ trụ bị chi phối bởi bức xạ.). Đến thời điểm của kỷ nguyên tái kết hợp - sau khoảng 380 nghìn năm, electron và các hạt nhân hình thành lên các nguyên tử ổn định, cho phép Vũ trụ trở lên trong suốt với sóng điện từ. Lúc này ánh sáng có thể lan truyền tự do trong không gian, và nó vẫn còn được quan sát cho tới tận ngày nay với tên gọi bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB). Sau khoảng 100 đến 300 triệu năm, những ngôi sao đầu tiên bắt đầu hình thành; đây là những ngôi sao rất lớn, sáng và chịu trách nhiệm cho quá trình tái ion hóa của Vũ trụ. Bởi không có các nguyên tố nặng hơn lithi từ giai đoạn tổng hợp hạt nhân Vụ Nổ Lớn, những ngôi sao này đã tạo ra các nguyên tố nặng đầu tiên bởi quá trình tổng hợp hạt nhân sao.[39] Vũ trụ cũng chứa một dạng năng lượng bí ẩn gọi là năng lượng tối; mật độ năng lượng của năng lượng tối không thay đổi theo thời gian. Sau khoảng 9,8 tỷ năm, Vũ trụ đã giãn nở đến mức độ khiến cho mật độ của vật chất nhỏ hơn mật độ của năng lượng tối, đánh dấu bắt đầu của giai đoạn năng lượng tối thống lĩnh Vũ trụ (dark-energy-dominated era).[40] Trong giai đoạn này, sự giãn nở gia tăng của Vũ trụ là do năng lượng tối.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Nhân vật này trong bức họa từng được xem là Boethius, tuy nhiên gương mặt ông lại có nhiều nét giống Anaximander, đây có thể là hình ảnh đại diện của Anaximander.See //www.mlahanas.de/Greeks/SchoolAthens2.htm for a description of the characters in this painting.
  2. ^ Themistius, Oratio 36, §317

Liên kếtSửa đổi

Wikiquote có sưu tập danh ngôn về:
Anaximandros
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Anaximandros.
Wikisource có văn bản gốc liên quan đến bài viết:
Anaximander
  • Philoctete - Anaximandre: Fragments (tiếng Pháp) (tiếng Anh)
  • The Internet Encyclopedia of Philosophy - Anaximander
  • Extensive bibliography by Dirk Couprie
  • Bản mẫu:ScienceWorldBiography

Tiểu sử của Anaximander

Văn bởi
Portillo của Đức

Bình luận

Chúng ta sống thật hay sống ảo?

Nguồn hình ảnh, Alamy

Bạn có phải là người thật không? Còn tôi thì sao?

Câu hỏi này từng là mối trăn trở quan tâm của các nhà triết học, từ cái thời mà giới khoa học gia chỉ muốn tìm hiểu xem thế giới xung quanh là gì, và tại sao.

Thế nhưng ngày nay, một số nhà vật lý, thiên văn học và kỹ sư công nghệ nay đang hào hứng với ý tưởng cho rằng chúng ta thực ra đang sống trong một cỗ máy giả lập khổng lồ, kiểu như thế giới ảo trong phim Ma trận (Matrix), nhưng mọi người đều ngỡ đó là đời thực.

Phát hiện sóng radio lạ ngoài vũ trụ

Quảng cáo

Nasa muốn 'ném thiên thạch' về phía Trái Đất

Sóng sát thủ nuốt chửng tàu thuyền trên đại dương

Nhưng mà mọi thứ đều quá thật chứ không phải là như trong một môi trường giả định. Sức nặng của chiếc tách tôi cầm trong tay, hương vị cà phê tỏa ra từ đó, rồi những âm thanh xung quanh - làm sao những thứ như thế lại có thể là giả được?

Tuy nhiên, hãy nhìn vào những bước tiến nhanh chóng trong ngành máy tính và công nghệ thông tin trong vài thập niên vừa qua.

Máy tính đem đến cho chúng ta những trò chơi thực tế đến kỳ lạ - chẳng hạn như các nhân vật tự động có phản ứng thích hợp trước các lựa chọn của chúng ta. Điều đó hẳn đã đủ để khiến bạn cảm thấy ít nhiều hoang mang.

Trong Ma trận, con người bị kẹt trong một quyền lực hiểm ác, bị mắc kẹt trong thế giới ảo mà họ chấp nhận là 'thực tế' mà không một lời thắc mắc.

Cơn ác mộng khoa học về việc bị mắc kẹt trong một thế giới do chính trí não của chúng ta tạo ra là điều đã có từ thời trước, ví dụ như trong phim Videodrome của David Cronenberg (1983), và Brazil của Terry Gilliam (1985).

Với những viễn cảnh đáng sợ này, chúng ta nảy sinh ra hai câu hỏi. Làm thế nào để chúng ta biết chuyện đó? Nếu quả thực có thì liệu đó có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Nguồn hình ảnh, Science Photo Library

Chụp lại hình ảnh,

Liệu có phải Vũ trụ của chúng ta do ai đó tạo ra không?

Ý tưởng cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới giả lập được một số nhân vật có tiếng tán thưởng.

Hồi tháng 6/2016, doanh nhân công nghệ Elon Musk khẳng định với tỷ lệ "một tỷ ăn một" cho ý tưởng phản bác việc chúng ta đang sống trong "thực tế gốc".

Khi đàn sói xám làm bá chủ rừng Yellowstone

Bọ hung, từ huyền thoại đến đời thực

Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề

Tương tự, chuyên gia hàng đầu về máy móc thông minh tại Google, Ray Kurzweil nói rằng "có thể toàn bộ vũ trụ của chúng ta là một thử nghiệm khoa học của một số sinh viên trung học tại một vũ trụ khác".

Chưa hết, một số nhà vật lý học sẵn sàng tìm hiểu về khả năng này.

Hồi 4/2016, một số người đã tranh luận tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York.

Không ai trong những người này đề cập tới chuyện phải chăng chúng ta đang bị giam giữ về mặt thể chất trong một số môi trường nào đó, và bị 'tẩy não' để tin vào thế giới quanh mình, tương tự như trong Ma trận.

Thay vào đó, họ đưa ra ít nhất là hai giả thiết để thuyết phục mọi người tin rằng vũ trụ quanh ta không phải là thật.

Video liên quan

Chủ đề