Chủ tịch scb là ai

Ông Đinh Văn Thành - Tân Chủ tịch Ngân hàng SCB là ai?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 diễn ra sáng 17/03, ông Đinh Văn Thành - Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chính thức được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch thay cho bà Nguyễn Thị Thu Sương.

* Trực tuyến ĐHĐCĐ SCB: Chủ tịch và Phó đều xin từ nhiệm

* Ông Tạ Chiêu Trung - TGĐ Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú trúng cử HĐQT Ngân hàng SCB

Năm sinh: 1971

Trình độ chuyên môn:

Tốt nghiệp Trung cấp Kinh tế – Ngành Quản lý kinh tế Tổng hợp – Trường Trung học Kinh tế TP.HCM.

Tốt nghiệp Cao cấp Nghiệp vụ Ngân hàng – Học viện Ngân hàng TP.HCM.

Tốt nghiệp Cử nhân Cao đẳng ngành Tài chính – Tín dụng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Tốt nghiệp Cử nhân Đại học ngành Tài chính – Tín dụng – Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.

Chứng chỉ Kế toán trưởng Doanh nghiệp – Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Định giá Bất động sản – Trường Đại học Mở TP.HCM.

Chứng chỉ Định giá Bất động sản – Sở xây dựng TP.HCM.

Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học Quản trị Doanh nghiệp Ngân hàng – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Chức vụ từng đảm nhiệm:

Từ năm 1992 đến 1993: Công tác tại Trung tâm Dạy nghề Quận Bình Thạnh.

Từ năm 1993 đến 1995: Kế toán trưởng Trung tâm Hóa nông – Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam).

Từ năm 1995 đến 1999: Kế toán trưởng Công ty TNHH SX – TM DV Đông Anh.

Từ năm 2000 đến 2006: Phó Giám đốc Tài chính – Kinh doanh Công ty TNHH SX – TM DV Đông Anh.

Từ năm 2007 đến 11/2009 lần lượt giữ các chức vụ: Kế toán trưởng Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thuận Tài Tài; Kế toán trưởng rồi Phó giám đốc Tài chính – Kinh doanh Trung tâm thương mại và căn hộ CINCO thuộc Công ty Đầu tư và Xây dựng Thanh niên Xung phong (nay là Công ty Dịch vụ Công ích TNXP) – Lực lượng Thanh niên Xung phong TP.HCM. Sau đó làm việc tại Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southernbank - PNB).

Từ 12/2009 đến 15/04/2010: Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank - FCB).

Từ 16/04/2010 đến 23/12/2011: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.

Từ 01/01/2012: Thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - Là ngân hàng hợp nhất giữa 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB.

Từ 17/03/2014: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

SCB

Bài viết hôm nay Adautu.com giới thiệu đến bạn cái nhìn tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng SCB) và ban lãnh đạo ngân hàng SCB hiện nay gồm những ai?

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (ngân hàng SCB) thành lập theo Quyết định số 2716/QĐ-NHNN ngày 26/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng:

  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB),
  • Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank),
  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank).

Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra.

Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và cần tới sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thông qua khoản vay tái cấp vốn. Tổng số vốn hỗ trợ liên ngân hàng của BIDV cho ba nhà băng (tính đến tháng 12/2012) là trên 2.400 tỷ đồng (trên tổng số tài sản được ba nhà băng đem ra đảm bảo là 30.000 tỷ đồng).

Chủ tịch scb là ai

Chủ tịch scb là ai

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22/08/1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27/04/1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13/05/1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000.000 VNĐ. Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự… Đây là trường hợp đầu tiên khơi mào cho làn sóng sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng khi NHNN đẩy mạnh chủ trương tái cơ cấu ngành.

Sau sáp nhập SCB vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 673.276 tỷ đồng, vốn điều lệ hơn 20.020 tỷ đồng tính đến 30/09/2021. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người.

Năm 2020, SCB có doanh thu 47.208 tỷ đồng và lợi nhuận 542 tỷ đồng, đây là con số khá khiêm tốn so với tiềm lực Tổng tài sản và quy mô vốn điều lệ của SCB so với các ngân hàng thương mại khác. Hiện nay SCB vẫn chưa niêm yết lên sàn như đa số các ngân hàng khác.

Chủ tịch scb là ai

Hiện nay trong tổng số 31 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động thì có 3 ngân hàng chưa niêm yết như:

  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
  • Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVComBank),
  • Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BaoVietBank)

Chủ tịch scb là ai

Hội sở chính của Ngân hàng SCB hiện nay tọa lạc tại Số 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM.

Xem thêm:

Ban lãnh đạo ngân hàng SCB hiện nay gồm 4 Thành viên Hội đồng quản trị, 7 thành viên Ban giám đốc và 3 thành viên Ban kiểm soát.

Hội đồng quản trị ngân hàng SCB gồm 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 2 thành viên Hội đồng quản trị.

  • Bùi Anh Dũng  – Chủ tịch SCB (từ 25/02/2021)
  • Sun Ka Ziang Henry – Phó chủ tịch
  • Nguyễn Phương Hồng – Thành viên HĐQT
  • Nguyễn Tiến Thành – Thành viên độc lập HĐQT

Trình độ:

  • Cử nhân Tài chính Ngân hàng – Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Cử nhân ngoại ngữ – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM

Ông Bùi Anh Dũng có hơn 31 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn như: Giám đốc Chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Vùng 1 kiêm Giám đốc SCB Bến Thành, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Doanh nghiệp kiêm Giám đốc SCB Bến Thành, Phó Chủ tịch HĐQT.

Giai đoạn 29/05/2020 đến 25/02/2021 : Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

Ban giám đốc SCB gồm 7 thành viên trong đó có 1 Quyền Tổng Giám đốc, 6 Phó Tổng Giám đốc

  • Trương Khánh Hoàng – Quyền Tổng Giám đốc
  • Diệp Bảo Châu – Phó Tổng Giám đốc
  • Nguyễn Ngọc Nhã Nam – Phó Tổng Giám đốc
  • Nguyễn Văn Hùng – Phó Tổng Giám đốc
  • Nguyễn Cửu Tính – Phó Tổng Giám đốc
  • Trần Thị Mỹ Dung – Phó Tổng Giám đốc
  • Lại Quốc Tuấn – Phó Tổng Giám đốc

Trình độ: Cử nhân Tài chính – Ngân hàng – Đại học Kinh tế T.P Hồ Chí Minh

Ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) từ ngày 15/05/2021 thay cho ông Jeremy Chen. Trước đó ông Jeremy Chen được bổ nhiệm làm Quyền Tổng giám đốc SCB vào tháng 10/2020. Trước đó từ 08/09/2019 đến tháng 05/2021 ông là Phó Tổng GĐ Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Hiện nay, Ông Trương Khánh Hoàng đang đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long.

Ông Trương Khánh Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khi công tác tại SCB, ông Hoàng đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí như: Giám sát phụ trách Thị trường vốn & Quan hệ đầu tư – Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách Tài chính dự án cấp cao – Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Alpha King… Tại SCB, Ông đã trải qua các vị trí: Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Tái thẩm định, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Điều hành Khối Phê duyệt Tín dụng và Xử lý nợ, Phó Tổng Giám đốc thường trực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

Ban kiểm soát SCB gồm 3 Thành viên

  • Lưu Quốc Thắng – Trưởng Ban kiểm soát
  • Trần Chấn Nam – Thành viên Ban kiểm soát
  • Vũ Mạnh Tường – Thành viên Ban kiểm soát