Cho biết cách bố trí các khu vực trong nhà bếp hợp lý

Để có thể bố trí một cách hợp lý các thiết bị nhà bếp, bạn cần phải nắm rõ nguyên lý “tam giác hoạt động trong bếp” được tạo nên từ các khu vực chính trong căn bếp.

Các khu vực trong bếp

Đối với mỗi căn bếp, thông thường sẽ có 3 khu vực được sử dụng nhiều nhất tương ứng với những thiết bị chính đó là:

  • Khu chuẩn bị: Hay còn được gọi là khu vực sơ chế làm sạch thực phẩm tương ứng với chậu rửa.
  • Khu nấu nướng: Nơi đặt bếp nấu như bếp ga, bếp điện từ,...
  • Khu lưu trữ: Nơi để dụng cụ làm bếp, xoong nồi, vật dụng nấu nướng và tủ lạnh,...

Đặt các thiết bị phù hợp với hình dáng bếp

Tùy vào các hình dáng bếp khác nhau mà bạn nên sắp xếp các thiết bị sao cho phù hợp. Ví dụ với căn bếp hình ốc đảo, bạn nên đặt khu nấu nướng song song với khu lưu trữ và khu chuẩn bị để có được một không gian làm bếp tiện lợi hơn,...

Thuận tiện di chuyển, chế biến

Bạn cần sắp xếp các khu vực trong bếp sao cho thuận tiện nhất khi di chuyển. Nên lưu ý điều chỉnh kích thước các cạnh của "tam giác hoạt động", không nên quá gần hoặc quá xa và nên đặt mọi thứ vừa tầm. Làm như vậy sẽ giúp tiện lợi hơn khi nấu nướng cũng như di chuyển.

Các hình dáng bếp

  • Bếp hình chữ I (bếp thẳng): Là kiểu bếp được xếp theo một hàng dài, hẹp và không có vùng "tam giác hoạt động".
  • Bếp hình chữ L: Khu vực bếp được chia làm hai và xếp theo hình dáng chữ L, đây là dạng bếp thường bắt gặp nhất và rất dễ dàng để sắp xếp.
  • Bếp hình chữ U: Tương đối rộng rãi và có thể tận dụng để sắp xếp nhiều kiểu với các khu vực được đặt riêng biệt, giúp dễ dàng thao tác khi nấu nướng nhất.
  • Bếp hình ốc đảo: Tiện dụng và đa năng nhất, tuy nhiên đòi hỏi khá nhiều không gian do có nhiều kệ chứa dụng cụ.

Ngoài ra còn một số hình dạng biến thể của bếp khác như : hình chữ “G”, hình chữ “II” (bếp song song),...

2 Bố trí thiết bị trong nhà bếp

Bếp nấu

Tùy thuộc vào loại bếp mà bạn đang sử dụng sẽ có những lưu ý về cách đặt bếp khác nhau, ví dụ như sau:

Không nên đặt bếp gần cửa sổ, trường hợp không còn vị trí nào khác có thể đặt bếp cách cửa sổ một khoảng cách nhất định. đặc biệt không nên để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào bếp sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng của món ăn.

Nên đặt bếp gần nguồn điện, tránh việc kéo dây dài vừa gây mất thẩm mỹ, gây ảnh hưởng đến công suất thực của bếp.

Ngoài ra, bạn nên đặt bếp cách bồn rửa tối thiểu là 60cm, để tránh trường hợp khi dùng bồn rửa sẽ làm văng nước vào bếp và giúp tạo thêm được không gian để thực phẩm, dụng cụ trước khi nấu.

Bếp từ Sunhouse SHD6162

1.620.000₫ 1.720.000₫ -5%

3.420.000₫ 3.670.000₫ -6%

Bếp âm Sunhouse SHB9105MT

3.606.000₫ 3.996.000₫ -9%

Bếp âm Sunhouse SHB9111MT

3.004.000₫ 3.338.000₫ -10%

4.990.000₫ 5.450.000₫ -8%

Vị trí đặt bếp ga nên chọn nơi khô ráo, thoáng, có không gian đặt bình ga khuất vào trong tránh để bên ngoài, giúp đảm bảo được an toàn khi nấu nướng.

Nên tránh đặt bếp ga ở những nơi ẩm thấp, cách xa bồn rửa, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ làm tăng thêm nhiệt độ khi nấu nướng, cũng như khi có gió sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn.

Bếp ga đôi Sunhouse SHB 201MT

Bếp ga đôi Sunhouse SHB3365

Bếp ga đôi Sakura SA-695SG

Bếp ga đôi Kangaroo KG8G1A

Bếp ga đôi Sunhouse Mama MMBB0787MT

Bếp ga đôi Kangaroo KG519M

1.078.000₫ 1.149.000₫ -6%

Bếp ga đơn Sunhouse SHB212KG

Bếp ga đôi Sunhouse SHB3326MT

1.135.000₫ 1.325.000₫ -14%

Bếp ga đôi Kangaroo KG8G1C

Bếp ga đôi Electrolux ETG727GKR

1.690.000₫ 1.790.000₫ -5%

Bếp ga mini Duxton DG-150

Bồn rửa

Đối với bồn rửa chén, bạn nên đặt ở nơi có ánh sáng sẽ giúp tiết kiệm được thời gian để hong khô chén bát cũng như tránh việc tồn đọng nước rửa, làm sản sinh ra vi khuẩn bám vào. Ngoài ra, nên đặt gần nơi xếp chén bát để có thể thuận tiện hơn trong việc lau rửa.

Bên cạnh đó, bếp và chậu rửa phải đặt cùng hàng hoặc vuông góc với nhau, nhưng phải có một khoảng cách nhất định. Tuy nhiên, không nên đặt quá gần hoặc đối diện nhau, sẽ tạo thành thế "thủy hỏa" đối đầu không hợp phong thủy cũng như gây bất tiện khi sử dụng.

Tủ lạnh

Vị trí đặt tủ lạnh phải là nơi thoáng mát, rộng rãi, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để đảm bảo được an toàn vệ sinh cho thực phẩm cũng như tuổi thọ của thiết bị. Ngoài ra, không nên đặt tủ lạnh sát tường mà nên để cách ra khoảng 10cm.

Tránh đặt tủ lạnh gần các thiết bị có nhiệt độ cao như bếp, lò nướng,... sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của tủ lạnh cũng như những vấn đề về an toàn khi sử dụng.

Toshiba Inverter 180 lít GR-B22VU UKG

Aqua 90 lít AQR-D99FA(BS)

3.020.000₫ 3.290.000₫ -8%

Aqua 130 lít AQR-T150FA(BS)

Panasonic Inverter 188 lít NR-BA229PKVN

Panasonic Inverter 234 lít NR-TV261BPKV

Panasonic Inverter 322 lít NR-BC360QKVN

12.880.000₫ 16.090.000₫ -19%

Aqua Inverter 186 lít AQR-T219FA(PB)

Máy hút mùi

Thông thường, máy hút mùi sẽ được đặt phía trên bếp nấu, cách bếp một khoảng cách từ 60 -80cm để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt hệ thống đường ống thoát khí âm tường, sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ của căn bếp, cũng như tránh những tác động bên ngoài gây ảnh hưởng đến chất lượng của máy hút.

Máy rửa bát

Thông thường, bạn sẽ bắt gặp có 3 loại máy rửa bát thông dụng và được nhiều người tin dùng đó là máy đặt âm tủ, máy mini, máy đặt độc lập.

  • Máy đặt âm tủ: Đúng với tên gọi của nó, bạn nên đặt loại máy này trong các tủ bếp và nên lưu ý bố trí đường dây điện, đường thoát nước sao cho hợp lý.
  • Máy mini: Với thiết kế nhỏ gọn nên bạn có thể đặt máy rửa bát này trên bàn bếp hoặc cạnh bồn rửa đều được.
  • Máy đặt độc lập: Đây là loại máy khá tiện dụng nên rất dễ bố trí, bạn có thể đặt cạnh tủ bếp, tủ lạnh,...

Lưu ý: Một điều quan trọng khi bạn bố trí máy rửa bát đó chính là không nên đặt ở những nơi gần nguồn nhiệt cao như bếp, lò nướng, lò vi sóng nhé!

Lò nướng, lò vi sóng

Lò nướng, lò vi sóng là thiết bị có lượng nhiệt lớn nên khi sắp xếp cần tránh đặt gần các thiết bị điện tử khác như tủ lạnh, nồi cơm điện, máy rửa bát,... Không nên đặt ở những nơi quá cao hoặc quá thấp, mà nên ở những nơi vừa tầm với và đặc biệt, phải là nơi khô ráo, thoáng mát, để xa tường khoảng 10cm.

Tùy vào điều kiện của căn bếp mà bạn có thể đặt trên bàn bếp hoặc lắp âm tường tùy loại, thông thường mọi người thường chọn để ở tủ bếp phía dưới để tiện lợi hơn khi sử dụng.

Một điều lưu ý đối với lò nướng lắp âm tường là cần bố trí ống thoát nhiệt hợp lý để hơi nóng được lưu thông và giúp hạ nhiệt nhanh hơn.

Lò nướng thùng Kangaroo 52 lít KG5201

2.210.000₫ 3.200.000₫ -30%

Lò nướng thùng Sanaky 25 lít VH259S2D

1.440.000₫ 1.599.000₫ -9%

Lò nướng thùng Kangaroo 40 lít KG4001

1.980.000₫ 2.830.000₫ -30%

Lò nướng thùng Electrolux 38 lít EOT38MXC

1.921.000₫ 2.390.000₫ -19%

Lò nướng thùng Sharp 32 lít EO-A323RCSV-ST

2.158.000₫ 2.290.000₫ -5%

Lò nướng thùng Sanaky 50 lít VH5099S2D

2.222.000₫ 2.769.000₫ -19%

Lò nướng thùng Sanaky 35 lít VH3599S2D

1.960.000₫ 2.299.000₫ -14%

Lò nướng thùng Electrolux 30 lít EOT30MXC

1.665.000₫ 2.090.000₫ -20%

Lò nướng thùng Sunhouse 50 lít SHD4250S

2.036.000₫ 2.906.000₫ -29%

Lò nướng thùng Bluestone 38 lít EOB-7548

1.764.000₫ 2.199.000₫ -19%

Xem thêm:

Như vậy Điện máy XANH đã giới thiệu xong cho bạn cách bố trí các thiết bị trong bếp sao cho hợp lí, gọn gàng mà còn đẹp mắt rồi đấy. Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Biên tập bởi Mai Trương Bích Tuyền • 16/12/2021