Có nên thử đường huyết mỗi ngày

Kiểm tra đường huyết là cách đánh giá về lượng đường trong cơ thể và đồng thời  hỗ trợ chẩn đoán những vấn đề sức khỏe của cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày, hướng dẫn bạn cách để duy trì đường huyết ổn định.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Đường hay còn gọi là glucose máu được đánh giá là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Nó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh, não bộ và nhiều cơ quan khác.

Chỉ số đường huyết (GI: glycemic index) chính là kết quả của nồng độ glucose trong máu, được tính theo đơn vị mmol/l hay mg/dl.

Kiểm tra đường huyết là cách đánh giá về lượng đường trong cơ thể

Lượng đường trong máu có thể thay đổi liên tục và có liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống, sinh hoạt của chúng ta. Tuy nhiên, nếu chỉ số này thường xuyên ở mức cao, đồng nghĩa với việc nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cũng tăng cao, thậm chí gây ảnh hưởng, biến chứng đến thận, mạch máu,... hay nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

2. Các mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày

Chỉ số đường huyết liên tục thay đổi trong ngày vì thế, bạn cần hiểu mới có thể đánh giá chính xác được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Đường huyết lúc đói, lúc vừa ăn xong hay ở bất cứ thời điểm nào trong ngày sẽ có sự chênh lệch. Cụ thể, đối với một người bình thường, chỉ số đường huyết dưới đây được cho là an toàn:

  • Đường huyết ở mộ thời điểm bất kỳ sẽ nhỏ hơn 140 mg/dL (tương đương với 7,8 mmol/l).

  • Đường huyết khi bạn đang đói sẽ thấp hơn < 100 mg/dL (tương đương 5,6 mmol/l).

  • Đường huyết sau bữa ăn thấp hơn 140 mg/dl (tương đương 7,8 mmol/l).

  • Xét nghiệm HbA1C thấp hơn 5,7%.

Lượng đường được kiểm tra sau ăn thấp hơn 140mg/dL được cho là ổn định

Dựa vào các chỉ số đường huyết an toàn phía trên chúng ta có thể chia ra các mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày như sau:

  • Kiểm tra đường huyết lúc đói: Đây là mốc thời gian đầu tiên trong ngày để kiểm tra lượng đường trong máu. Bệnh nhân sẽ được kiểm tra lần đầu vào buổi sáng, đồng thời đảm bảo bệnh nhân đã nhịn ăn từ 8 tiếng trở lên. Với một cơ thể đang đói, chỉ số đường huyết sẽ ở khoảng 70 mg/dL đến 92 mg/dL. Đây là một chỉ số được đánh giá là bình thường, ổn định. Những trường hợp này sẽ ít nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

  • Kiểm tra đường huyết sau ăn: Bệnh nhân sẽ được đo lượng đường huyết khoảng 1 đến 2 tiếng sau ăn. Đối với một cơ thể khỏe mạnh thì chỉ số ổn định sẽ thấp hơn 140mg/dL.

  • Kiểm tra đường huyết lúc đi ngủ: Ở người bình thường, chỉ số đường huyết trước đi ngủ sẽ nằm trong khoảng từ 110 - 150mg/dL.

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c): Đây là chỉ số được xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đái tháo đường đồng thời kiểm soát hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Nếu HbA1c thấp hơn 6,5%, thì đây sẽ là một chỉ số bình thường không đáng lo ngại.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c để chẩn đoán bệnh đái tháo đường

Tình trạng đường huyết quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho sức khỏe chúng ta. Cụ thể như sau:

Nếu lượng đường huyết trong máu chỉ dưới 70 mg/dL được đánh giá là tình trạng hạ đường huyết. Bệnh nhân cần được can thiệp kịp thời, vì tình trạng này có thể khiến bệnh nhân bị hôn mê và gây ra tổn thương não.

Những trường hợp đường huyết cao có thể do tuyến tụy không đủ khả năng để tiết insulin hoặc lượng insulin đủ nhưng không có tác dụng. Điều này khiến cho tuyến tụy phải hoạt động nhiều hơn và dễ bị tổn thương. Đồng thời, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt dễ dẫn đến tình trạng mạch máu bị xơ cứng, xơ vữa động mạch,...

3. Phải làm sao để duy trì chỉ số đường huyết ổn định?

Lượng đường trong máu chịu nhiều tác động của chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chính vì thế để duy trì đường huyết ổn định, bạn cần lên kế hoạch về một chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh như sau:

Điều đầu tiên, bạn cần phải lưu ý và thường xuyên theo dõi đường huyết trong máu để biết được tình trạng sức khỏe của mình ra sao và từ đó sẽ có hướng xử lý kịp thời.

Đối với những trường hợp cần phải uống thuốc hạ đường huyết hoặc phải tiêm insulin thì cần phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều thuốc hay dừng thuốc,... gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ chính là cách giúp giảm những tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Vận động thường xuyên để duy trì lượng đường trong máu

Nên ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng trong ngày. Nên ăn những thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Nên ăn những loại thực phẩm màu xanh và đỏ tươi chẳng hạn như nho, dâu và các loại quả mọng. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là những loại thực phẩm có chứa anthocyanins giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Uống sữa: Một số sản phẩm từ sữa sẽ góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin. Nguyên nhân là các protein và enzyme trong sữa có khả năng làm chậm sự chuyển hóa đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu.

Không nên nhịn ăn sáng. Đây là thói quen không tốt và có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, cũng như tác động nhiều đến chỉ số đường huyết. Ăn sáng đầy đủ sẽ giúp bạn ổn định được lượng đường huyết trong suốt cả ngày. Đồng thời, hãy kết hợp một cách khoa học với các dưỡng chất như protein, tinh bột, chất béo cùng với các loại trái cây, các loại hạt để ổn định đường huyết.

Vận động thường xuyên: Thói quen lười vận động chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý và cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng đường huyết trong cơ thể bạn. Bạn nên tập thể dục hàng ngày, hãy lựa chọn bài tập mà mình yêu thích và tập trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Khi tập luyện, việc đổ mồ hôi cũng giúp bạn ngăn ngừa bệnh tiểu đường hơn nữa một chế độ tập luyện lâu dài cũng sẽ giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin. Lưu ý hãy khởi động kỹ và kiểm tra đường huyết, huyết áp và tình trạng tim mạch trước khi tập.

Trên đây là thông tin về các mốc thời gian kiểm tra đường huyết trong ngày và cách giúp bạn duy trì đường huyết ổn định. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.

Đo đường huyết lúc đói vào buổi sáng và đường huyết sau ăn 2h, HbA1C đều cần thiết trong quản lý bệnh đái tháo đường và có ý nghĩa khác nhau.

Hỏi:

- Đường huyết nên thử lúc đói (buổi sáng) hay sau ăn 2 tiếng? - Khi tôi đi khám bệnh khác có lướt qua kiểm tra đường huyết tức thời và thấy thấp nên vô tình bác sĩ bỏ qua mà không kiểm tra Hba1c. Đến lúc bị tiểu đường thì mới kiểm tra Hba1c thì đã muộn, vậy nên thế nào? - Có người đường huyết khi đói thấp chỉ bị rối loạn đường huyết sau ăn, Hba1c không cao, thử dung nạp gluco thì hơi cao, đường huyết khi đói thấp. Tiêu chí đánh giá bị tiểu đường dựa vào yếu tố nào?

- Người bị tiểu đường duy trì đường huyết ổn định, Hba1c ổn thì định kỳ cần xét nghiệm những gì? Ví dụ microabumin niệu không tốt thì phải như thế nào, trong khi duy trì đường huyết ổn định và Hba1c tốt. (Ngọc Hiệp)

Trả lời:

Chào bạn, tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn lần lượt như sau:

- Đường máu lúc đói (sáng), đường máu sau ăn 2h, HbA1C đều cần thiết trong quản lý bệnh đái tháo đường và có ý nghĩa khác nhau. Đường buổi sáng lúc đói do gan tiết ra trong đêm và được kiểm soát bằng insulin tiết ra ban đêm hay mũi insulin nền, đường huyết sau ăn (thường đo sau ăn 2h) phản ảnh hoạt động tiết insulin trong bữa ăn, HbA1C phản ánh hiệu quả điều trị đái tháo đường trong thời gian 3 tháng gần nhất. Người bệnh được kiểm soát đường máu tốt phải đáp ứng cả 3 chỉ số trên.

- Đa số bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường có đường máu lúc đói cao. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân có đường máu buổi sáng không cao, thậm chí bình thường vẫn bị đái tháo đường. Thông thường chỉ kiểm tra xét nghiệm glucose lúc đói là đủ nhưng một số trường hợp có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường cao thì bác sĩ sẽ cho làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết và cả xét nghiệm HbA1C.

- Xác định bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường có nhiều tiêu chí khác nhau như: đường máu lúc đói cao và/hoặc đường máu sau làm nghiệm pháp cao (>=11.1mmol/L) và/hoặc đường máu bất kỳ >=11.1mmol/L kèm triệu chứng kinh điển của bệnh đái tháo đường và/hoặc HbA1C >=6.5% (labo được kiểm chuẩn quốc tế). Mỗi chỉ số trên cũng cần thêm thông tin khác nữa tùy từng cá thể.

- Người bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt đường máu như đã nói trên. Ngoài việc tự theo dõi đường máu tại nhà thì vẫn phải khám tại bệnh viện định kỳ để kiểm tra kết quả đường máu, các tác dụng phụ của thuốc, việc kiểm soát các bệnh kèm theo (THA, RLLP,...), các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân có biến chứng thì bác sĩ sẽ điều trị tuỳ trường hợp cụ thể.

TTƯT.TS.BS Hoàng Kim Ước
Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Người bệnh tiểu đường có thể đo đường huyết 3 lần trong ngày, tránh lạm dụng; tuy nhiên, tần suất còn phụ thuộc vào lượng đường trong máu, dùng thuốc.

Kết quả đo đường huyết theo thời gian thực 24 giờ một ngày cho phép những người mắc bệnh tiểu đường theo dõi mức đường huyết. Nhờ đó, người bệnh có thể linh hoạt thay đổi các loại thực phẩm trong ngày, hạn chế thực phẩm nguy cơ, đồng thời cân đối hoạt động thể chất, sinh hoạt.

Theo tờ Very Well Health (Mỹ), khi người bệnh cảm thấy mệt có thể do hạ hoặc tăng đường huyết, việc xác định mức đường huyết ngay cả sáng sớm hay nửa đêm có thể hữu ích. Người bệnh có thể biết cần nạp thêm gì hay cắt bỏ gì trong các bữa ăn trước đó. Bên cạnh đó, tự đo đường huyết còn giúp làm rõ ảnh hưởng của chế độ ăn uống và tập thể dục đối với lượng đường trong máu của mỗi cá nhân. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA), theo dõi đường huyết tại nhà là phần không thể thiếu trong việc lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân tiểu đường, nhất là bệnh nhân tiểu đường dùng insulin.

Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường nên đo đường huyết mấy lần trong ngày và đo nhiều lần có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không. Theo các chuyên gia, mặc dù đo đường huyết tại nhà cung cấp kết quả nhanh, tiện lợi nhưng trong nhiều trường hợp vẫn tồn tại một số hạn chế.

Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyên, người bệnh cần tiêm nhiều insulin nên kiểm tra lượng đường trong máu khoảng 3 lần một ngày. Đối với những trường hợp mắc bệnh tiểu đường khác, người bệnh không nên lạm dụng việc đo đường huyết. Một số nghiên cứu cho thấy rằng theo dõi thường xuyên không phải lúc nào cũng hữu ích đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Việc cố gắng kiểm tra mức đường huyết thường xuyên có thể liên quan đến các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như phủ nhận về bệnh tiểu đường, trải qua tình trạng kiệt sức do bệnh tiểu đường hoặc bị trầm cảm.

Đo đường huyết hỗ trợ kiểm soát bệnh phù hợp. Ảnh: Shutterstock

Tần suất kiểm tra đường huyết phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Dùng thuốc: một số loại thuốc uống có thể gây hạ đường huyết và làm lượng đường trong máu thấp. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc, người bệnh tiểu đường có thể cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.

Thay đổi: người vừa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bắt đầu sử dụng thuốc mới hay dùng thêm một loại thực phẩm mới, vừa tăng hoặc giảm cân, thử sức với môn thể thao mới cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn trong ngày.

Lượng đường trong máu khi được chẩn đoán: những người có lượng đường trong máu cao khi được chẩn đoán cũng cần phải xét nghiệm thường xuyên hơn. Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, mức đường huyết trước bữa ăn phải nằm trong khoảng 70-130 mg/dL và sau bữa ăn nên dưới 180 mg/dL.

Bên cạnh đó, kiểm tra đường huyết nên thực hiện thường xuyên hơn trong thời gian bị ốm, trước khi lái xe hoặc tham gia vào các hoạt động rủi ro cao.

Các dụng cụ đo đường huyết tại nhà hỗ trợ nhiều cho người mắc bệnh tiểu đường. Khi có nhu cầu, máy đo đường huyết tại nhà giúp người bệnh hạn chế được việc di chuyển đến bệnh viện, những người có nỗi sợ hãi với việc lấy máu xét nghiệm cũng cảm thấy thoải mái hơn khi đo đường huyết tại nhà.

Anh Chi
(Theo VeryWellHealth, Health)

Video liên quan

Chủ đề