Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid-19, Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin điểm qua để quý công ty được biết như sau:

1. Giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh

Đây là chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 tại Công văn 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020.

Cụ thể, đối với giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh: Giảm 10% giá bán lẻ điện quy định tại Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 ở các khung giá giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm.

Khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch (theo quy định tại Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan): Giảm giá điện từ mức giá bán lẻ điện áp dụng cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất sau khi giảm giá.

Đối với giá bán buôn điện nông thôn, giá bán buôn điện khu tập thể, cụm dân cư, giá bán buôn điện cho tổ hợp thương mại - dịch vụ - sinh hoạt, giảm 10% giá bán buôn điện đối với bậc 1 đến bậc 4 của giá sinh hoạt; giảm 10% bán buôn điện cho mục đích khác tại Quyết định 648/QĐ-BCT. 
Đối với giá bán buôn điện cho các khu công nghiệp, giá bán buôn điện cho chợ, giảm 10% giá bán buôn điện so với biểu giá bán buôn điện tại Quyết định 648/QĐ-BCT.

2. Hỗ trợ về vốn

Ngay từ giai đoạn dịch bệnh chưa ảnh hưởng nặng nề như hiện nay, Thủ tướng đã có Chỉ thị 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng).

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

3. Hỗ trợ về thuế

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp bị thiệt hại lớn, gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, không có khả năng nộp thuế đúng hạn.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế bị thiệt hại bởi dịch bệnh Covid-19 gây ra, góp phần giúp cho người nộp thuế ổn định sản xuất kinh doanh, vượt qua khó khăn; Tổng cục Thuế đã có Công văn 897/TCT-QLN ngày 03/3/2020 về gia hạn nộp thuế, miễn tiền chậm nộp do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. 

Theo đó, Công văn 897/TCT-QLN hướng dẫn trường hợp được gia hạn nộp thuế sau: "Bị thiệt hại vật chất gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ". Hồ sơ, thủ tục đề nghị gia hạn nộp thuế được thực hiện theo khoản 3 Điều 31 Thông tư 156/2013/TT-BTC.

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, quy định: 

- Về các đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất: Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

- Về trình tự thủ tục gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

4. Tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH hướng dẫn việc tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất.

Theo đó, người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

- Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Xem chi tiết nội dung tại Công văn 1511/LĐTBXH-BHXH ngày 04/5/2020.

5. Lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành Công văn 245/TLĐ ngày 18/3/2020 về việc lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Theo đó, đồng ý cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn 6 tháng đầu năm 2020 đến ngày 30/6/2020.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là những doanh nghiệp có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trở lên.

Nếu sau thời điểm này, dịch Covid-19 chưa thuyên giảm và doanh nghiệp còn tiếp tục khó khăn thì thời gian được lùi đến ngày 31/12/2020.

6. Miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Theo đó, TCTD, chi nhánh NH nước ngoài quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu DN) đối với khách hàng mà:

- Nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày liền kề sau 03 tháng kề từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19; và

- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

7. Được vay tiền để trả lương ngừng việc cho người lao động

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo đó, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động 2012 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc. 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Hồng Thuận

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Nội dung hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững (Ảnh minh họa)

Theo đó, nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững cụ thể như sau:

- Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về:

Xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp.

Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.

- Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.

- Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.

- Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế.

Hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế.

Hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.

Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung trên theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và các nghị định hướng dẫn Luật.

Quyết định 167/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 08/02/2022.

Nhật Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn theo hướng nào?

“Không chuyển đổi số, không gia tăng hàm lượng giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, đừng hy vọng nhận được sự hỗ trợ”.

PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân) bày tỏ quan điểm về ý tưởng xây dựng các chính sách hỗ trợ tư nhân lớn.

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
PGS-TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường đại học Kinh tế quốc dân).

Liên quan đến đề xuất cần phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn, nhiều ý kiến cho rằng, không cần thiết phải hỗ trợ đối tượng này, thay vào đó là tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quan điểm của ông thế nào?

Chúng ta đã có cả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với rất nhiều chính sách, nhưng nếu không có các chính sách đặc biệt, đủ sức nặng để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn thì biết đến bao giờ Việt Nam mới có các thương hiệu doanh nghiệp tầm cỡ khu vực và thế giới. Thương hiệu một quốc gia được đo bằng chính thương hiệu doanh nghiệp. Khi Việt Nam không có thương hiệu nổi tiếng thế giới thì thương hiệu quốc gia không thể cao được.

Đó là đề cập khía cạnh chính trị. Còn khía cạnh kinh tế, dù Việt Nam thực hiện nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng theo Sách trắng về doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố năm 2021, doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp, nhưng phân nửa là bị lỗ, số doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 42,6%, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô từ vừa trở lên.

Mặc dù chiếm số lượng áp đảo, nhưng doanh thu thuần của doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chỉ chiếm 17,6%; doanh nghiệp vừa chiếm chưa đến 10% trong tổng doanh thu của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Trong đợt Covid-19 năm 2020 và 2021, cũng như mỗi khi địa phương nào đó bị thiên tai, bão lũ, cần sự hỗ trợ, giúp đỡ thì chính doanh nghiệp lớn đóng góp nhiều nhất. Như vậy, rõ ràng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn có hiệu quả hơn rất nhiều cả ở khía cạnh chính trị, lẫn kinh tế - xã hội.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện cả nước có khoảng 17.370 doanh nghiệp lớn, chiếm 2,6% tổng số doanh nghiệp. Không thể hỗ trợ toàn bộ doanh nghiệp này, thưa ông?

Tất nhiên là không thể hỗ trợ toàn bộ, mà phải lựa chọn theo các tiêu chí rõ ràng để tránh việc “xin-cho” và phải có điều kiện cụ thể. Một khi được hỗ trợ, giúp đỡ thì anh phải có nghĩa vụ ngược trở lại.

Hiện đã có quy định, tiêu chí phân biệt doanh nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa (Nghị định 80/2021/NĐ-CP) căn cứ vào số lượng lao động và doanh thu hoặc tổng nguồn vốn. Những doanh nghiệp không thuộc diện siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa được coi là doanh nghiệp lớn, nên số lượng doanh nghiệp lớn mới có đến 17.370 đơn vị. Nhưng để gọi là lớn thì chắc chắn là ít hơn rất nhiều, vì vậy nếu có chính sách hỗ trợ, chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ trong số doanh nghiệp được gọi là lớn hiện nay.

Quan điểm của tôi là cần phải hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân lớn, vì nhìn rộng ra thế giới, các quốc gia giàu có, thành công về kinh tế cũng đều nhờ vào doanh nghiệp tư nhân lớn, chứ không phải doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế, xã hội quốc gia - NCIF (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa có nghiên cứu về 500 doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn nhất hiện nay. Theo ông có nên tập trung hỗ trợ những doanh nghiệp này?

Mặc dù hàng năm Tổng cục Thuế đều công bố 1.000 doanh nghiệp có đóng góp lớn nhất vào ngân sách nhà nước, CTCP Báo cáo đánh giá Việt Nam công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500); Tổng cục Thống kê cũng công bố 1.000 doanh nghiệp lớn nhất trong Sách trắng về doanh nghiệp, nhưng tôi cho rằng, nghiên cứu của NCIF rất có giá trị, có rất nhiều thông tin để so sánh giữa doanh nghiệp tư nhân lớn với nhỏ, vừa; với doanh nghiệp nhà nước và với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên có nghiên cứu chuyên sâu về doanh nghiệp tư nhân lớn dựa trên nhiều tiêu chí định lượng giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lớn.

Tuy nhiên, với một nền kinh tế còn nhỏ mà có đến 500 doanh nghiệp được coi là lớn là quá nhiều. Có lẽ NCIF cũng dựa vào con số 500 doanh nghiệp được nhiều tổ chức trên thế giới coi là lớn như S&P 500; 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung quốc, VNR 500... nên tập trung nghiên cứu 500 doanh nghiệp lớn nhất (VPE 500). Tôi cho rằng, cần phải đặt ra tiêu chí cao hơn để lựa chọn 100-150 doanh nghiệp được cho là lớn nhất để tập trung hỗ trợ.

Vậy cần những tiêu chí gì?

Ngoài lao động, doanh thu hoặc tổng nguồn vốn, còn phải thêm một số điều kiện như lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước, ROA (tỷ suât lợi nhuận ròng trên tài sản), ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu)..., trong đó tiêu chí quan trọng nhất là doanh nghiệp phải có hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số mạnh mẽ, hàm lượng giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ sản xuất, cung ứng ra thị trường.

Chỉ có những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, chuyển đổi số mạnh mẽ mới có thể lớn mạnh trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, bởi nếu không, dù ROA, ROE, doanh thu, lợi nhuận, đóng góp vào ngân sách nhà nước tốt, nhưng chỉ cần gặp sự cố bất lợi là có thể không còn là doanh nghiệp lớn nữa, thậm chí đứng trên bờ vực giải thể, phá sản.

Trong 21 ngành kinh tế quốc dân thì doanh nghiệp tư nhân lớn nhất có mặt ở 18 ngành theo tiêu chí của VPE500. Để công bằng và hỗ trợ đúng đối tượng, nên phân ra mỗi ngành có bao nhiêu doanh nghiệp, chỉ những doanh nghiệp tốt nhất trong ngành đó mới được hỗ trợ, nếu không thì chỉ có lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, xây dựng... và những ngành thâm dụng lao động được hỗ trợ, trong khi những ngành là thế mạnh cần được hỗ trợ như nông nghiệp, chế biến nông sản lại không có doanh nghiệp nào.