Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cách khác phục

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi phổ biến cho nhóm các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông, lâm nghiệp nhằm ngăn ngừa, tiêu diệt các loại sâu hại hay dịch bệnh tác động tiêu cực đến cây trồng và điều hòa sinh trưởng cho thực vật nhằm đạt năng suất tối đa. Sử dụng hóa chất mang đến mùa màng bội thu, song đi kèm với đó là những tác hại khôn lường cho môi trường và sức khỏe con người.

Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cách khác phục

Nguyên nhân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là để diệt trừ sâu hại, bảo vệ mùa màng

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường 

Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật sẽ đem đến các tác hại khó hồi phục với môi trường xung quanh.

- Môi trường tự nhiên luôn tìm được cách cân bằng giữa hai nhóm động vật có lợi và có hại cho cây trồng. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ phá hủy thế cân bằng đó bằng cách tiêu diệt hàng loạt động vật bất kể chúng có lợi hay phá hoại mùa màng.

- Sau khi sử dụng hóa chất, các loại thiên địch của sâu hại thường rơi vào tình trạng thiếu thức ăn và chết dần hoặc ngộ độc, suy yếu trong khi số lượng sâu hại dễ dàng phục hồi trước ảnh hưởng của thuốc. Quá trình này liên tục diễn biến sẽ dẫn đến dịch hại trên quy mô lớn mang đến tác động khó lường cho nông nghiệp và gây tổn thất nặng nề cho người sản xuất.

Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cách khác phục

Hóa chất gây ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái

- Thuốc bảo vệ thực vật đem lại hiệu quả diệt trừ sâu bọ hữu ích. Tuy nhiên, đối với một số loài nhất định thuốc sẽ kích thích khả năng thích nghi khiến sâu hại trở nên kháng thuốc và hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi đó, người sản xuất bắt buộc phải tăng nồng độ thuốc hơn mức cho phép, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng nông sản thu hoạch.

- Hóa chất sẽ ngấm vào đất thông qua các ống xenlulozo của cây và tích tụ trong đất cùng với các khoáng chất khác. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, thuốc sẽ giết chế hệ vi sinh vật tạo nên sự màu mỡ khiến đất trở nên bạc màu, mất dinh dưỡng, giảm năng suất nông sản và khiến nông sản nhiễm độc.

Tham khảo thêm:

Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người

Không chỉ tác động đến môi trường, hóa chất bảo vệ thực vật còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Các hóa chất trong thuốc bảo vệ thực vật thường tồn tại trên bề mặt lá và trong đất trồng trong một khoảng thời gian nhất định. Với nồng độ lớn, hóa chất sẽ được rễ cây hấp thụ cùng với khoáng chất và nước, tích tụ trong lá, hoa và quả khiến lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp vượt quá mức quy định. Các chất này nếu đi vào cơ thể con người có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc tích tụ dần tạo thành bệnh ung thư.

- Hóa chất có trong thức ăn với liều lượng lớn có thể khiến người dùng nhiễm độc cấp tính. Biểu hiện của tình trạng nhiễm độc này thường là nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn thần kinh, ảo thị, căng cơ, co giật, hôn mê, suy hô hấp, suy tim và nặng nhất là tử vong.

Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cách khác phục

Thuốc bảo vệ thực vật có thể gây các bệnh nan y cho con người

- Tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài có thể dẫn đến các tổn thương cơ thể ở một số cơ quan nội tạng như cơ quan tiêu hóa, tim, gan, da, mắt. Qua một thời gian nhất định, hàm lượng chất độc tồn dư vượt quá mức xử lý của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu bạch cầu, tạo điều kiện cho các loại bệnh xâm nhập và gây tác hại đáng kể đến sức khỏe của con người.

Hiểu rõ hơn nữa những ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sinh vật và môi trường

Những thông tin trong bài viết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường và sức khỏe con người hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong tương lai. Truy cập website labvietchem.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hay hơn nữa.

Tìm kiếm liên quan: 

biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật

- tác hại của thuốc diệt cỏ đối với con người

Ngoài các ca ngộ độc cấp thuốc trừ sâu được đưa vào bệnh viện có chẩn đoán rõ ràng, còn số lượng những người bị ảnh hưởng nhẹ hơn hoặc mạn tính thông qua con đường... ăn uống hàng ngày những loại rau củ quả bị nhiễm thuốc trừ sâu là bao nhiêu? Câu trả lời có thể là rất lớn!

Trong nông nghiệp, việc sử dụng các hóa chất trừ sâu, diệt cỏ là cần thiết nhằm bảo vệ mùa màng, tăng năng suất cây trồng. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trừ sâu đang được dùng trong nông nghiệp như nhóm thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, nhóm thuốc trừ sâu clo hữu cơ, nhóm thuốc trừ sâu loại carbamat, nhóm thuốc trừ sâu pyrethroid, các nhóm thuốc trừ sâu khác như nereistoxin, parathion... Nhiều loại trong số này trên thế giới hiện nay đã cấm dùng do quá nguy hiểm tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới môi trường nhưng ở nước ta vẫn được lén lút sử dụng.

Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cách khác phục

Chăm sóc cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật.

Tại sao ngộ độc?

Nguyên nhân của ngộ độc thuốc trừ sâu chủ yếu là do tự tử (khoảng 95%). Số còn lại là do ăn phải rau quả có hàm lượng thuốc tồn dư quá lớn (do rau quả vừa được phun thuốc xong đã được thu hoạch ngay), do uống nhầm, bị đầu độc... Cá biệt cũng có trường hợp ngộ độc cấp do tiếp xúc trực tiếp khi người lao động phun thuốc trừ sâu mà không đảm bảo các qui định về an toàn lao động. Điều đáng lưu ý là những trường hợp ngộ độc cấp do ăn uống, do công tác bảo hộ lao động kém đều chưa có thống kê đầy đủ vì triệu chứng nhẹ dễ bị bỏ qua hoặc bị nhầm với các loại bệnh lý khác. Dần dần, có thể với một lượng thuốc trừ sâu tuy nhỏ nhưng vào cơ thể từ từ, liên tục trong một thời gian dài sẽ gây ngộ độc mạn hoặc những hệ lụy tệ hơn cho cơ thể. Ngộ độc cấp nặng có thể chỉ ảnh hưởng đến một số ít người “chán sống” nhưng ngộ độc mạn thì có thể ảnh hưởng đến toàn xã hội!

Những biểu hiện muôn hình vạn trạng khi bị ngộ độc

Biểu hiện của ngộ độc thuốc trừ sâu rất phong phú và đa dạng. Các biểu hiện này phụ thuộc liều lượng, thời gian thuốc vào cơ thể, phụ thuộc chủng loại thuốc, độc tính của thuốc với con người mạnh hay yếu. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh 10 - 20 phút sau khi bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa. Biểu hiện của nhóm thuốc trừ sâu loại phospho hữu cơ chủ yếu là các triệu chứng  thích hệ thần kinh phó giao cảm, gây co đồng tử (có khi co nhỏ như đầu đinh), tăng tiết (vã mồ hôi, nhiều nước bọt), tăng co bóp ruột: đau bụng, nôn mửa, co thắt phế quản: tím tái, phù phổi, có thể liệt hô hấp, tụt huyết áp, giật cơ, co cơ, rối loạn phối hợp vận động, hoa mắt, chóng mặt, run, nói khó, nhìn lóa, nặng thì hôn mê. Các biểu hiện ngộ độc cấp thuốc trừ sâu loại carbamat tương tự như ngộ độc phospho hữu cơ nhưng mức độ nhẹ hơn. Ngộ độc thuốc trừ sâu loại clo hữu cơ thường có đau bụng, nôn mửa, co giật, liệt cơ hô hấp. Ngộ độc thuốc trừ sâu loại pyrethroid cũng có các biểu hiện về đường tiêu hóa (nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa) và các biểu hiện thần kinh như đau đầu, co giật, hôn mê nếu ngộ độc nặng. Ngộ độc nereistoxin có triệu chứng rất nặng nề về đường tiêu hoá: đau bụng, nôn, tiêu chảy, có thể nôn ra máu và tiêu ra máu dữ dội dẫn đến truỵ mạch, tụt huyết áp (sốc giảm thể tích), tim mạch: tụt huyết áp: thường sớm và nặng nề do phối hợp cả giảm thể tích tuần hoàn, giãn mạch và nhiễm toan. Có thể thấy rối loạn nhịp tim (nhịp nhanh xoang, rung thất, xoắn đỉnh), suy tim, phù phổi cấp, hô hấp: tình trạng nhiễm toan thở nhanh sâu, suy hô hấp, liệt cơ, sặc phổi, thần kinh: co giật giống kiểu động kinh, sau đó là liệt cơ, hôn mê. Tuy nhiên, các biểu hiện nói trên có thể không điển hình ở những thể ngộ độc cấp nhẹ hoặc ngộ độc mạn tính: người bệnh chỉ thấy mệt mỏi, đau đầu, giảm trí nhớ, mất tập trung, ăn uống kém, mất ngủ... và dễ bị quy cho là suy nhược cơ thể, trầm cảm...

Cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật cách khác phục

Phun thuốc trừ sâu không đảm bảo các qui định về an toàn lao động, có trường hợp người lao động bị ngộ độc cấp.

Tránh ngộ độc thuốc trừ sâu thế nào?

Ngộ độc thuốc trừ sâu cấp và mạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng các biện pháp như tuyên truyền giáo dục cho mọi người, nhất là bà con nông dân, những người thường xuyên phải sử dụng thuốc trừ sâu về độc tính của thuốc và các biểu hiện của ngộ độc thuốc. Hướng dẫn cho bà con biết về thời gian thu hoạch rau quả an toàn sau khi phun thuốc. Giải quyết tốt các nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân tự tử bằng thuốc trừ sâu, đặc biệt là các liệu pháp điều trị tâm lý cho bệnh nhân (ngộ độc do uống thuốc trừ sâu tự tử) sau khi xuất viện, tái hòa nhập cộng đồng. Thêm nữa, cũng phải kể đến các biện pháp thuộc về các cơ quan chức năng như tăng cường quản lý các hóa chất trừ sâu, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để các loại rau quả, thực phẩm còn tồn dư lượng thuốc trừ sâu không được đưa ra thị trường. Xử phạt thật nghiêm những cá nhân, tập thể vì lợi nhuận mà vi phạm các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm...