Cho ví dụ về hiệu quả trong thực tế

Chúng tôi làm việc với hàng nghìn tổ chức – bao gồm cả những doanh nghiệp lớn và nhỏ trong các ngành nghề công nghiệp- để hỗ trợ họ thực hiện những tiêu chuẩn hoàn hảo mà thông qua đó họ có thể hoạt động tốt hơn, giảm thiểu rủi ro và đạt được sự phát triển bền vững.

Đây là danh sách khách hàng được chọn mà chúng tôi đã làm việc và những lợi ích họ đạt được. Tìm hiểu cách làm thế nào bạn có thể có lợi như vậy bằng việc chọn một chủ đề và đọc những câu chuyện của họ.

NỘI DUNG THẢO LUẬN LẦN 1

Môn: Quản trị học


1. Lấy ví dụ thực tế để chứng minh sự cần thiết phải sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu và vận dụng các vấn đề khoa học về quản trị.

2. Lấy ví dụ thực tế để minh chứng cho hiệu quả (thành công) của hoạt động quản trị ở một tổ chức mà bạn biết.

3. Tại sao nói quản trị con người là khó nhất nhưng cũng mang tính quyết định nhất tới hiệu quả của hoạt động quản trị? Cho ví dụ minh hoạ

4. Tại sao quản trị phải tác động thường xuyên liên tục? Cho ví dụ về những trường hợp không thực hiện quản trị thường xuyên liên tục nên đã dẫn tới những kết quả không tốt (thậm chí người lãnh đạo có thể bị xử lý hình sự về trách nhiệm này). Từ ví dụ này hãy bình luận ý nghĩa của việc nghiên cứu?

5. Hãy kể về một thành công hoặc thất bại của bản thân bạn hoặc của một người khác mà bạn biết rõ. Lý giải nguyên nhân. Nếu hiện nay ở trong hoàn cảnh của tình huống đó thì bạn có cách giải quyết khác không? Tại sao?


Quy định về việc thảo luận

1. Mỗi sinh viên làm một bài riêng và in ra để nộp (nộp theo STT của nhóm)

2. Bên cạnh bài làm của từng sinh viên, còn có bài làm chung của nhóm (mỗi nhóm bình quân khoảng 10 người do Ban cán sự phân chia nhóm). Kèm theo bài làm của nhóm là phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phân công của từng thành viên. Các nhóm trưởng cho các bạn làm kê khai nội dung cốt lõi như bảng kê dưới đây.

3. Ban cán sự lập danh sách sinh viên từng buổi thảo luận và gửi cho Giáo viên đầu giờ học thảo luận

4. Mỗi buổi thảo luận đều cần có người trong Ban cán sự để thực hiện công tác tổ chức và ghi chép lại nội dung của buổi học

5. Những sinh viên làm bài giống nhau hoặc nghỉ học không có lý do sẽ không có điểm

6. Trong giờ học, sinh viên có thể chủ động xung phong trình bày hoặc Giáo viên sẽ gọi đích danh tên sinh viên trình bày. Việc trình bày có thể dựa vào bài in hoặc bài làm trên phần powerpoint.


Chú ý: Có thể chỉ cần lấy 01 ví dụ và phân tích sâu, không nên đưa ra nhiều ví dụ nhưng phân tích quá sơ lược.


Trong những buổi học vừa qua, bên cạnh đa số sinh viên thực hiện tốt nội quy, tích cực chuẩn bị bài ở nhà, đến lớp nghe giảng, ghi chép và phát biểu. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa tích cực, còn đi học muộn, đến lớp không vì mục đích học tập (những Sinh viên này nên sử dụng thời gian vào việc khác thì sẽ có hiệu quả hơn là đến lớp nhưng không thực hiện nghiêm túc nội quy vì Thầy luôn đánh giá cao những người có thể làm được nhiều việc tốt trong cùng một khoảng thời gian). Thầy đề nghị Ban cán sự các lớp nhắc nhở các thành viên trong lớp mình cần nghiêm túc thực hiện quy định của nhà trường. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn gì thì thông qua Ban cán sự để chuyển tới Thầy xem xét. Tất cả những trường hợp cố tình vi phạm kỷ luật (sau khi đã được nhắc nhở) đều phải tự mình chịu trách nhiệm về kết quả học tập rất có thể không tốt của mình.

Thầy luôn mong đợi ở sự cố gắng của các Sinh viên và sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho những người có ý thức học tập tốt, luôn nỗ lực vươn lên, Thầy cũng sẵn sàng chia sẻ với những Sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt. Sự cố gắng và tích cực của Sinh viên là niềm động viên khích lệ, là món quà có ý nghĩa nhất của các Sinh viên dành cho bất kỳ Giáo viên nào.

BÀI THAM KHẢO

---Bài này chỉ mang tính tham khảo ko nên chép y hệt, nếu bị 0 cả đám thì teo---

BÀI LÀM THẢO LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC LẦN 1

Nguồn: nhóm 9 - lớp tin 5a

Spamer: Sơn Tùng

Câu 1: Lấy ví dụ thực tế để chứng minh sự cần thiết phải sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nghiên cứu và vận dụng các vấn đề khoa học về quản trị.

Trả lời:

           - Khái niệm Duy vật biện chứng : Các sự vật hiện tượng luôn biến đổi do sự tác động của nhiều nhân tố với những chiều hướng mức độ khác nhau . Vì vậy để thấy được bản chất của nó cần phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ tác động qua lại của nhiều nhân tố có như vậy mới đưa ra những kết luận khoa học đảm bảo thuyết phục hiệu quả

- Phương pháp duy vật lịch sử: Các sự vật hiện tượng luôn thay đổi theo thời gian, do đó để thấy được bản chất và xu hướng thay đổi của nó cần phải nghiên cứu nó trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Trong 1 công ty cổ phần điện lực hà nam

……8 phòng chức năng : Phòng Thương mại, Kỹ thuật, Kế hoạch vật tư, Cơ điện, Hành chinh, Tổ chức nhân sự, tài vụ.

- Phòng thương mại:

Thực hiện các công tác tiếp thị, lập hồ sơ đấu thầu, tham gia đấu thầu. Quản lý thực hiện các hợp đồng kinh tế của công ty. Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. 

-Phòng kỹ thuật:  

Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động sản xuất của công ty.

-Phòng tài vụ:        

Là bộ phận quản lý tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, hạch toán giá thành sản phẩm, giám sát việc chấp hành kỷ luật tài chính, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

- Phòng kế hoạch vật tư:

Thực hiện công tác  cung ứng, quản lý vật tư. Lập kế hoạch sản xuất theo dõi và hiệu chỉnh kế hoạch

-Phòng tổ chức nhân sự:

Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tổ chức bộ máy quản lý sản xuất, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động.

-Phòng hành chính:

Phục vụ, tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác hành chánh quản trị, đảm bảo điều kiện làm việc và phương tiện phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty

-Phòng cơ điện:

Quản lý trang thiết bị của công ty, định lịch sửa chữa và bảo dưỡng.

- Phòng KCS:

Chịu trách nhiệm kiểm tra bán thành phẩm trên dây chuyền sản xuất và thành phẩm cuối cùng. Kiểm tra nguyên liệu và bán thành phẩm đầu vào. Thống kê bán thành phẩm hư hỏng trên dây chuyền sản xuất nhằm thông báo kịp thời cho Ban Lãnh Đạo và các phòng ban có liên quan.

Các Phòng có tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện công việc của mình thông qua sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.

Công ty còn có mối quan hệ với các viện nghiên cứu, trường đại học nhờ đó việc tiếp nhận thông tin, tiếp thu  và ứng dụng vào thực tế những đổi mới công nghệ diễn ra tương đối thuận lợi. Công tác lựa chọn hướng đầu tư công nghệ, đổi mới thiết bị được các cán bộ có trách nhiệm trong công ty bàn luận kỹ lưỡng trước khi triển khai.

* Trong việc tuyển nhân sự thì có những phương pháp:

1. Nghiên cứu, kiểm tra nền tảng học vấn, kinh nghiệm và các lời giới thiệu:

Việc nghiên cứu, kiểm tra này thường được áp dụng bao quát từ kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm trong quá trình làm việc trước đây, cũng như kiểm tra độ chính xác của các lời giới thiệu, sơ yếu lý lịch của ứng viên.

2. Làm bài kiểm tra, sát hạch

Các bài kiểm tra được phân thành bốn loại để đánh giá khả năng nhận thức, sức khỏe, tính cách, sở thích, hoặc thành tựu của ứng viên.

            - Kiểm tra khả năng nhận thức bao gồm các bài kiểm tra tổng quát về mức độ thông minh, thái độ ứng xử theo tình huống, khả năng lý luận, trí nhớ và khả năng tính toán, sắp xếp.

  - Kiểm tra thành tựu để biết ứng viên đã học hỏi, thu thập được những gì từ trường học hoặc công việc. Các chứng nhận, bằng cấp, đánh giá, giấy khen từ một tổ chức uy tín nào đó là bằng chứng tốt nhất.

            - Kiểm tra tính cách và sở thích, bao gồm thái độ, động cơ, sự tận tâm, ngay thẳng, khả năng hòa nhập, thích ứng, thường dành cho các vị trí quản lý.

3. Phỏng vấn

Phỏng vấn là phương pháp giúp nhà tuyển dụng quyết định họ và ứng viên có “tương thích” với nhau về công việc, nhu cầu, và khả năng đáp ứng không, thông qua hình thức hỏi đáp để trao đổi thông tin. Đây là cách lựa chọn, sàng lọc ứng viên được nhiều công ty áp dụng nhất trong tuyển dụng.

            Việc tuyển nhân sự áp dụng phương pháp duy vật biện chứng qua việc tìm hiểu sơ yếu lý lịch của người đó và áp dụng phương pháp duy vật lịch sử để biết quá trình làm việc từ trước, phỏng vấn hay làm một số bài kiểm tra để biết khả năng hiện tại và dự đoán khả năng phát triển trong tương lai.

* Trong quá trình hoạt động

            Tìm hiểu thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh… tuỳ thuộc từng thời điểm đưa ra những phương án hợp lý

Thay đổi con người: Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện; Xây dựng tổ đội; Phát triển quản trị

Thay đổi công nghệ: Máy móc; tự động hoá;rô bốt…

Câu 2: Lấy ví dụ thực tế để minh chứng cho hiệu quả (thành công) của hoạt động quản trị ở một tổ chức mà bạn biết.

Trả lời:

Ví dụ trong trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp :

1. Ban Giám Hiệu

2. Các Phòng, Trung Tâm

- Phòng tổ chức cán bộ và quản lý HSSV

- Phòng Tài chính kế toán

- Phòng đào tạo

- Phòng hành chính quản lý

- Phòng quản lý khoa học

- Phòng thanh tra khảo thí và bảo đảm chất lượng

- Trung tâm bồi dưỡng các bộ và hợp tác quốc tế

- Trung tâm tin học ngoại ngữ

- Trung tâm công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Trung tâm Hán ngữ thương mại

3.Các khoa bộ môn:

- Khoa công nghệ thông tin

- Khoa cơ khí

- Khoa điện – điện tử

- Khoa dệt may và da giày

- Khoa công nghệ thực phẩm

- Khoa Kinh tế

- Bộ môn khoa học cơ bản

- Bộ môn chính trị Mác-Lênin

- Bộ môn ngoại ngữ

- Bộ môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng

4. Các Bộ môn

-Ban Giám Hiệu giữ chức vụ cao nhất chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của trường

- Đưa chỉ dẫn, phương hướng mang tính chiến lược, cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài tổ chức…

Ví dụ: Hoàn thành mục tiêu hết năm 2012, số học sinh hệ Đại học khoá 2 ra trường đạt 95%..

Xây dựng, trang bị bàn ghế, máy điều hoà, máy tính… hỗ trợ việc giảng dạy…

 -/Các phòng, trung tâm hỗ trợ qua lại lẫn nhau, quyết định nhữnh chiến lược chính sách của nhà trường và ban giám hiệu đưa ra. Các phòng, trung tâm phải linh hoạt, khuyến khích những sự hợp tác từ bên ngoài với nhà trường và giải quyết những xung đột. Trong quan hệ với những phòng, trung tâm khác, phải đóng vai trò như là mối liên kết, thu thập và cung cấp thông tin phản hồi cho các bộ phận.

Ví dụ: phòng thanh tra khảo thí và bảo đảm chất lượng hợp tác với phòng quản lý HSSV để có thể quản lý học sinh tốt hơn…

Phòng đào tạo phổ biến những quy định về việc học tập, tuyển sinh

Các trung tâm hỗ trợ thêm cho học sinh những kĩ năng về Tin học, Tiếng Anh,…

- Các khoa bộ môn trực tiếp theo dõi, giám sát kiểm tra công việc của các bộ môn, việc học tập của học sinh. Phân công các nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên thừa hành và đảm bảo công việc được thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Có thể là người trực tiếp tham gia giảng dạy, có kiến thức chuyên môn, hiểu biết về công việc …

-Hàng năm, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Trường tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiều đề tài cấp Bộ, cấp Trường. Các đề tài đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và nâng cao chất lượng đào tạo. 

- Hiên nay, Trường được xác định là trường trọng điểm của Bộ Công thương đào tạo đa cấp, đa ngành. Với bề dày truyền thống hơn 50 năm xây dựng và phát triển đến nay, Nhà trường đã đào tạo cho đất nước và ngành Công nghiệp hơn 80.000 cán bộ công nhân kỹ thuật, Trường thường xuyên tuyển mới từ 8.000 - 9.000 học sinh, sinh viên / năm và mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ trong ngành, với lưu lượng khoảng 500 lượt người/ năm.

      +Với những thành tích tiêu biểu:

- 01 Huân chương Độc lập Hạng Nhất (2005);

- 01 Huân chương lao động hạng Ba cho Công đoàn (2005);

- 01 Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Đoàn TNCS của trường (2004);

- 01 Huân chương Độc lập Hạng Nhi (2001);

- 01 Huân chương Độc lập Hạng Ba (1996);

- 02 Huân chương Lao động Hạng Nhất (1985 - 1992);

- 01 Huân chương Lao động Hạng Nhì (1981);

- 02 Huân chương Lao động Hạng Ba (1960 - 1962);

- 01 Huân chương Lao động Hạng Nhì cho Đoàn TNCS của trường (1999);

Câu 3: Tại sao nói quản trị con người là khó nhất nhưng cũng mang tính quyết định nhất tới hiệu quả của hoạt động quản trị? Cho ví dụ minh hoạ

Trả lời: Việc quản lý cá nhân, tập thể con người là nhiệm vụ chính của việc quản lý không chỉ đối với toàn xã hội và đối với từng cấp, ngành, xã hội. Có thể nói, con người có vai trò chủ đạo trong hệ thống quản lý. Trong lĩnh vực quản lý người ta xém xét con người và hoạt động của con người trên 3 góc độ.- Con người với tư cách là chủ thể quản lý: cùng với năng lực, uy tín, nhân cách của mình giúp co người đưa ra các quyết định quản lý của mình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và sự phát triển của tổ chức.Con người với tư cách là khách thể quản lý (hay đối tượng quản lý): Đó là những người dưới quyền ở nhiều cấp độ cá nhân, tập thể… với những đặc điểm văn hoá, nhân cách riêng của họ.- Thứ 3 nhìn nhận con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lý (mối quan hệ giữa những người lãnh đạo và người dưới quyền)

Tuy nhiên, con người và tập thể không thụ động trước tác động quản lý bởi mỗi người đều có ý chí, ý thức, có những lợi ích và nhu cầu riêng, có nhận thức về các sự kiện. Trong hệ thống quản lý, con người có thể tiếp nhận các quyết định quản lý, tuân theo nó hoặc có thể không tiếp nhận hay chỉ tiếp nhận ở một mức độ nhất định. Chính vì thế trong việc quản lý con người không thể theo các quyết định cứng nhắc mà mang tính linh hoạt, mềm dẻo.

Ví dụ:

 Quản trị một sản phẩm máy tính từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.Là quản trị:

- Những công nhân ở vị trí sản xuất.

- Những kĩ sư trong bộ phận kĩ thuật.

- Những nhân viên trong bộ phận kiểm tra sản phẩm.

- Những nhân viên trong bộ phận xuất kho.

- Những nhân viên trong bộ phận vân chuyển.

- Những nhân viên trong bộ phận bán hàng.

Suy ra: quản trị một sản phẩm máy tính là quản trị con người thông qua những kết quả công việc mà họ đã hoàn thành do cấp trên giao cho.

Câu 4: Tại sao quản trị phải tác động thường xuyên liên tục? Cho ví dụ về những trường hợp không thực hiện quản trị thường xuyên liên tục nên đã dẫn tới những kết quả không tốt (thậm chí người lãnh đạo có thể bị xử lý hình sự về trách nhiệm này). Từ ví dụ này hãy bình luận ý nghĩa của việc nghiên cứu?

trả lời:

               Quản trị phải tác động thường xuyên liên tục là vì làm

như vậy sẽ đạt được các mục tiêu đã đề ra và đem lại hiệu quả cao
trong công việc dựa trên cơ sở khai thác sử dụng hợp lý , tiết kiệm
các nguồn lực. Nhưng ngược lại nếu một tổ chức nào đó mà không thực
hiện việc quản trị thường xuyên , liên tục thì sẽ dẫn đến những kết
quả không tốt như : các hoạt động quản trị trong tổ chức đó sẽ bị đảo
lộn , khó kiểm soát và quản lý →tổ chức đó sẽ kém phát triển và lại
phải mất nhiều thời gian , nguồn lực để xây dựng và phát triển lại từ
đầu.
              VÍ DỤ :
                         Trong công ty có quy định cán bộ công nhân
viên không được phép đi làm muộn , nếu đi làm muộn thì sẽ bị kỷ luật
một cách nghiêm khắc . Lúc đầu mọi người thực hiện một cách rất nghiêm
chỉnh , nhưng có một hôm giám đốc công ty lại đi làm muộn , vì người
đi làm muộn là giám đốc của công ty nên không ai trong công ty giám
nói gì về việc này , nhưng sau đó lại xảy ra hiện tượng là nhân viên
trong công ty đi làm muộn ( vì mọi người nghĩ rằng giám đốc còn đi làm
muộn thì tội gì mà mình không đi muộn ). Từ đó các quy tắc , kỷ luật
của công ty không được nhân viên trong công ty chấp hành đầy đủ và
nghiêm túc nữa.
=>Qua ví dụ trên ta thấy , nếu người đứng đầu trong một tổ chức mà
không quản trị  thường xuyên , liên tục các hoạt động của tổ chức đó
thì sẽ dẫn đến những kết quả không tốt cho tổ chức đó và làm cho tổ
chức đó kém phát triển.
              Ý nghĩa của việc nghiên cứu : Nghiên cứu sẽ giúp cho
chúng ta hiểu sâu , hiểu rộng về một vấn đề nào đó ,giúp ta biết rõ ưu
điểm và nhược điểm  cuả vấn đề để phát huy ưu điểm và khắc phục nhược

Câu 5: Hãy kể về một thành công hoăc thất bại của bản than bạn hoặc của một người khác mà bạn biết rõ.Lý giải nguyên nhân.Nếu hiện nay ở trong hoàn cảnh của tình huống đó thì bạn có cách giải quyết khác không?Tại sao?

Trả lời:

Như chúng ta đã biết “ Thất bại là mẹ của thành công”

Trong cuộc sống ắt hẳn chúng ta ai cũng từng phải chải qua những thất bại,và thất bại cũng đã dậy cho chúng ta rất nhiều điều …không phải nói ai, chính bản thân tôi cũng đã đừng phải nến mùi thất bại không ít và thất bại lớn  nhất trong cuộc đời học sinh đó chính là việc tôi thi trượt đại học.Đó là một sự việc mà tôi nhớ mãi, đó là vào cuối năm học lớp 12 tôi bắt đầu đi ôn thi đại học.Mọi người trong gia đình ai cũng mong cho tôi đỗ dh,vậy tôi nào hay biết suốt ngày chỉ bỏ học đi chơi game,tụ tập vui chơi với bạn bè mà không để ý gì đến việc học.Ngày qua ngày tôi càng  lao đầu vào các cuộc ăn chơi đua đòi hơn, thời gian học thì ít chơi thì nhiều.Cuối cùng cái gì đến sẽ phải đến, ngày tôi lên đường đi thi đại học với một cái đầu rỗng tênh không có một chữ nào trong đầu.Cả nhà ai cũng lo không biết tôi có thi đỗ không,tôi thì lại cảm thấy bình thường không một chút lo lắng gì hết.Ngày công bố điểm thi tôi bị trượt cả nhà ai nấy đều buồn riêng tôi lúc này mới thấy ân hận vì mình đã bỏ qua một cơ hội bước vào cổng trường đại học.Năm sau tôi quyết tâm thi lại đại học và cuối cùng thì tôi cũng bước chân được vào cổng trường dh.

Việc không đỗ đại học đã là một thất bại nặng nề với chính bản thân tôi và cũng chính sự thất bại đó đã là một động lưc rất lớn để tôi có them niềm tin hơn…   

-Nguyên nhân:

Do ăn chơi không chịu học

Do chưa nhận thức được tương lai của mình

-Nếu hiên nay trong hoàn cảnh đó :

Sẽ tập chung vào việc học hơn

Không ăn chơi đua đòi nữa

-Tại vì: nếu như tập chung ngay từ năm đầu thì sẽ đỗ ,không để mọi người trong gia đình phải lo lắng,không phải bỏ phí mất một năm học hành

Video liên quan

Chủ đề