Chứng rối loạn giảm chú ý ADD

Bé yêu nhà bạn dạo này có những biểu hiện bất thường ở trường học. Làm thế nào để biết bé đang bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay rối loạn giảm chú ý?

Bạn có thể nhận thấy bé có một số biểu hiện lạ như mơ mộng rất nhiều ở trường và dễ dàng bị phân tâm khi trẻ làm bài tập ở nhà hoặc làm việc nhà. Điều này khiến nhiều bố mẹ có thể thắc mắc không biết con mình có mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hay là mắc bệnh rối loạn giảm chú ý (ADD)?

Điểm khác biệt giữa bệnh ADHD và ADD là gì?

ADD là một loại của bệnh ADHD nhưng không có các triệu chứng của tăng động như luôn đi lại, di chuyển và hay bồn chồn. Ranh giới điểm khác biệt giữa hai loại bệnh này rất mong manh, các bác sĩ thường chẩn đoán nhầm lẫn tất cả các dạng rối loạn chú ý sẽ được gọi là rối loạn tăng động giảm chú ý ngay cả khi bệnh nhân không hiếu động.

Người hay mơ mộng hay là luôn có cảm giác bồn chồn?

ADHD là một rối loạn ở não. Bệnh có thể gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường. Con bạn thường gặp khó khăn trong việc chú ý và kiểm soát hành vi của chúng và đôi khi rất hiếu động. Trước khi con được chẩn đoán là có bệnh, bạn cần chú ý các triệu chứng của bé.

Một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận thấy như:

  • Trẻ không chú ý: mất tổ chức, thường gặp các vấn đề khi được giao nhiệm vụ, luôn mơ mộng và không tập trung khi nói chuyện;
  • Trẻ có tính bốc đồng: đưa ra những quyết định mang tính đột phá mà không suy nghĩ về các nguy cơ gây tổn hại hoặc ảnh hưởng lâu dài. Trẻ có hành động nhanh chóng để có được một phần thưởng ngay lập tức. Ngoài ra, bé có thể thường xuyên làm phiền và gây ảnh hưởng cho giáo viên, bạn bè hoặc gia đình;
  • Hiếu động thái quá: không thể im lặng, khó ngồi yên một chỗ, hay chạy nhảy, leo trèo, nói chuyện quá nhiều, đặc biệt là trong các tình huống không thích hợp.

Hiện bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được chia làm 3 loại như sau:

  • Không chú ý (ADD): những trẻ bị ADHD nhóm này có triệu chứng nổi bật nhất là ít chú ý;
  • Hiếu động bốc đồng: những trẻ bị ADHD hiếu động−bốc đồng phải đối mặt với tình trạng hiếu động và bốc đồng quá mức;
  • Kết hợp hiếu động, bốc đồng và thiếu chú ý: những trẻ thuộc nhóm này có triệu chứng của cả 2 nhóm kia.

Chẩn đoán bệnh rối loạn giảm chú ý ra sao?

ADD thường được chẩn đoán nếu trẻ dưới 16 tuổi có đủ 6 triệu chứng không chú ý (5 hoặc nhiều hơn đối với thanh thiếu niên) và xảy ra trong ít nhất 6 tháng liên tục nhưng không có dấu hiệu hiếu động thái quá. Các triệu chứng bao gồm:

  • Gặp khó khăn, rắc rối khi chú ý;
  • Không thích hoặc lảng tránh những công việc đòi hỏi tập trung tinh thần trong thời gian dài chẳng hạn như làm bài tập về nhà;
  • Khó khăn khi làm bài trong trường học, ở nhà hoặc ngay cả khi chơi;
  • Hoạt động không có tổ chức và hay quên;
  • Không có vẻ lắng nghe khi trực tiếp nói chuyện với người khác;
  • Không chú ý đến chi tiết;
  • Thường xuyên thua trong việc tranh luận với bạn bè;
  • Gây ra những sai lầm bất cẩn;
  • Không làm theo hướng dẫn.

Rối loạn tăng động giảm chú ý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ là rào cản đối với sự phát triển về nhân cách của trẻ sau này. Trẻ em cần sự quan tâm và yêu thương của bố mẹ để phát triển một cách toàn diện. Nếu quan sát thấy con có nhiều biểu hiện trên thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời

Nếu bạn nhận thấy con yêu có các biểu hiện bất thường khi ở nhà cũng như ở trường học, chẳng hạn như thường xuyên mất tập trung, tăng động thái quá, hay bị xao nhãng và gặp khó khăn khi chú ý đến một vấn đề đang diễn ra. Điều này cho thấy khả năng cao trẻ đang mắc phải bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc chứng rối loạn thiếu tập trung (ADD). Vậy, hai dạng rối loạn này có gì khác biệt nhau?

1. Bệnh ADHD và ADD khác biệt nhau như thế nào?

Chứng rối loạn thiếu tập trung (ADD) là một loại của bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD). Tuy nhiên nó không có các triệu chứng giống như của ADHD, chẳng hạn như di chuyển liên tục hoặc hay cảm thấy bồn chồn. Nhìn chung, ranh giới của sự khác biệt giữa ADHD và ADD thực sự rất mong manh, đôi khi ngay cả bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm lẫn các dạng bệnh rối loạn chú ý và gọi chung chúng là rối loạn tăng động giảm chú ý mặc dù bệnh nhân không có biểu hiện của sự quá hiếu động.

Hiện nay, bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) được chia thành các loại, bao gồm:

  • ADHD loại không chú ý, hay còn được gọi là ADD
  • ADHD loại hiếu động / bốc đồng
  • ADHD loại kết hợp

Thực tế cho thấy, các dạng rối loạn này có ảnh hưởng nhiều đến trẻ em và có thể gây ra những trở ngại cũng như khó khăn cho bé trong học tập và hoạt động thường ngày. Nếu con bạn có những biểu hiện bất thường nghi ngờ giữa ADHD và ADD, bạn nên trao đổi với bác sĩ để giúp tình trạng bệnh của trẻ được chẩn đoán chính xác.

2. Nhận biết các triệu chứng của ADHD và ADD

Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng rối loạn thường gặp ở não bộ. Nó có thể làm cản trở đáng kể đến các hoạt động thường ngày của trẻ khi ở nhà cũng như ở trường học. Những đứa trẻ mắc phải chứng bệnh này thường khó chú ý và kiểm soát được hành vi của mình, và đôi khi rất hiếu động.

Trước khi trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD), các bậc phụ huynh nên chú ý đến việc nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của trẻ, bao gồm:

  • Không chú ý: Trẻ bị ADHD thường có các triệu chứng của sự không chú ý như mất tổ chức, gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ, thường xuyên trong trạng thái mơ mộng và không tập trung trong lúc nói chuyện với người khác.
  • Tính bốc đồng: Trẻ đưa ra các quyết định mang tính bộc trực, nóng vội mà không nghĩ sâu xa đến khả năng gây hại hoặc ảnh hưởng lâu dài. Ngoài ra, trẻ bị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng thường hành động nhanh chóng nhằm mục đích có thể đạt được kết quả hay thành tích ngay lập tức. Hơn thế nữa, trẻ còn thường xuyên gây phiền phức đến bạn bè, gia đình và giáo viên.
  • Tăng động thái quá: Trẻ có biểu hiện tăng động quá mức, bồn chồn, không thể ngồi yên một chỗ, thích trèo leo, chạy nhảy và nói chuyện liên tục, đặc biệt là trong các tình huống không phù hợp để thực hiện những hành vi trên.

Như đã đề cập ở trên, chứng rối loạn thiếu tập trung (ADD) là một dạng của bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD). Những trẻ mắc ADD mặc dù không có các vấn đề về vận động thái quá hoặc bồn chồn, nhưng thay vì đó chúng có xu hướng gặp khó khăn về chú ý và thường xuyên bị mất tập trung.

Chứng rối loạn thiếu tập trung (ADD) thường gặp nhất ở trẻ em dưới 16 tuổi có từ khoảng 6 triệu chứng không chú ý trở lên và diễn ra trong vòng ít nhất 6 tháng liên tục nhưng không có dấu hiệu của sự tăng động, bao gồm:

  • Thiếu tính kỷ luật, tổ chức và không nhớ lời dặn của người lớn
  • Không thích thực hiện các nhiệm vụ cần đến sự tập trung trong thời gian dài, chẳng hạn như làm bài tập về nhà
  • Không lắng nghi khi người lớn hướng dẫn trực tiếp
  • Mất tập trung khi thực hiện các công việc dù ở nhà, ở lớp hay thậm chí những lúc vui chơi
  • Thường mắc lỗi do sự bất cẩn
  • Không để ý đến các chi tiết
  • Hay quên
  • Cảm thấy vô cùng khó khăn hoặc phải vật lộn khi làm theo hướng dẫn cho một công việc cụ thể

Chứng rối loạn giảm chú ý ADD

Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là một chứng rối loạn thường gặp ở não bộ

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh ADHD dạng hiếu động / bốc đồng

Trẻ em mắc chứng ADHD này có rất nhiều năng lượng và vận động không ngừng nghỉ. Dạng bệnh tăng động giảm chú ý này thường được chẩn đoán nếu một đứa trẻ dưới 16 tuổi có từ 5 – 6 triệu chứng liên quan đến sự bốc đồng / hiếu động trở lên và xảy ra trong vòng ít nhất 6 tháng, bao gồm:

  • Làm phiền hoặc gián đoạn những người xung quanh bằng cách chen ngang, ngắt lời
  • Đưa ra câu trả lời nhanh chóng khi câu hỏi chưa được đọc hết
  • Nói liên tục, quá nhiều và không ngừng nghỉ
  • Cơ thể cảm thấy bồn chồn không yên
  • Hành động vào thời điểm không phù hợp, chẳng hạn như khi giáo viên đang giảng bài
  • Không thể yên lặng ngay cả khi chơi một mình
  • Di chuyển liên tục, không chịu ngồi yên một chỗ

Đối với dạng ADHD kết hợp, trẻ mắc chứng bệnh này thường có các triệu chứng vừa mất chú ý vừa tăng động hoặc bốc đồng.

Nhìn chung, bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, tuy nhiên nó được xem là một rào cản rất lớn cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ trong tương lai. Để có thể phát triển một cách toàn diện, trẻ rất cần đến sự quan tâm và chăm sóc chu đáo từ các bậc cha mẹ. Nếu nhận thấy con có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh ADHD hoặc ADD, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

  • Cách phát hiện tài năng tiềm ẩn của trẻ mẫu giáo
  • Các vấn đề tâm trí khiến bạn lãng phí quá nhiều thời gian
  • 10 vấn đề về hành vi của trẻ mới biết đi và cách xử lý chúng