Cho 2 5088 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 1M tính nồng độ mol các chất thu được

Video Các dạng bài tập hóa 10 hk2

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2

Đề cương ôn tập Hóa 10 học kì 2

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2 được VnDoc tổng hợp và hệ thống lại kiến thức cơ bản môn hóa cùng hệ thống các bài tập theo từng dạng bài. Đề cương ôn thi học kì 2 lớp 10 môn Hóa này sẽ giúp các bạn tự ôn tập một cách dễ dàng.

Hi vọng tài liệu này giúp các bạn học tốt môn Hóa, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, cuối kì 2. Để học tốt môn Hóa 10 và thi học kì 2 lớp 10 tốt hơn, mời các bạn tham khảo.

Liên quan: các dạng bài tập hóa 10 hk2

Đề ôn thi học kì 2 hóa 10 năm 2021 miễn phí

  • Đề thi hóa 10 học kì 2 năm học 2020 – 2021 Đề 1
  • Đề thi hóa 10 học kì 2 năm học 2020 – 2021 Đề 2
  • Bộ 10 đề thi Hóa học kì 2 lớp 10 năm 2020 – 2021

Tài liệu ôn thi học kì 2 hóa 10 năm 2021

  • Các chuỗi phản ứng hóa học lớp 10 Chương Oxi lưu huỳnh
  • Chuỗi phản ứng hóa học lớp 10 Chương Halogen
  • Phương trình oxi hóa khử
  • Ôn tập Hóa học 10 kì 2 năm 2019 – 2020
  • Công thức giải nhanh Hóa học 10

Ôn tập học kì 2 môn Hóa lớp 10

Câu 1: Viết chuỗi phản ứng:

Một số phản ứng hay gặp của lưu huỳnh.

1/ S+ O2 → SO2

2/ H2 + S → H2S

3/ 2K +S→ K2S

4/ H2S + 2KOH → K2S + H2O

5/ H2S + KOH → KHS + H2O

6/ H2S + CuSO4 → CuS ↓ + H2SO4

7/ H2S + 4Br2+ 4H2O→ H2SO4 + 8HBr

8/ 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

9/ 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

10/ H2S + Cl2→ S + 2HCl

11/ 2 SO2 + O2 → 2SO3

12/ SO3 + H2O → H2SO4

13/ SO2 +2 KOH → K2SO3 + H2O

14/ SO2 + KOH→ KHSO3

15/ SO2 + 2Mg → S + 2MgO

16/ SO2 + Br2+ 2H2O → H2SO4 + 2HBr

17/ SO2 + Cl2+ 2H2O→ H2SO4 + 2HCl

18/ 2FeS2 +11/2 O2→ 4SO2 + Fe2O3

19/ Na2SO3+ H2SO4→ Na2SO4 + SO2 +H2O

20/ FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

21/ Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Chuỗi 1: FeS2 → SO2 →S→ H2S→ S → FeS → H2S → H2SO4 → CuSO4 → H2SO4 → SO2 → K2SO3 → K2SO4

Đáp án hướng dẫn giải (các bạn học sinh tự ghi điều kiện phản ứng)

FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

H2 + S ⟶ H2S

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Fe + S → FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

CuSO4 + 2H2O → Cu(OH)2 + H2SO4

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

2K2SO3 → 2K2SO2 + O2

2K2SO3 + O2 → 2K2SO4

Chuỗi 2: SO2 → H2SO4 → SO2 → SO3 → H2SO4 → ZnSO4 → ZnS → H2S → S → H2S → H2SO4 → FeSO4 → Fe2(SO4)3 → Na2SO4

Đáp án hướng dẫn giải (các bạn học sinh tự ghi điều kiện phản ứng)S + O2 → SO2

SO2 + O2 + H2O → H2SO4

S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

3ZnSO4 + 4NaS → 4NaSO3 + 3ZnS

ZnS + H2SO4 → ZnSO4 + H2S

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

S + H2 → H2S

H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Chuỗi 3: Na → Na2S→ H2S → S → SO2 → SO3→ H2SO4→ HCl→ CuCl2→ HCl → H2S→SO2 → Na2SO3→ SO2 → Na2SO3→ Na2SO4 → BaSO4

Câu 2: Viết các phản ứng các chất với dd H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, nóng?

1/ Fe + H2SO4 loãng………………………………………………………………………………

2/ FeO + H2SO4 loãng……………………………………………………………………………

3/ Fe2O3 + H2SO4 loãng…………………………………………………………………………

4/ Fe3O4 + H2SO4 loãng………………………………………………………………………………

5/ Fe(OH)3 + H2SO4 loãng……………………………………………………………………………

6/ Fe(OH)2 + H2SO4 loãng…………………………………………………………………………

7/ Fe + H2SO4 đặc………………………………+ SO2↑…+……………………………………..

8/ FeO + H2SO4 đặc………………………………+ SO2……+…………………………………..

9/ Fe2O3 + H2SO4 đặc………………………………………………………………………………

10/ Fe3O4 + H2SO4 đặc……………………………+ SO2 +……………………………………

11/ Fe(OH)3 + H2SO4 đặc…………………………………………………………………………

12/ Fe(OH)2 + H2SO4 đặc…………………………+ SO2 +…………………………………

13/ C + H2SO4 đặc……………………………….. + SO2 +……………………………………

14/ P + H2SO4 đặc…………………………………+ SO2 + …………………………………

15/ C + H2SO4 đặc……………………………… .+ SO2 + …………………………………

16/ NaBr + H2SO4 đặc…………………………… + SO2 + …………………………………

17/ FeCO3 + H2SO4 đặc…………………………+ SO2 + ………………………………….

Câu 3: Toán cho Kim loại tác dụng với Lưu Huỳnh?

Bài 1: Đun nóng hỗn hợp gồm 0,65 gam bột Kẽm với 0,224 gam bột Lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí.

a/ Sau phản ứng thu được chất nào? Tính khối lượng của chúng?

b/ Nếu đun hỗn hợp trên ngoài không khí, tính khối lượng các chất thu được?

Đáp án hướng dẫn giải

nZn = 0,01 mol; nS = 0,007 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Zn + S → ZnS

0,07 → 0,07 → 0,07 (mol)

Khối lượng các chất sau phản ứng:

mZn(dư) = (0,01 – 0,007). 65 = 0,195 gam.

mZnS = 0,007.97 = 0,679g.

Bài 2: Đun nóng hỗn hợp gồm 1,62 gam bột Al với 2,4 gam bột Lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí.

a/ Sau phản ứng thu được chất nào? Tính khối lượng của chúng?

b/ Nếu đun hỗn hợp trên ngoài không khí, tính khối lượng các chất thu được?

Đáp án hướng dẫn giải

PTHH: 2Al + 3S

Al2S3

nAl = 1,62/27 = 0,06 mol

nS = 2,4/32 = 0,075 mol

Vì 0,06/2 > 0,075/3

=> Sau phản ứng Al dư, S hết

Ta thu dc Al dư và Al2S3 sau phản ứng

nAl2S3 = 0,075/3 = 0,025 mol

=> mAl2S3 = 0,025.150 = 3,75 (g)

nAl dư = 0,06 – 0,075.2/3 = 0,01 mol

=> mAl dư = 0,01.27 = 0,27 (g)

Bài 3: Đun nóng 8 gam hh Y gồm Mg,S (không có không khí) thu được hh rắn A. Cho A vào dd HCl dư thu được 4,48 lít hh khí B (đktc). Tính khối lượng chất trong Y?

Đáp án hướng dẫn giải

mMg= 4,8g; mS= 3,2gm

Giải thích các bước giải:

Gọi nMg =a; nS = b ⇒ 24a + 32b =8 (1)

Do cho hỗn hợp A tác dụng với HCl thu được hỗn hợp khí, nên Mg dư

Mg + S → MgS

b → b

Suy ra nMgdư = a − mol

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

b → b

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

a−b a−b

⇒nkhí = nH2S + nH2 = b + a − b = a = 4,48/22,4 = 0,2 (2)

Thay (2) vào (1), ta được b = 0,1 mol

Vậy, trong Y chứa: mMg = 0,2.24 = 4,8g; mS = 3,2g

Bài 4: Đun nóng 35,6 gam hh Y gồm Zn, S (không có không khí) thu được hh rắn A. Cho A vào dd HCl dư thu được 8,96 lít hh khí B (đktc). Tính khối lượng chất trong Y?

Đáp án hướng dẫn giải

Zn + S → ZnS

ZnS + 2HCl → ZnCl2 + H2S

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

hh Y: Zn (a mol), S (b mol)

nZnS = nS = b mol ⇒ nH2S = b mol

nZn = a − b (mol) ⇒ nH2 = nZn = a − b (mol)

nB = 8,96/22,4 = 0,4mol

65a + 32b = 35,6

a − b + b = 0,4 ⇒ a = 0,4; b = 0,3

mZn = 0,4 × 65 = 26 g

mS = 35,6 − 26 = 9,6 g

Bài 5: 1,1 gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng đủ với 1,28 gam bột S. Tính khối lượng Al, Fe?

Bài 6: Nung nóng 3,72 gam hh Zn, Fe trong bột S dư. Chất rắn thu được hoà tan hoàn toàn bằng dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí (đktc). Tính khối lượng các kim loại?

Câu 4: Toán cho khí SO2 hoặc H2S tác dụng với dd bazo KOH hay NaOH (tính T)?

Bài 1: Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH 1M. Tính nồng độ mol các chất sau?

Bài 2: Dẫn 8,96 lít khí H2S (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 0,95M. Tính nồng độ mol các chất sau?

Bài 3: Dẫn 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 200 gam dung dịch KOH 10,08%. Tính nồng độ phầm trăm các chất sau?

Bài 4: Cho 12,8 gam khí SO2 vào 250 ml dung dịch KOH 1M. Tính nồng độ mol các chất sau?

Bài 5: Dẫn 8,96 lít khí SO2 (đktc) vào 200 gam dung dịch NaOH 18 %. Tính nồng độ phần trăm các chất sau?

Câu 5: Cân bằng phản ứng oxi hoá – khử và xác định vai trò các chất?

Bài 1: Dẫn khí H2S vào dd hỗn hợp KMnO4 và H2SO4. Viết và cân bằng pt, cho biết vai trò của H2S và KMnO4?

Bài 2: Cho phản ứng SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Viết pt và cân bằng, cho biết vai trò của SO2 và KMnO4?

Bài 3: Cho phản ứng H2S + Cl2 + H2O → HCl + H2SO4. Viết pt và cân bằng, cho biết vai trò của H2S và Cl2 ?

Bài 4: Cho phản ứng H2SO4 đ + HI → I2 + H2S + H2O. Viết pt và cân bằng, cho biết vai trò của H2SO4 và HI?

Câu 6: Toán hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với dd H2SO4 đặc, nóng?

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 11 gam hh Fe, Al bằng dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 10,08 lít khí SO2 (đktc). Tính % khối lượng các kim loại?

Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 35,2 gam hh Cu, Fe bằng dd H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 17,92 lít khí SO2 (đktc). Tính % khối lượng các kim loại?

Bài 3: Hoà tan hoàn toàn 13,7 gam hh Mg, Zn bằng dd H2SO4 đặc, nóng, dư. Cô cạn dd thu được 52,1 gam hh muối. Tính % khối lượng các kim loại?

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hh Mg, Al bằng dd H2SO4 đặc, nóng, dư. Cô cạn dd thu được 46,2 gam hh muối. Tính % khối lượng các kim loại?

Bài 5: Hoà tan hoàn toàn 17,6 gam hh Cu, Fe bằng dd H2SO4 80%, dư thu được 8,96 lít khí SO2 (đktc).

a/ Tính khối lượng các kim loại?

b/ Tính khối lượng dd axit đã dùng?

Câu 7: Nhận biết các dung dịch mất nhãn?

Dạng 1 Thuốc thử tự do:

Kiến thức: Muối sunfit, muối sunfua làm quỳ tím hoá xanh.

VD : K2SO3 (kali sunfit ), Na2S (natri sunfua) => quỳ hoá xanh.

  • Gốc sunfua S2-+ dd HCl => khí H2S (thối).
  • Gốc sunfua S2- + dd Pb(NO3)2 => PbS (màu đen).
  • Gốc sunfit SO32- + dd HCl => khí SO2 (mùi hắc).
  • Gốc sunfat SO42- + dd BaCl2 => BaSO4 trắng.
  • Gốc clorua Cl- + dd AgNO3 => AgCl trắng.

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch sau.

a/ NaOH, HCl, Na2SO4, NaCl, NaNO3

b/ H2SO4, HCl, KOH, NaCl, HNO3

c/ H2SO4, NaOH, Ba(OH)2, K2SO3, NaNO3

d/ NaOH, Na2S ,H2SO4, K2SO4, NaNO3

Dạng 2: Thuốc thử cho sẵn

Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dd sau

a/ H2SO4, NaOH, NaCl, BaCl2, Na2SO4.

a/ H2SO4, Ba(OH)2, HCl, K2SO4, NaNO3.

Câu 8: Tốc độ phản ứng – cân bằng hoá học

Bài 1: Người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau?

a/ Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc.

b/ Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

c/ Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanke (xi măng).

Trả lời: a/ yếu tố áp suất. b/ yếu tố nhiệt độ c/ yếu tố diện tích bề mặt tiếp xúc.

Bài 2: Cho 6 gam kẽm (hạt) vào 1 cái cốc đựng dd H2SO4 4M dư ở nhiệt độ thưòng, nếu giữ nguyên các điều kiện khác chỉ thay đổi một trong các yếu tố sau thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào.

a/ Thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.

b/ Thay dd H2SO4 4M bằng dd H2SO4 2M.

c/ Thực hiện ở nhiệt độ cao hơn?

d/ Dùng thể tích dd H2SO4 4M gấp đôi ban đầu.

Trả lời:

a/ Tốc độ phản ứng tăng lên, vì kẽm bột phản ứng mạnh hơn kẽm hạt.

b/ Tốc độ phản ứng giảm xuống, vì nồng độ giảm từ 4M xuống 2M.

c/ Tốc độ phản ứng tăng lên. Vì nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.

d/ Tốc độ phản ứng giảm xuống vì pha loãng thể tích gấp đôi làm giảm nồng độ.

Bài 3: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a/ Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)

b/ Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC).

c/ Zn (hạt ) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M)

d/ H2 + O2 (ở nhiệt độ thường) và H2 + O2 (ở nhiệt độ thường, có xúc tác Pt).

Trả lời:

a/ Phản ứng Fe + CuSO4 (4M) tốc độ lớn hơn vì nồng độ 4M lớn hơn 2M.

b/ Phản ứng Zn + CuSO4 (2M, 50oC) tốc độ lớn hơn vì nhiệt độ cao hơn.

c/ Phản ứng Zn ( bột) + CuSO4 (2M) tốc độ xảy ra lớn hơn vì Zn bột tan nhanh hơn Zn hạt.

d/ Phản ứng H2 + O2 (ở nhiệt độ thường, có xúc tác Pt), tốc độ lớn hơn vì có xúc tác Pt .

Bài 4: Xét các hệ cân bằng:

C(r) + H2O (k) ⇔ CO(k) + H2(k) ∆H > 0. (1)

CO(k) + H2O (k) ⇔ CO2(k) + H2 (k) ∆H < 0. (2)

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi 1 trong các điều kiện sau?

a/ Tăng nhiệt độ.

b/ Tăng lượng hơi nước.

c/ Thêm khí H2.

d/ Dùng chất xúc tác.

e/ Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

Trả lời:

a/ Phản ứng (1) chuyển dịch theo chiều thuận khi nhiệt độ tăng vì đây là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) chuyển dịch theo chiều nghịch khi nhiệt độ tăng vì đây là phản ứng toả nhiệt.

b/ Phản ứng (1) và (2) chuyển dịch theo chiều thuận khi thêm lượng hơi nước.

c/ Phản ứng (1) và (2) chuyển dịch theo chiều nghịch khi thêm khí H2.

d/ Phản ứng (1) và (2) không chuyển dịch khi thêm xúc tác.

e/ Phản ứng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch khi tăng áp suất chung của hệ. Phản ứng (2) cân bằng không chuyển dịch.

Bài 5: Hệ cân bằng sau xảy ra trong bình kín: CaCO3 (r) ⇔ CaO (r) + CO2 (k) ∆H > 0.

Điều gì xảy ra nếu thực hiện 1 trong những biến đổi sau?

a/ Tăng dung tích của bình phản ứng.

b/ Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.

c/ Lấy bớt CaO ra khỏi bình.

d/ Thêm ít giọt dd NaOH vào bình.

e/ Tăng nhiệt độ.

Trả lời:

a/ Tăng dung tích (tăng V), áp suất giảm nên cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

b/ Thêm CaCO3 cân bằng không dịch chuyển.

c/ Thêm CaO cân bằng không dịch chuyển.

d/ Thêm dd NaOH (làm giảm khí CO2 vì NaOH tác dụng CO2) nên cân bằng chuyển dịch chiều thuận.

e/ Tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch chiều thuận, vì phản ứng thu nhiệt.

Bài 6: Trong các cân bằng sau, cân bằng nào sẽ chuyển dịch và chuyển dịch theo chiều nào khi giảm dung tích của bình phản ứng xuống ở nhiệt độ không đổi.

a/ CH4 (k) + H2O (k) ⇔ CO (k) + 3H2 (k)

b/ CO2 (k) + H2(k) ⇔ CO(k) + H2O(k)

c/ 2 SO2(k) + O2(k) ⇔ 2SO3(k)

d/ 2HI(k) ⇔ H2(k) + I2 (k)

e/ N2O4 (k) ⇔NO2(k).

Trả lời: Phản ứng a/ và e/ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. Các phản ứng còn lại không chuyển dịch.

Đề thi học kì 2 hóa 10

Câu 1: (1,5 điểm) Hoàn thành sơ đồ: FeS2 → SO2 → S→ H2S→ H2SO4 → Al2(SO4)3 → BaSO4.

Câu 2 (1,5 điểm). Hoàn thành các phản ứng sau.

a/ CaCO3 + H2SO4 loãng

b/ Fe3O4 + H2SO4 loãng

c/ Mg + H2SO4 loãng

d/ FeO + H2SO4 đặc

e/ C + H2SO4 đặc

f / Fe + H2SO4 đặc

Câu 3: (1,0 điểm) Đun nóng hoàn toàn hh gồm 3,24 gam bột Al với 4,8 gam bột Lưu huỳnh trong ống nghiệm đậy kín không có không khí. Tính khối lượng các chất trong ống sau phản ứng?

Câu 4 (1,5 điểm) Cho 2,5088 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH 1M. Tính nồng độ mol các chất thu đựợc?

Câu 5 (1 điểm): Cho phản ứng SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Viết pt và cân bằng, cho biết vai trò của SO2 và KMnO4?

Câu 6 (1,5 điểm) Hoà tan hoàn toàn 17,6 gam hh Mg, Fe bằng dd H2SO4 80% , dư thu đựợc 11,76 lít khí SO2 (đktc).

a/ Tính khối lưọng các kim loại?

b/ Tính khối lưọng dd axit đã dùng?

Câu 7 (1 điểm) Trình bày phưong pháp hoá học phân biệt các dung dịch sau.

NaOH, Ba(NO3)2, Na2SO4, K2S, NaNO3.

Câu 8 (1 điểm)

a) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

1 / Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M)

2/ Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC).

b) Hệ cân bằng sau xảy ra trong bình kín: CaCO3 (r) CaO (r) + CO2 (k) . ∆H > 0.

Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào nếu thực hiện 1 trong những biến đổi sau?

Thêm CaCO3 vào bình phản ứng – Tăng nhiệt độ.

Cho: C= 12, O=16, H=1, S=32, K=39,Na=23, Fe=57, Al=27, Cu=64, Zn =65, Mg=24.

…………………

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2 được VnDoc chia sẻ trên đây là tài liệu ôn tập Hóa 10 học kì 2 giúp các bạn học sinh ôn lại các dạng bài tập Hóa 10 khác nhau từ đó tích lũy thêm cho bản thân mình những kinh nghiệm giải đề hay, đồng thời biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao cho kì thi học kì 2 lớp 10. Chúc các bạn học tốt

Trên đây banmaynuocnong.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 học kì 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Nguồn : banmaynuocnong.com

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Video liên quan

Chủ đề