Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại

Trong thời buổi hiện đại, công nghệ luôn được đặt lên hàng đầu nên smartphone dường như là vật bất ly thân của nhiều người trong đó không loại trừ cả dân văn phòng. Tuy vậy, bạn đã biết cách sử dụng điện thoại di động sao cho không bị sếp hay khách hàng phật ý chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Với sự khảo sát của công ty Kessler International, các nhà giám đốc cho rằng việc sử dụng điện thoại di động hợp lý, đúng mục đích, đúng thời điểm là một vấn đề đáng chú ý. Bởi việc sử dụng không đúng lúc, không đúng mục đích sử dụng là vi phạm lỗi trong quy tắc xã giao đầu bảng của nhân viên. Susan Peterson - một giám đốc điều hành Kessler nhận định môi trường công sở đã thay đổi một cách đáng kể trong 30 năm qua nhưng lại theo chiếu hướng không tốt hơn.

 Theo nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Rachel Wagner Etiquette and Protocol – công ty chuyên cung cấp các khóa đào tạo về nghi thức kinh doanh, ông Rachel Wagner cho biết về 8 sai lầm của dân văn phòng thường gặp khi sử dụng smartphone tại nơi làm việc.

1. Kiểm tra điện thoại khi gặp khách hàng

Khi đang nói chuyện với đối tác, cấp trên thì bạn không bao giờ nên trả lời một tin nhắn hay cuộc gọi nào khi không khẩn cấp. Hãy đặt nó ra xa hay để ở chế độ im lặng nếu không bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy dường như bạn đang chờ đợi một điều gì đó quan trọng hơn cả họ. Câu chuyện của một nhà sáng lập đại lý kỹ thuật số ông Pete Czech kể về kinh nghiệm của mình : chỉ 2 phút sau cuộc họp ông đã nhận được tin nhắn về vấn đề bức thiết đó là : “Khi tôi nhấc điện thoại lên, nhìn màn hình rồi đặt xuống ngay”. Chỉ vậy mà vị khách kia đã đứng lên và rời khỏi phòng họp ngay sau đó.

2. Đặt điện thoại lên bàn khi có ai đó trong văn phòng

Với hành động này, chứng tỏ bạn đang muốn gửi một thông điệp rằng điện thoại là thứ quan trọng hơn bất kỳ một người nào đó cho dù là sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay một vị khách thông thường nào đó. Vậy còn chần chừ gì nữa mà hãy để điện thoại trong túi, trong vali hay trong ngăn bàn khi có ai đó ghé qua.

3. Xem điện thoại khi đang tham dự sự kiện

Bạn đến tham dự sự kiện là để nói chuyện với mọi người xung quanh chứ không phải để lướt web hay check thông báo mạng xã hội. Cũng có nhiều trường hợp cảm thấy thiếu tự tin nên họ chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại. Tuy nhiên thì Wagner khuyên hãy tập trung 100% vào người đang đối thoại cùng bạn.

4. Kiểm tra email khi gặp gỡ khách hàng

Nếu bạn chú ý đến điện thoại thì vô tình bị xao nhãng người đang diễn thuyết và đây bị coi là thói quen lỗ mãng. Ông Wagner chia sẻ, một số khách hàng của ông nói điều này khi bắt đầu các cuộc họp : “ Đây chỉ là cuộc họp 30 phút, vì vậy chúng tôi sẽ vô cùng cảm kích nếu như mọi người không sử dụng điện thoại cho đến giờ phút cuối”.

5. Đặt điện thoại lên bàn khi ăn cùng đối tác

Có thể đó là một thói quen, khi ngồi xuống bàn ăn, bạn thường đặt điện thoại của mình ngay cạnh bán đũa. Tuy nhiên, bạn cần chú ý khi ngồi cạnh sếp cao hơn, tốt hơn hết là cất điện thoại đi. Wagner cũng thường hay phải nhăc nhở cấp dưới trẻ rằng điện thoại không phải là thứ nên xuất hiện tại chỗ này.

6. Hét vào điện thoại

Lỗi lớn nhất mà nhiều người sử dụng điện thoại thường mắc phải đó là lớn tiếng trong quá trình đàm thoại. Họ mải mê với nội dung cuộc hội thoại mà quên đi những microphone rất tinh vi và mạnh mẽ, vì vậy đừng nên la hét hay nói chuyện như đối diện người bình thường.

7. Gọi điện cá nhân trong phòng làm việc

Có lẽ ai cũng từng rơi vào trường hợp nghe điện thoại của người thân như vợ, chồng hoặc bạn bè về chủ đề buổi hẹn sắp diễn ra, hay có thể là nghe điện thoại trong trạng thái mất bình tĩnh, dẫn tới tranh cãi hoặc thảo luận các thông tin cá nhân tại văn phòng làm việc. Từ giờ về sau, khi gặp phải những cuộc gọi riêng tư như vậy hãy tìm cho mình một nơi kín đáo, không có người để tự do thoải mái đàm đạo.

8. Đặt ‘Animals’ của Marroon 5 làm nhạc chuông

Đây cũng là một vấn đề không tránh khỏi tại văn phòng. Tuy chỉ là một yếu tố nhỏ nhặt nhưng việc cài đặt chuông điện thoại là các bài hát sến sẩm, thị trường hay nhạc “dị”  sẽ khiến hình ảnh của bạn trở nên không đẹp trong mắt đối tác hay cấp trên. Vậy giải pháp tốt nhất là bạn nên để ở chế độ im lặng hoặc rung để tránh gây phiền hà cho người khác. Ngoài ra bạn cũng có thể xem thêm: Những sai lầm thường mắc phải khi sử dụng SmartPhone

>>> Ở phần khúc điện thoại tầm tung ngoài những thiết bị Smartphone như: Gionee Gpad G5, Microsoft lumia 532, Lumia 640XL… thì không thể bỏ quá chiếc Nokia 515 có thiết kế phổ thông cấu hình mạnh mẽ.

>>> Nokia 515 sang trọng với phiên bản dê vàng được thiết kế dành riêng cho năm Ất Mùi siêu sang trọng và đắt đỏ.

Video điện thoại tầm trung phù hợp với dân văn phòng

Mời bạn tham khảo chiếc điện thoại là niềm tự hào của người Việt mang tên Bkav Bphone

CTV Quân

Nguồn : Tổng hợp trên Internet

(Dân trí) - Không có gì tệ hơn việc rút điện thoại thông minh ra sử dụng trong suốt cuộc họp cho những việc như nhắn tin, trò chuyện hay chỉ đơn giản là chốc chốc liếc mắt vào màn hình.

Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại

Sử dụng điện thoại vào thời điểm không thích hợp hẳn là sẽ làm phiền sếp và đồng nghiệp. Nếu bạn làm việc với phụ nữ trên 40 tuổi thì vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn nữa.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành 1 cuộc khảo sát trên toàn quốc với 554 người làm việc toàn thời gian với thu nhập khoảng 30.000 bảng và làm ở các công ty có ít nhất 50 nhân viên. Với các câu hỏi về smartphone, kết quả trả lời như sau:

86% nghĩ rằng gọi điện trong cuộc họp không phù hợp

84% nghĩ rằng gõ tin nhắn hay mail trong cuộc họp là không nên

66% nghĩ rằng không nên sử dụng điện thoại để nhắn tin hay viết mail trong suốt bữa trưa.

Người kiếm càng nhiều tiền sẽ càng ít sử dụng điện thoại thông minh.

Nghiên cứu cũng cho thấy các tình nguyện viên trẻ sử dụng smartphone nhiều gấp 3 lần so với những người trên 40 tuổi. Trong khi đó những người trẻ lại rất coi trọng ý kiến của các đồng nghiệp lớn tuổi hơn để có được sự thăng tiến trong nghề nghiệp.

Một khảo sát về EQ với hơn 1 triệu người trên toàn thế giới tham gia cho thấy ý thức của người trẻ ở nơi làm việc kém hơn và họ không thấy được những tác hại do sử dụng điện thoại thông minh trong khi họp. Trong khi đó, lấy điện thoại ra nghĩa là bạn:

- Thiếu tôn trọng người khác: Bạn xem thong tin trên điện thoại quan trọng hơn cuộc đối thoại trực tiếp và bạn coi những người bên ngoài phòng họp quan trọng hơn những người đang ngồi trước mặt bạn.

- Thiếu tập trung: Bạn không thể tập trung vào 1 thứ gì tại 1 thời điểm cụ thể.

- Thiếu lắng nghe: Bạn không thể thực hành lắng nghe tích cực, vì không ai quanh bạn làm bạn cảm thấy cần nghe.

- Thiếu năng lượng: Bạn chỉ có thể phản ứng, tương tác trên điện thoại.

- Thiếu ý thức: Bạn không hiểu cách cư xử của bạn ảnh hưởng tới người khác như thế nào.

- Thiếu liên kết xã hội: Bạn sẽ không biết những hành vi của mình ảnh hưởng tới xung quanh ra sao.

Nhân Hà

Không chỉ được sử dụng để liên lạc, ngày nay, điện thoại di động còn là phương tiện giải trí, công cụ phục vụ công việc. Chính vì vậy, điện thoại di động đã trở thành vật bất li thân của nhiều người. Chúng xuất hiện trong hầu hết mọi thời điểm trong ngày từ ở nhà cho đến văn phòng. Tuy vậy, đừng để việc sử dụng điện thoại tại văn phòng khiến bạn trở nên “kém sang” trong mắt những người xung quanh.

Dưới đây là 8 nguyên tắc sử dụng điện thoại di động tại nơi làm việc bạn cần ghi nhớ.

Sử dụng điện thoại di động quá thường xuyên trong giờ làm việc không chỉ ảnh hưởng đến năng suất lao động của bạn mà còn khiến bạn trở thành “một nhân viên lười biếng” trong mắt sếp và đồng nghiệp xung quanh. Mặc dù mọi người có thể không nói ra, nhưng nếu liên tục thấy bạn sử dụng điện thoại thì họ cũng có thể nghĩ không tốt về bạn. Không chỉ thế, bạn cũng có thể làm phiền những người khác khi nói chuyện điện thoại.

Bạn có thể tránh bị cám dỗ bằng cách cất điện thoại trong ngăn bàn và chỉ thỉnh thoảng kiểm tra để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ cuộc gọi quan trọng nào.

? Có thể bạn quan tâm: Ngồi lâu trước máy tính – Tổn hại cơ thể và nguy cơ tử vong khó lường

Tắt chuông điện thoại

Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại
Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại
Hãy để điện thoại ở chế độ rung.

Để điện thoại ở trạng thái rung cho phép bạn biết có cuộc gọi hoặc tin nhắn một cách riêng tư. Và đồng nghiệp của bạn sẽ không bị làm phiền mỗi khi điện thoại của bạn đổ chuông. Quan trọng nhất là, sếp của bạn sẽ không phát hiện ra bạn nhận được bao nhiêu cuộc gọi tại nơi làm việc.

Bạn cũng có thể cân nhắc tới việc sử dụng một chiếc smartwatch (đồng hồ thông minh) và kết nối với điện thoại. Lúc đó, ngay cả khi bạn không cầm điện thoại, bạn vẫn có thể biết được những thông tin quan trọng nhờ chiếc đồng hồ được đeo ngay trên tay.

Chỉ sử dụng điện thoại cho những cuộc gọi quan trọng

Nếu bác sĩ gọi điện để cho bạn biết ai đó trong gia đình của bạn đang bị ốm, bạn cần nghe điện thoại ngay lập tức. Và chắc chắn sếp của bạn sẽ thông cảm cho việc đó. Ngược lại, những cuộc gọi “buôn chuyện” với bạn bè, người thân,… không nên được thực hiện tại nơi làm việc.

? Có thể bạn quan tâm: 7 căn bệnh nguy hiểm có thể hủy hoại sự nghiệp của bạn!

Tìm một nơi riêng tư để thực hiện các cuộc gọi không liên quan đến công việc

Bạn nên tìm một nơi riêng tư (hành lang, phòng họp không có người,…) để thực hiện các cuộc gọi. Điều đó vừa giúp bạn không làm phiền người khác, đồng thời đảm bảo rằng không ai có thể nghe lén cuộc trò chuyện của bạn, đặc biệt là khi bạn đang thảo luận về những việc cá nhân.

Điều này đúng ngay cả khi bạn đang sử dụng điện thoại để nói chuyện liên quan đến công việc.

Đừng dùng điện thoại trong một cuộc họp quan trọng trừ khi …

Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại
Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại
Nghe điện thoại trong một cuộc họp là hành vi “kém sang”.

Bạn không nên mang theo điện thoại vào một cuộc họp quan trọng để tránh bị xao nhãng. Tuy nhiên, ngày nay, ngoài công dụng nói chuyện hay nhắn tin, điện thoại di động đã trở thành một trong những công cụ làm việc thiết yếu. Vì vậy, bạn có thể mang theo thiết bị này vào phòng họp trong trường hợp cần thiết. Do đó, quy tắc này có nội dung chính xác là “không sử dụng điện thoại trong các cuộc họp, trừ khi nó được sử dụng cho việc gì đó liên quan đến công việc”.

Mặc dù có ngoại lệ, nhưng khi ngồi trong một cuộc họp, tốt hơn hết, bạn chỉ nên sử dụng điện thoại khi được yêu cầu, những lúc khác hãy thể hiện thái độ chăm chú lắng nghe.

Giải thích ngắn gọn những gì bạn đang làm

Nếu bạn đang họp và bạn muốn kiểm tra email hoặc kiểm tra nội dung nào đó để tiếp tục cuộc thảo luận, hãy giải thích điều đó trước khi rút điện thoại ra. Ví dụ: “Tôi sẽ kiểm tra lại email đó” để mọi người biết rằng bạn không nhắn tin cho bạn bè và rằng bạn đang thực sự làm nhiệm vụ. Minh bạch luôn là điều tốt.

? Có thể bạn quan tâm: Bật mí top những nghề nguy hiểm nhất thế giới

Sử dụng đồng hồ đeo tay để kiểm tra thời gian

Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại
Có nên cảm nhân viên sử dụng điện thoại
Hãy sử dụng đồng hồ đeo tay thay vì điện thoại khi cần kiểm tra thời gian.

Ngày nay, nhiều người sử dụng điện thoại để kiểm tra thời gian, nhưng mọi người có thể cảm thấy bạn mất tập trung và cho rằng bạn sử dụng điện thoại nhiều hơn thực tế. Vì vậy, nếu bạn là một người chú trọng về mặt thời gian, hãy sử dụng một chiếc đồng hồ đeo tay.

Không sử dụng tai nghe để nghe điện thoại

Một số người thích sử dụng tai nghe để nghe điện thoại, nhưng nhược điểm của việc này là hầu hết mọi người có xu hướng nói to hơn. Vì thế, nếu đang đeo tai nghe để nghe nhạc từ điện thoại và có cuộc gọi đến, tốt hơn hết bạn nên bỏ tai nghe ra để nhận thức rõ hơn về tông giọng của mình. Đừng để tiếng nói to của bạn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

? Có thể bạn quan tâm: Quyền riêng tư là gì? Xâm phạm quyền riêng tư bị xử phạt như thế nào?

Kết luận:

Bạn hãy ghi nhớ 8 quy tắc này nhé! Đừng để việc sử dụng điện thoại di động không đúng cách tại nơi làm việc khiến bạn trở nên “vô duyên” hoặc “lười biếng” trong mắt những người xung quanh.