Có mấy cách lập ý trong văn biểu cảm

Tiết 36: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vị kỹ năng làm văn biểu cảm - Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. B Chuẩn bị. - Thầy soạn bài và có một số bài văn mẫu. - Trò soạn bài và trả lời theo yêu cầu SGK. C. Các hoạt động dạy và học 1. Ổn định 2. Kiểm tra: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD và chỉ rõ những biểu thị của từ đó? Tác dụng sử dụng từ đồng nghĩa. Hoạt động 1 ?Tìm hiểu những cách lập ý. Đèn chiếu đoạn văn 1 Nhắc lại khái niệm về văn biểu cảm? H- Đọc đoạn văn - Là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc sự đánh giá của con người với TG Xq và khêu gợi đồng cảm… I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm - Là người từng trải và nhạy cảm tác giả đã phát hiện ra quy luật gì của cuộc sống? D/c? Từ quy luật ấy tác giả khẳng định điều gì? - Qui luật của sự phát triển và đào thải (câu 1). - Sự bất tử của tre nứa 1 trong 4 biểu tượng của văn hoá cộng đồng: Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre. ?Những câu nào nói lên 1 cách trực tiếp tình cảm về cây tre Việt Nam qua cách đánh giá trực tiếp về cây tre? ?Việc liên tưởng đến tương lai văn hoá khơi gợi cảm xúc gì về cây tre? ?Đoạn văn đã lập ý bằng cách nào? - Đoạn 3 - Dù cho sắt thép có nhiều hơn, tre nứa vẫn là nhiềm vui, hạnh phúc của cuộc sống mới trong hoà bình đTre trở thành biểu tượng cho con người Việt Nam: nhẫn nhịn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. 1. Liên hệ hiện tại với tương lai Đèn chiếu đoạn văn 2 ?Đoạn văn này biểu đạt tình cảm gì? ? Tác giá đã bộc lộ cảm xúc say mê con gà đất bằng cách nào? Đoạn nào? ?Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì của tác giả? H - đọc đoạn văn 2 - Nhớ lại kỷ niệm thuở ấu thơ: Niềm say mê, con gà đất. - Nghĩ về con gà đất trong quá khứ. - Nghĩ về hiện tại: Đồ chơi không phải vật vô tri, vô giác mà chúngcó linh hồn và niềm sung sướng của trẻ thơ. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Đèn chiếu đoạn 3,4 ? Tình cảm của người viết đối với cô giáo được bắt nguồn từ ký ức hay hiện tại? - Chủ yếu được bắt nguồn từ ký ức: thời gian còn học cô. Từ đó có cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng và sâu sắc: chẳng bao giờ quên. ?Tác giả dùng hình thức nào để bày tỏ tình cảm với cô giáo? Cảm xúc được thể hiện qua - Tưởng tượng tình huống H - đọc đoạn 4. - Tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước. đoạn văn là gì? Cảm xúc ấy được biểu đạt bằng phương thức nào? ? Tác giả lập ý bằng cách nào? Tác dụng? Tình cảm khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc đ giá trị tư tưởng của văn biểu cảm. - Gián tiếp miêu tả về mùa thu biên giới. - Dùng hình thức tưởng tượng tình huống giả định ở cực Bắc nghĩ về cực Nam, ở núi nghĩa về biển, nơi đầy chim nhớ về xứ cá tôm. đ Thể hiện tình yêu đất nước, khát vọng 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước. Đèn chiếu đoạn văn 4 ? Tình cảm của tác giả đối với mẹ được biểu đạt ntn? H - đọc Quan sát miêu tả hình ảnh mẹ từ đó suy ngẫm. - Quan sát từ chi tiết đ nảy sinh cảm xúc đ nhà văn đã gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ già với tất cả lòng thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình. 4. Quan sát và suy ngẫm. Hoạt động 2 II. Luyện tập Đề: lập ý trong quan hệ đối với con vật nuôi. 1. Hoàn cảnh nuôi mèo. a. Do nhà quá nhiều chuột. b. Do thích mèo đẹp, xinh. c. Do tình cờ nhặt được mèo con bị lạc hoặc có người cho. 2. Quá trình nuôi dưỡng và qua sát hoạt động sống của con mèo: a. Thái độ, cử chỉ của người nuôi và của con mèo. b. Mèo tập dượt bắt chuột và kết quả. c. Nhận xét: ngoan (hư), giỏi bắt chuột (lười). Không ăn vụng (thích ăn vụng). 3. Quá trình hình thành tình cảm của người với mèo. a. Ban đầu: Thấy thích vì xinh xắn, dễ thương (màu lông, màu mắt, tiếng kêu hình dáng…). b. Tiếp theo: Thấy quý yêu vì ngoan ngoãn bắt chuột. c. Về sau: Quấn quyết, gắn bó như một người bạn nhỏ. 4. Cảm nghĩ: a. Con mèo hình như cũng có một đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với người tốt, biết xả thân vì người tốt, góp phần diệt chuột. b. Càng yêu quý mèo càng ghét lũ bất lương bắt trộm mèo. D* V ề nhà: - Lập ý cho đề bài - c - cảm xúc về người thân. - Soạn bài tiếp theo.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Cách lập ý của bài văn biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1


[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm hoặc vừa quan sát, vừa suy ngẫm, vừa thể hiện cảm xúc.
  • Nhưng dù dùng cách gì thì tình cảm trong bài cũng phải chân thật và sự việc được nêu ra phải có trong kinh nghiệm. Được như thế bài văn mới làm cho người đọc tin và đồng cảm.

B. Nội dung chính cụ thể.

1. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm

Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể:

  • Liên hệ hiện tại với tương lai
  • Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại
  • Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước
  • Quan sát, suy ngẫm:

=>  miêu tả chân thực, đúng đắn, qua đó thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.

2. Ví dụ: Biểu cảm về mái trường thân yêu

Lập ý:

Mở bài: Giới thiệu về mái trường và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

  • Vẻ đẹp của ngôi trường ( khang trang, rộng lớn…): vị trí, cấu trúc gồm bao nhiêu phòng, màu sơn,...
  • Ấn tượng và kỉ niệm với ngôi trường
  • Kỉ niệm với bạn bè
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu. Tích cực học tập để phát huy truyền thống của nhà trường.


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

NHỮNG CÁCH LẶP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

1. Liên hệ hiện tại và tương lai:

- Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả dù sau này sắt, thép có thể nhiều hơn nhưng tre, nứa sẽ mãi gắn bó với con người Việt Nam. Nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc sản xuất, chiến đấu và là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

- Tác giả đã biểu cảm trực tiếp qua những nét đẹp, công dụng của cây tre và hình ảnh cây tre được lặp lại nhiều lần.

2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại:

- Tác giả đã say mê con gà đất: nhớ lại, hồi tưởng lại con gà trống “hóa thân thành con gà trống”, “thử rất lâu để chọn một con gà đất có giọng trầm…như người nghệ sĩ thổi kèn đồng”.

- Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên suy nghĩ sâu sắc của tác giả: đồ chơi không phải là những sự vật vô tri vô giác bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp .

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn và mong ước.

a. Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến với cô giáo: em nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô ⟹ cảm xúc mạnh mẽ, ấn tượng sâu sắc lúc nào cô giáo cũng như là một người mẹ có lòng tốt và dịu hiền.

b. Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực bắc của Tổ quốc tới Cà Mau, cực nam Tổ quốc đã thể hiện tình cảm yêu đất nước, sự gắn bó và ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mình.

4. Quan sát, suy ngẫm:

   Quan sát giúp người con hiểu được sự hi sinh thầm lặng của người mẹ, xót xa, ân hận về những lỗi lầm và sự vô tâm của mình bấy lâu nay đối với mẹ.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi (trang 121 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

   Tập lập dàn ý cho một số đề:

   Đề cảm xúc về vườn nhà và cảm xúc về người thân trong SGK (tr. 122) đã gợi ý.

Đề 1: Cảm xúc về con vật nuôi:

* Mở bài: giới thiệu con vật nuôi em thân thiết (con mèo)

* Thân bài:

- Hoàn cảnh nuôi mèo.

- Mèo có bộ lông trắng như tuyết, nhỏ nhắn và xinh lắm.

- Vì sao em đặt tên nó như vậy?

- Hoạt động của mèo: bắt chuột, chơi với cái bóng của mình.

- Tính cách: nó cũng hơi đanh đá khi có ai cướp thức ăn nhưng nó không bao giờ ăn vụng.

- Kể một kỉ niệm của em với mèo (nó tìm ra một đồ vật gì cho em)

* Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với chú mèo đó.

- Con mèo cũng có đời sống tình cảm. Nó biết cư xử tốt với mọi người.

Đề 2: Cảm nghĩ về mái trường:

* Mở bài: giới thiệu về ngôi trường

* Thân bài:

- Ngôi trường đó ở đâu? Gồm có mấy dãy nhà.

- Mỗi nơi để lại cho em cảm xúc gì?

(Kỉ niệm về một nơi trong trường)

- Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường như thế nào?

* Kết bài: Cảm xúc của em về mái trường thân thương đó.

Loigiaihay.com