Có nên lấy tủy răng sữa

Vì sao lấy tủy răng sữa cần thiết?Nội dungRăng sữa là những chiếc răng đầu đời của con trẻ, nếu không được bảo tồn tốt sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh lại lo ngại khi điều trị tuỷ răng sữa có gây ảnh hưởng gì không khi răng con bị bệnh? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau!

Vì sao lấy tủy răng sữa cần thiết?

Với trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu hay viêm tủy răng, hầu hết cả nha sĩ đều yêu cầu điều trị tuỷ răng sữa bằng cách lấy tủy. Thực hiện lấy tủy răng sữa trước khi trẻ mọc răng vĩnh viễn sẽ giúp giữ cho răng hư được hoạt động bình thường nhất, không ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai. Đồng thời, đây cũng là quá trình cần thực hiện để giúp răng vĩnh viễn định hình sẵn khung, không để các tình trạng mủ chân răng, viêm nhiễm, đau nhức,… làm phiền.

Mặc dù đã tiến hành quy trình lấy tủy và trám răng sữa nhưng đến thời điểm thích hợp, trẻ vẫn mọc răng vĩnh viễn để thay thế cho răng sữa. Từ nhỏ, răng sữa giúp trẻ phát âm rõ tiếng, không vấp không ngọng, vì vậy điều trị tuỷ răng sữa khi răng hỏng là điều cần thiết, chứ không nên để mất răng ngay rồi đợi răng vĩnh viễn mọc.

Lấy tuỷ răng hàm cho bé

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tổn thương tuỷ răng ở trẻ nhỏ, như: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn quá nhiều đồ ngọt, tai nạn chấn thương làm ảnh hưởng đến tủy răng… 2 trường hợp sau đây sẽ được bác sĩ chỉ định lấy tủy răng:

  • Khi sâu răng lan tới phần tuỷ buồng, tuy nhiên tủy tại chân răng thì chưa bị tổn thương. Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách lấy tủy hỏng từ phần buồng tủy cho đến ống tuỷ răng, giữ lại riêng phần tủy còn lành ở chân răng và trám lại.
  • Răng sữa sâu nặng gây ra tình trạng viêm tủy cấp tính hoặc viêm tủy mãn tính, hoặc tủy hoại tử. Song song với đó là những dấu hiệu đau đớn nhiều về đêm, đôi khi cơn đau bộc phát, răng bị sưng và lung lay, nướu răng chảy mủ thì bác sĩ sẽ phải lấy toàn bộ phần tủy, sau đó trám lại.

Có thể bạn quan tâm

Viêm tủy răng có mủ có thể khiến bạn bị mất răng và ảnh hưởng xấu đến lợi. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Tham khảo ngay bài viết sau:

Hướng dẫn điều trị viêm tủy răng có mủ

Lấy tủy răng sữa có gây nguy hiểm cho trẻ?

Răng là bộ phận nhạy cảm có chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nên đa phần cha mẹ vẫn lo sợ việc lấy tủy răng sữa sẽ ảnh hưởng đến thần kinh cũng như sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nhiều nha sĩ đã khẳng định: Điều trị tuỷ răng sữa là cách chữa lành cho những vết thương răng ở trẻ. Sau khi khỏi, trẻ sẽ khỏe mạnh và ăn uống được như bình thường.

Lấy tủy răng sữa không gây nguy hiểm cho trẻ

Lợi ích của phương pháp lấy tủy răng sữa

Khi còn nhỏ, trẻ sẽ có răng sữa. Thực chất, răng sữa ở trẻ cũng có chức năng và nhiệm vụ giống như răng vĩnh viễn của người lớn với khả năng ăn nhai, nói chuyện, phát âm,… Trường hợp trẻ bị viêm tủy răng, rất nhanh chóng răng sẽ bị tổn thương và gây ảnh hưởng cho những mầm răng nhỏ. Do đó, việc điều trị tuỷ răng sữa cho trẻ là hoàn toàn cần thiết. Điểm lại những lợi ích lớn của việc lấy tủy răng sữa:

  • Chữa tủy thành công giúp trẻ có lại chức năng ăn nhai bình thường.
  • Trường hợp răng hư mà phải nhổ răng sữa sẽ vô tình tạo ra khoảng trống cho hàm răng, điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai, thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Do đó, giải pháp chữa tuỷ răng sữa sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
  • Không mất răng sẽ giúp trẻ phát âm rõ ràng, tròn chữ.
  • Để khung xương của hàm răng được phát triển bình thường và định hình cho răng vĩnh viễn mọc hợp lý và đều đặn.

Lấy tủy răng sữa có ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn không?

Theo quy luật bình thường, mầm răng vĩnh viễn nằm ở dưới răng sữa. Trong giai đoạn thay răng, răng sữa rụng đi, tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu trẻ phải nhổ răng sữa sớm sẽ dễ làm răng vĩnh viễn mọc chậm lại, để lại những khoảng trống mà chẳng may điều đó khiến có thể cho răng ở 2 bên lại mọc lệch. Từ đó, dẫn đến việc răng bị mọc thiếu, mọc kẹt khiến trẻ có thể gặp phải những bệnh lý nguy hiểm về răng.

Bên cạnh đó, khi răng sữa đã nhiễm trùng, tổn thương mà không kịp thời điều trị sẽ dễ lan sang những răng khác và cả mầm răng vĩnh viễn, khiến cho việc hoàn thành cấu trúc răng vĩnh viễn sau này là khó khăn.

Vì vậy, trẻ cần thực hiện trị tuỷ răng sữa khi cần thiết để có một hàm răng khỏe mạnh khi lớn lên. Chữa trị đúng cách sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Lấy tủy răng có đau không?

Điều trị tuỷ răng sữa có đau không là nỗi lo lắng của cha mẹ khi cho trẻ thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, với đội ngũ nha sĩ tay nghề cao hiện nay, cùng các trang thiết bị hiện đại, lấy tủy răng đã không còn đau nhiều như trước kia nữa.

Trong khi lấy tủy răng, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vùng răng cần lấy tủy nên trẻ sẽ không bị đau. Sau khi hoàn thành lấy tủy răng thì trẻ lại càng không đau nữa vì vết thương đã được chữa lành.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống ê buốt, thuốc giảm đau và chống viêm để trẻ trải qua thời gian sau khi lấy tủy một cách nhẹ nhàng nhất.

Quy trình điều trị tủy răng sữa

Một quy trình điều trị tuỷ răng sữa cơ bản sẽ bao gồm 4 bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám răng và chụp X-quang

Nha sĩ trực tiếp thăm khám tình trạng răng của bệnh nhân, yêu cầu chụp X-quang nhằm đưa ra chẩn đoán cụ thể và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp.

Bước 2: Trực tiếp điều trị tủy răng

Với những vùng răng đã chết tủy, nha sĩ sẽ trực tiếp lấy tủy ra. Còn với những trường hợp tủy chưa chết hoặc chỉ chết một phần sẽ cần thực hiện gây tê để điều trị. Khi đó, nha sĩ dùng 2 mũi khoan chuyên dụng đóng 2 lỗ nhỏ trên răng cần điều trị để thâm nhập vào buồng tuỷ và ống tuỷ răng. Thời điểm này đã xác định được chiều dài răng cần điều trị tuỷ, sẽ bơm dung dịch vào làm sạch buồng và ống tủy.

Bước 3: Trám bít cho ống tuỷ

Sau khi hoàn thành việc làm sạch, nha sĩ sẽ thực hiện chuẩn kỹ thuật trám bít. Bước này nên được kiểm tra lại bằng việc chụp X-quang.

Bước 4: Hẹn lịch tái khám

Nha sĩ hẹn bệnh nhân này tái khám thích hợp để kiểm tra lại kết quả hoặc thực hiện điều trị những công đoạn tiếp theo.

Nha khoa Parkway – Lấy tủy răng sữa chuyên nghiệp, an toàn

Nha khoa Parkway – Nha khoa chăm sóc răng cho trẻ là một trong những cơ sở hàng đầu về điều trị tủy răng ở trẻ nhỏ, với rất nhiều ưu điểm nổi trội:

  • Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý trẻ nhỏ.
  • Máy móc hiện đại, không gian sạch sẽ, thoáng mát, luôn đảm bảo vệ sinh.
  • Y tá và nhân viên tư vấn tận tâm, chăm sóc bệnh nhân hết mực.
  • Giá điều trị tuỷ răng sữa tại Parkway dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 vnđ, một mức giá hợp lý cho việc được điều trị bởi nha sĩ tốt và phòng khám chất lượng.

Có thể bạn quan tâm

Chi phí điều trị viêm tủy răng là bao nhiêu? Tham khảo bảng giá điều trị chi tiết tại nha khoa Parkway:

Bảng giá điều trị tủy răng mới nhất 2021

Nhìn chung, việc điều trị tuỷ răng sữa ở trẻ em không hề gây tổn hại nào nếu làm đúng cách. Ngược lại, nó còn góp phần tốt cho sự phát triển của hàm răng nói riêng và sức khoẻ nếu chung. Do đó, cha mẹ đừng nên quá lo lắng mà hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Viêm tủy răng nếu để lâu sẽ khiến bạn đau nhức, tạo hơi thở có mùi. Nguy hiểm hơn, bệnh lý này còn có thể khiến bạn bị mất răng. Vậy làm thế nào để điều trị bệnh lý nào? Tìm hiểu cùng Parkway nhé!

Lấy tủy răng sữa mang lại lợi ích gì cho trẻ?

  • Chữa tủy thành công giúp trẻ có lại chức năng ăn nhai bình thường.
  • Trường hợp răng hư mà phải nhổ răng sữa sẽ vô tình tạo ra khoảng trống cho hàm răng, điều này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai, thức ăn không được nghiền nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Do đó, giải pháp chữa tuỷ răng sữa sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
  • Không mất răng sẽ giúp trẻ phát âm rõ ràng, tròn chữ.
  • Để khung xương của hàm răng được phát triển bình thường và định hình cho răng vĩnh viễn mọc hợp lý và đều đặn.

Lấy tủy răng sữa có đau không?

Trong khi lấy tủy răng, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vùng răng cần lấy tủy nên trẻ sẽ không bị đau. Sau khi hoàn thành lấy tủy răng thì trẻ lại càng không đau nữa vì vết thương đã được chữa lành.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống ê buốt, thuốc giảm đau và chống viêm để trẻ trải qua thời gian sau khi lấy tủy một cách nhẹ nhàng nhất.

Quy trình lấy tủy răng sữa

  • Thăm khám răng và chụp X – Quang
  • Trực tiếp điều trị tủy răng
  • Trám bít cho ống tủy
  • Hẹn lịch tái khám

Bài Viết Liên Quan

Toplist

Bài mới nhất

Chủ đề