Chứng chỉ đại học đại cương là gì

Tôi tự hỏi phải học để làm gì như thế, khi cấp 3 chúng tôi đã học rất nhiều, ngoài ra khi làm việc với máy tính, chúng tôi lại chẳng bao giờ sử dụng những kiến thức liên quan đến quang sóng, vật lí hạt nhân.... Tôi cũng đã từng hỏi những kĩ sư, cử nhân về CNTT thì cũng không ai nói là sử dụng những kiến thức đó trong công việc của họ.

Vật lí đại cương là môn mà sinh viên ngành của tôi rớt khá nhiều về tính thiếu ứng dụng của nó. Phải chăng ta đang lãng phí tiền bạc và thời gian để học những điều không vận dụng được vào đâu?

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn sinh viên này! Cũng là một người theo ngành Công nghệ Thông tin và đã đi làm, tôi thiết nghĩ chương trình đại cương có nhiều môn gây nhàm chán cho sinh viên. Thực tế cho thấy rằng những môn học đó không có ích cho công việc; những kiến thức đó đã được học từ cấp dưới, lên đại học thì được ôn tập lại hay mở rộng đôi chút.

Thiết nghĩ ngành giáo dục và các trường ĐH nên điều chỉnh lại chương trình đại cương hợp lý hơn nữa; không nhất thiết phải gạt bỏ những nội dung đó mà thay vào đó có thể gói gọn lại thành một môn chuyên đề về khoa học cơ bản chẳng hạn.

Đất nước ta đang phát triển và rất cần nguồn nhân lực lớn để xây dựng đất nước nên tôi thiết nghỉ cần phải đào tạo hợp lý, nên đưa vào những kiến thức thật sự cần thiết cho công việc hơn là học lan man, cưỡi ngựa xem hoa để rồi khi tốt nghiệp thì chẳng áp dụng được vào

Tôi thấy chương trình học ĐH của chúng ta thật kỳ lạ. Thông thường chương trình đào tạo chỉ có 4 năm nhưng thực tế chỉ học 3 năm rưỡi, hơn nữa trong ba năm rưỡi đó thì chỉ có 2 năm học mấy môn chuyên ngành của mình còn một năm rưỡi là học đại cương như mấy môn hóa học đại cương, vật lý đại cương 1,2 .... rồi nhiều môn tản mạn nữa.

Cách bố trí chương trình thiếu cân đối đó theo tôi làm cho SV bị ngập tràn trong kiến thức và ngán ngẫm chuyện học hành. Tôi nghĩ Bộ giáo dục & đào tạo hãy coi lại phưong pháp đào tạo sao cho sát với thực tế "Học phải đi đôi với hành".

Rất rất nhiều sinh viên đều thấy "đau đầu" với chương trình đại cương chứ không phải riêng tôi. Quá nhiều môn xa với chuyên ngành. Và sự ngán ngẫm này khiến cho giờ học đại cương thường chỉ khoảng 30% lượng SV đến lớp, dù ai cũng biết những môn học này luôn có số đơn vị học trình cao nhất. Mặc kệ nó, sinh viên vẫn không buồn đầu tư

Trước khi vào đại học, ai cũng nghĩ rằng chương trình sẽ "khác" đi so với học phổ thông. Nhưng chúng tôi thật sự thất vọng, vẫn cứ giảng viên đọc sinh viên viết, viết xong rồi lại viết nữa, viết tiếp...(buồn cười thật).

Tại sao không điều chỉnh lại chương trình đại cương, làm hài hoà thêm bằng cách tăng những môn học có thực hành? Tôi chỉ biết nói là tôi quá chán kiểu dạy hiện nay.

Tôi đồng ý với bạn sinh viên đã có ý kiến trên TTO. Chương trình đại cương chiếm hết 50% chương trình đại học rồi nhưng lại thiết kế những môn học hết sức xa vời và nhàm chán.

Bản thân tôi chỉ học cho lấy lệ, học kiếm 5 điểm thôi.Thời gian còn lại, đầu tư vào môn chuyên ngành và những môn mình tâm đắc. Tôi chịu trả giá bằng việc điểm trung bình không cao vì các môn đại cương có hệ số điểm rất cao

Cũng có bạn đọc cho rằng chính những môn khoa học cơ bản giúp chúng ta khả năng suy nghĩ để làm việc tốt hơn khi ra trường.Có thật sự là sinh viên không nên học những môn học đại cương không liên quan đến ngành của mình?

Điều gì đã làm nhiều SV cảm thấy nhàm chán với chương trình đại cương? Như thế nào là một chương trình đại cương mà bạn cần đáp ứng?

Mong nhận ý kiến của các bạn SV.

HƯNG NGUYỄN

Bằng cấp (degree), chứng chỉ (diploma) và chứng nhận (certificate) là gì và có điểm nào giống hay khác nhau thế nào? Sau khi đưa ra định nghĩa ngắn gọn, Hotcourses Vietnam sẽ so sánh ba khái niệm này dựa trên các tiêu chí cụ thể để bạn dễ hình dung.

Định nghĩa cơ bản

1. Bằng cấp là gì?

Bằng cấp (degree) là văn bằng được trao cho người đã hoàn tất khóa học về một ngành lớn.

2. Chứng chỉ là gì?

Chứng chỉ (diploma) là văn bằng chứng tỏ bạn đã kết thúc chương trình đào tạo về chuyên môn trong một ngành.

3. Chứng nhận là gì?

Chứng nhận (certificate) là giấy tờ để công nhận bạn hoàn thành khóa học về một kỹ năng chuyên biệt.

Để phân biệt rõ ràng 3 loại văn bằng này thì bạn có thể tham khảo những sự khác biệt mà Hotcourses Vietnam diễn giải bên dưới.

Thời lượng khóa học

Một khóa học cấp bằng thường kéo dài từ 3 đến 4 năm tùy theo quốc gia. Trong khi đó mộtkhóa học cấp chứng chỉchỉ kéo dài trong 1 đến 2 năm. Chương trình cấp chứng nhận có thời lượng ngắn nhất khi chỉ tính bằng đơn vị tháng. Dựa trên sự khác biệt về thời gian này, nếu bạn mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hoặc đổi hướng phát triển sự nghiệp thì chọn theo đuổi khóa học cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận là phù hợp hơn cả. Hai lựa chọn này còn có thêm ưu thế là khai giảng khóa mới liên tục suốt năm với giờ học linh động hơn chương trình học cấp bằng chính quy thông thường.

Học phí

Thời lượng khóa học ảnh hưởng rất lớn đến chi phí nên bạn có lẽ đã đoán được thứ tự cho mức học phí từ cao đến thấp sẽ là chương trình cấp bằng, chứng chỉ và phải chăng nhất là chứng nhận. Vì vậy nên các khóa học cấp bằng và chứng chỉ thường có các chương trình học bổng đi kèm còn chứng nhận thì không. Nếu bạn mong muốn du học tự túc thì rõ ràng chọn khóa học cấp chứng nhận sẽ có lợi thế hơn hẳn về mặt tài chính.

>> 6 điều du học sinh nên làm ở Việt Nam để tiết kiệm chi phí

Yêu cầu nhập học

Chương trình cấp bằng tất nhiên sẽ có yêu cầu nhập học khó hơn so với hai lựa chọn còn lại. Tùy vào nền giáo dục của từng quốc gia mà yêu cầu đầu vào sẽ khác nhau nhưng ít nhất bạn sẽ phải tham gia kỳ thi sát hạch và nộp nhiều tài liệu khác để cạnh tranh với vô số ứng viên. Trong khi đó chương trình cấp chứng chỉ và chứng nhận lại có yêu cầu nhập học dễ dàng hơn. Bạn có thể không phải thi tuyển mà chỉ xét hồ sơ nên không cần bận tâm đến tỉ lệ chọi vì cơ hội dành cho mọi người.

Kiến thức được đào tạo

Cấu trúc củachương trình cấp bằngcó mục tiêu giúp học viên phát triển một cách toàn diện nên ngoài nội dung chuyên ngành đã chọn bạn còn phải học thêm một số lớp đại cương khác. Ví dụ một số môn đại cương bạn có thể bắt gặp như Lịch sử, Toán học hay Triết học. Một số ngành học thật sự đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền sâu rộng (như Luật chẳng hạn) nên bạn mới phải thêm các môn đại cương như vậy.

Trong khi đó,chương trình cấp chứng chỉchỉ tập trung đào tạo đúng lĩnh vực chuyên môn chứ không cung cấp các lớp học ngoài lề nên bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Lĩnh vực được đào tạo trong chương trình cấp chứng chỉ chủ yếu thiên về kỹ thuật có thể vận dụng ngay trong thực tế nên bạn rất dễ tìm việc sau tốt nghiệp.

Chương trình cấp chứng nhận lại chú trọng đào tạo một kỹ năng hoặc chuyên ngành nhỏ trong một lĩnh vực lớn nên bạn sẽ được học đúng cái mình cần để làm nghề chứ không được giảng dạy kiến thức tổng quan về ngành. Thông thường những ai đã có bằng đại học nhưng muốn học thêm một kỹ năng mới của ngành khác sẽ chọn các khóa cấp chứng nhận để tối ưu hóa về mặt thời gian. Một số kỹ năng chuyên môn bạn chỉ cần có chứng nhận là được phép hành nghề như liệu pháp xoa bóp, làm móng hay kỹ thuật chăm sóc da.

Mức độ đa dạng về ngành học

Nói một cách ngắn gọn thì lĩnh vực được đào tạo ở các chương trình cấp chứng chỉ và chứng nhận có thể tìm thấy ở các khóa học cấp bằng nhưng ngược lại thì… chưa chắc. Chẳng hạn với các lĩnh vực đòi hỏi bạn phải có thời gian học tập dài hơi không thể rút ngắn giai đoạn như Y hay Luật thì không thể nào tìm được một khóa học cấp chứng chỉ hay chứng nhận mà chỉ có lựa chọn học chương trình chính quy. Vậy nên khóa học cấp bằng vẫn có ngành học phong phú hơn để bạn cân nhắc.

>> Nếu chọn sai ngành… cũng chẳng sao!

Sự công nhận của quốc tế

Trong ba loại văn bằng thì chỉ có mỗi chương trình cấp bằng thường được quốc tế công nhận nếu bạn chọn học ở các trường đại học có chất lượng cao. Còn chứng chỉ hay chứng nhận chỉ có giá trị mang tính địa phương nơi cơ sơ đào tạo đó tọa lạc. Vì lẽ đó nên nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp ở thị trường quốc tế thì chọn học chương trình cấp bằng sẽ phù hợp hơn.

Khả năng học cao lên

Nếu chọn học chương trình cấp bằng, bạn sẽ có cơ hội học lên hệ Thạc sĩ hay thậm chí Tiến sĩ. Còn với lựa chọn học lấy chứng chỉ hay chứng nhận thì khả năng học cao sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên không phải ai cũng có nhu cầu học cao và không phải người nào cũng nên theo đuổi con đường học vấn lâu dài nên tùy vào nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn nào cũng có ưu thế riêng. Nếu bản thân bạn không có mong muốn học Thạc sĩ hay Tiến sĩ thì không chọn chương trình cấp bằng hoàn toàn hợp lý.

Thu nhập tương lai

Thực tế cho thấy, không ai có thể nói trước được người được cấp bằng sẽ có thu nhập cao hơn người sở hữu chứng chỉ hoặc chứng nhận vì lương hàng tháng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, nếu giá trị bạn đem lại cho công ty hoặc thị trường đủ lớn thì thu nhập của bạn sẽ cao dù bạn có chọn học chương trình nào trước đó. Vì vậy bạn không nên quá đặt nặng việc học hình thức nào sẽ có lương cao vì lựa chọn nào cũng có thể giúp bạn có thu nhập tốt nếu chịu khó cố gắng tìm tòi cơ hội phát triển sự nghiệp.

Bài được viết lại bởi Do An Khang vào ngày 21 tháng 01 năm 2021

Nguồn tham khảo: The Global Scholars, Vista College

Video liên quan

Chủ đề