Chiến thắng có ý nghĩa thay đổi bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ 2 ở mặt trận xô đức là gì

QĐND - Chiến tranh thế giới lần thứ hai là một cuộc chiến tranh quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, lan rộng khắp toàn cầu, Chiến tranh thế giới lần thứ hai kéo dài 6 năm, gây ra thảm họa vô cùng to lớn đối với nhân loại: Binh sĩ và dân thường đã chết trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai là 100 triệu người. Trong đó, quân đội và nhân dân Liên Xô đã thương vong đến 60 triệu người. Tổn thất về vật chất của Liên Xô tính theo năm 1941 là 679 tỷ rúp. Mỹ và Anh là hai trong số những nước đồng minh chống phát-xít cũng bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nước Đức phát-xít cũng gánh chịu thiệt hại lớn từ cuộc chiến do chính họ gây ra.

Buổi tổng duyệt lễ duyệt binh cho ngày Chiến thắng phát-xít 9-5 năm nay.

Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước đồng minh chống chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai có ý nghĩa lịch sử vô cùng sâu sắc, ảnh hưởng rất lớn đến cục diện châu Âu và thế giới hiện đại. Có thể nhận thấy ý nghĩa lịch sử và thời đại của nó trên các điểm sau đây:

Thứ nhất, từ thảm họa của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, loài người nói chung, nhân dân yêu chuộng hòa bình nói riêng càng có trách nhiệm to lớn đối với việc gìn giữ nền hòa bình thế giới. Vì vậy, việc phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình là tiêu điểm của mọi vấn đề và hơn bao giờ hết, nó đã, đang và càng trở nên cấp bách đối với sự sống còn của các quốc gia, dân tộc; liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của cả loài người; luôn được các quốc gia, dân tộc quan tâm, lo lắng; cùng nhau chia sẻ trách nhiệm.

Thứ hai, thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở một mức độ nhất định, đã rửa sạch lớp bùn nhơ vẩn đục của chủ nghĩa phát-xít gây ra, làm cho nền dân chủ, nhân quyền thế giới có được bước phát triển mới; đồng thời, làm cho chế độ tư bản chủ nghĩa thoát ra được khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vốn đã lún sâu trong nửa phần đầu của thế kỷ XX.

Thứ ba, thắng lợi này đã phá vỡ tình trạng lấy châu Âu làm trung tâm trong mối quan hệ quốc tế đã được hình thành từ thời cận hiện đại. Sau khi địa vị trung tâm của châu Âu bị phá vỡ, sự thống trị của châu Âu biến mất, Liên Xô và Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành hai cường quốc trên thế giới, tạo thành tình thế hai cực đối lập nhau trong Chiến tranh lạnh.

Thứ tư, thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã dẫn đến cách mạng xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc..., mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức; tạo ra những nhân tố mới, điều kiện mới cả bên trong và bên ngoài có lợi cho phong trào độc lập dân tộc, tiến tới thành công sau thế chiến thứ hai. Tại các vùng châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh đã bùng lên những cơn bão táp cách mạng, đấu tranh để giải phóng dân tộc. Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị lung lay, từng bước sụp đổ. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao đã trở thành lực lượng quan trọng và là đối trọng trong việc chống lại chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa bá quyền, bảo vệ hòa bình thế giới. Nhân dân các nước châu Á, trong đó có Việt Nam đã xây dựng được chính quyền dân chủ nhân dân và bước lên con đường xã hội chủ nghĩa. Việt Nam, Trung Quốc, và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã cùng Liên Xô hình thành một hệ thống mới-hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Thứ năm, với thắng lợi của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô không những đã cứu loài người thoát khỏi thảm họa bị diệt vong của chủ nghĩa phát-xít mà còn phát triển nhanh chóng, trở thành thành trì vững chắc của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Việc Liên Xô trở thành một cường quốc quân sự, chính trị duy nhất ở châu Âu và châu Á cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô được nâng cao chưa từng có sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai và việc hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa ra đời sau cuộc chiến tranh này đều là thành quả của thắng lợi trong chiến tranh chống chủ nghĩa phát-xít. Liên Xô đã thoát khỏi tình trạng bị chủ nghĩa tư bản bao vây; đồng thời, cùng các nước xã hội chủ nghĩa tạo thành một mặt trận xã hội chủ nghĩa chống chiến tranh, gìn giữ hòa bình to lớn trên thế giới.

Đối với nước ta, chiến thắng của nhân dân Liên Xô và các nước đồng minh chống chủ nghĩa phát-xít đã đem lại những điều kiện thuận lợi để nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, làm nên Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Có thể khẳng định rằng, Cách mạng Tháng Tám của nhân dân ta là một trang chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc, là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã đập tan ách phát-xít Nhật trong 5 năm, đập tan ách thống trị của thực dân Pháp trong 87 năm, lật đổ chế độ phong kiến mấy nghìn năm; đưa dân tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Bá Dương

(Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự-Bộ Quốc phòng)

1. Trận chiến ở ngoại ô Moskva

Tháng 10-1941, Liên Xô đứng trước tình thế nguy kịch. Trong những trận quyết đấu gần thành phố Vyazma cách thủ đô Moskva 200 km, Hồng quân Liên Xô đã tổn thất lên đến 1 triệu người thương vong và bị bắt làm tù binh. Đường tiến vào Moskva lúc này rộng mở đối với quân phát-xít Đức.

Đại pháo của Liên Xô khai hỏa trên đường tiến vào Moskva. Ảnh: Sputnik

Lúc bấy giờ, các sư đoàn tinh nhuệ từ Siberia, Ural và Viễn Đông vẫn chưa kịp đến để bảo vệ thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô đang phải kìm chân kẻ địch bằng tất cả lực lượng hiện có. Tuy nhiên, quân Đức vẫn liên tục tiến lên và ngày 2-12-1941, các đơn vị thuộc Sư đoàn xe tăng số 2 của chúng đã chiếm làng Krasnaya Polyanka cách Điện Kremlin chỉ 30 km.

Bộ chỉ huy của Đức Quốc xã tin rằng, sự thất bại của Hồng quân Liên Xô là không tránh khỏi. Hy vọng vào đợt tấn công quyết định cuối cùng, chúng không thèm để ý rằng, sau những đòn phản công liên tục của Liên Xô, quân Đức đã bị kiệt sức và quá căng thẳng, còn các sư đoàn xe tăng và cơ giới thì rất vất vả để vượt qua những bãi mìn dày đặc trên đường tiến đánh Moskva. Ngoài ra, lúc đó bắt đầu xuất hiện những vấn đề về tiếp tế và nạn dịch khiến ngựa chết hàng loạt do thiếu thức ăn và mùa đông khắc nghiệt.

Ngày 5-12, điều hoàn toàn bất ngờ xảy ra với quân địch, khi Mặt trận phía Tây của Nguyên soái Georgy Zhukov và Mặt trân Tây-Nam của Nguyên soái Konstantin Timoshenko chuyển sang phản công quy mô lớn. Bị giáng đòn mạnh, quân Đức đang bị kiệt sức bắt đầu nhanh chóng bỏ chạy khỏi Moskva, thậm chí một số nơi sự rút lui này biến thành cuộc tháo chạy trong hoảng loạn. Đến đầu tháng 1-1942, quân phát-xít mới ổn định được mặt trận.

“Cuộc tấn công vào Moskva đã thất bại. Toàn bộ những tổn thất và nỗ lực của quân chúng ta là vô ích”, tướng Đức Quốc xã Heinz Guderian viết trong cuốn “Hồi ký người lính” của mình. Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của quân phát-xít hoàn toàn phá sản. Quân Đức bị đánh bật cách Moskva 100-250 km không còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với thủ đô của Liên Xô nữa.

2. Trận Stalingrad

Sau khi đánh bại quân đội Liên Xô ở Kharkov vào tháng 5-1942, quân Đức có cơ hội tấn công quy mô lớn theo hướng những mỏ dầu ở Kavkaz và hướng Stalingrad – trung tâm công nghiệp lớn của Liên Xô và nút giao thông quan trọng trên dòng Volga. Việc mất Stalingrad có thể trở thành thảm họa thực sự đối với Hồng quân Liên Xô.

Giao tranh trên đường phố Stalingrad. Ảnh: Heritage Images/Getty Images

Những đợt ném bom quy mô lớn và những cuộc giao tranh ác liệt trên đường phố đã phá hủy gần như hoàn toàn thành phố. Chống trả quân Đức trong tuyệt vọng, các đơn vị của Tập đoàn quân số 62 buộc phải rút về sông Volga, nơi đang cố thủ đến cùng trên những mảnh đất nhỏ thuộc khu vực nhà máy “Krasny Oktyabr” và “Barrikady”.

Ngày 19-11-1942, chờ cho đến khi Tập đoàn quân số 6 của Đức mắc kẹt lại trong thành phố, quân đội Liên Xô bắt đầu tấn công quy mô lớn vào các cánh của địch được bảo vệ kém. Chọc thủng hàng phòng ngự của chúng, Hồng quân Liên Xô khép chặt vòng vây xung quanh cụm quân địch có 330 nghìn binh tại Stalingrad, đến đầu tháng 2-1943 thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong cuộc chiến thuộc hàng đẫm máu nhất lịch sử thế giới này, hai bên chịu thương vong tổng cộng lên đến 2 triệu người. Thất bại trong trận Stalingrad trở thành cú sốc thực sự đối với Đức Quốc xã và những kẻ đồng minh của chúng.

3. Trận vòng cung Kursk

Mùa hè năm 1943, quân Đức chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào trung tâm mặt trận Xô-Đức ở khu vực Kursk. Sau khi đánh bại Hồng quân Liên Xô theo hướng này, quân phát-xít tính trở lại thế chủ động chiến lược bị đánh mất sau thảm họa ở Stalingrad.

Sự tính toán của Đức về một cuộc tấn công bất ngờ là không phù hợp. Tình báo quân sự Liên Xô đã kịp thời phát hiện quân địch chuẩn bị chiến dịch “Thành trì” và thậm chí còn ấn định ngày mở cuộc tấn công là 5-7-1943.

Trong trận vòng cung Kursk, hai bên tham gia lên đến 2 triệu quân, 4.000 máy bay và 6.000 xe tăng. Đây là trận đánh có nhiều xe tăng nhất trong lịch sử.

Cuộc tấn công của các binh đoàn thuộc Tập đoàn quân xe tăng cận vệ số 5 ở khu vực Prokhorovka. Ảnh: Ivan Shagin/Sputnik

Trên các hướng tấn công chính, quân phát-xít gặp phải sự chống trả kiên cường của binh sĩ Liên Xô, trong một tuần chúng chỉ tiến quân được 10 km. Đại đội trưởng Đại đội pháo cối Evgeny Okishev nhớ lại: “Trận đánh diễn ra cam go và căng thẳng đến nỗi bây giờ tôi vẫn nhớ như in cảm giác của mình rằng, đến cuối ngày tôi sẽ rất vui nếu mình bị thương hoặc bị giết... Bởi lúc đó thần kinh rất căng thẳng, trời thì nắng nóng, tiếp tế thì không có… Những công sự của chúng tôi trên điểm cao bị quân Đức khống chế bằng hỏa lực”.

Đứng vững trước đợt tấn công của quân phát-xít, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quy mô lớn, khiến cho kẻ địch đã bị suy yếu thất bại. Quân Đức Quốc xã cuối cùng mất thế chủ động trong cuộc chiến chống Liên Xô và bắt đầu tháo chạy về phía Tây.

4. Chiến dịch “Bagration”

Mùa hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô sử dụng chính thứ vũ khí của quân Đức Quốc xã để chống lại chúng, đó là chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”. Chiến lược này cho thấy, Hồng quân có khả năng trong thời gian ngắn phối hợp sử dụng hợp lý các binh đoàn xe tăng và lực lượng không quân để chọc thủng tuyến phòng ngự mạnh của kẻ địch, bao vây và nhanh chóng tiêu diệt các cụm quân phát-xít.

Cuộc tấn công quy mô lớn của Liên Xô bắt đầu ngày 23-6-1944 nhằm vào cụm các Tập đoàn quân “Trung tâm” tại Belarus là hoàn toàn bất ngờ với Bộ chỉ huy của Đức Quốc xã. Chúng nghĩ rằng, hướng ưu tiên trong đòn tấn công chính của Hồng quân vẫn sẽ là Ukraine, bởi qua đó có thể tiến đánh các mỏ dầu của Romania.

Du kích quân tiến vào thành phố Minsk đã được giải phóng tháng 7-1944. Ảnh: Vladimir Mezhevich, Vladimir Shuba/TASS

Chiến dịch tấn công “Bagration” kéo dài hơn hai tháng. Trong thời gian đó, quân đội Liên Xô tiến về phía Tây 600km, giải phóng lãnh thổ Belarus và một phần miền Đông Ba Lan, đồng thời mở đường tiến đến Warsaw (Varsava) và Đông Prussia. Cụm các Tập đoàn quân “Trung tâm” chịu tổn thất lên đến 500.000 quân thương vong và bị bắt làm tù binh, sau đó thực tế thì không còn tồn tại nữa.

Du kích quân Belarus đã đóng vai trò chính trong chiến dịch “Bagration”. Họ không những chỉ ra những vị trí yếu nhất trong hàng phòng thủ của kẻ địch, mà còn tấn công từ hậu phương, từ đó hỗ trợ đắc lực cho lực lượng tấn công vào những thời điểm mang tính quyết định. Nguyên soái Ivan Bagramyan trong cuốn hồi ký “Đường đến chiến thắng” viết: “Danh sách những đoàn xe lửa của quân phát-xít bị trật đường ray ngày càng tăng. Thực tế, tuyến giao thông bằng đường sắt của quân phát-xít đã bị tê liệt. Chúng không hề dễ dàng di chuyển trên đường bộ. Tại đây ngày cũng như đêm, không lúc nào du kích quân cho chúng được yên».

Ngày 17-7-1944, những hàng tù binh Đức bị bắt trong các trận đánh ở Belarus được dẫn giải trên đường phố Moskva. Tham gia “cuộc diễu hành của những kẻ bại trận” này tại thủ đô Liên Xô có tổng cộng 57 nghìn binh lính và sĩ quan Đức, trong đó có hàng chục tướng lĩnh.

5. Trận chiến giành Berlin

Để tấn công thủ đô của Đức Quốc xã, Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô huy động lực lượng với quân số hơn 2 triệu người, nhằm đánh tan 800 nghìn quân phát-xít. Berlin đã được quân Đức biến thành pháo đài kiên cố, còn trên đường tiến vào thành phố được xây dựng các tuyến phòng ngự theo chiều sâu.

Ngày 20-4-1945, đội pháo binh tầm xa thuộc Quân đoàn bộ binh số 79 chúc mừng sinh nhật trùm phát-xít Hitler bằng đòn pháo kích đầu tiên vào Berlin. Năm ngày sau, thành phố đã bị Hồng quân Liên Xô khép vào vòng vây.

Tấn công tòa nhà quốc hội Đức Quốc xã ở thủ đô Berlin. Ảnh: Sputnik.

Trong vòng gần một tuần đã diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giành Berlin. Quân Đức biến từng con phố thành tuyến phòng thủ được dựng lên bằng chiến lũy, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng máy. Quân đội Liên Xô càng tiến đến gần trung tâm, thì càng vấp phải sự chống trả ác liệt.

Ngày 30-4-1945, bắt đầu nổ ra trận đánh chiếm tòa nhà quốc hội Đức. Mặc dù sáng sớm ngày 1-5 trên nóc tòa nhà đã treo cờ đỏ chiến thắng, nhưng hai bên vẫn tiếp tục bắn nhau suốt ngày.

Sau khi trùm phát-xít Hitler tự tử, ngày 30-4-1945, ban lãnh đạo mới của Đức Quốc xã đã đề nghị Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô ký kết hiệp định ngừng bắn. Đáp lại, phía Liên Xô tuyên bố chỉ chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Phía Đức từ chối, giao tranh với thế lực mới lại bắt đầu, dù kéo dài không lâu. Ngày 2-5-1945, đội phòng vệ Berlin tuyên bố đầu hàng.

Nguyên soái Georgy Zhukov từng viết: “Các chiến sĩ của chúng ta trong các cuộc giao tranh đều tỏ ra rất hưng phấn, anh dũng và táo bạo. Sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội chúng ta trong những năm tháng chiến tranh đã được thể hiện hoàn toàn trong trận Berlin. Trong chiến dịch Berlin, những người lính, binh sĩ, sĩ quan và tướng lĩnh đã cho thấy họ là những người trưởng thành, cương quyết và cực kỳ gan dạ”.

Tổng cộng hơn 75.000 quân lính Liên Xô đã hy sinh trong trận chiến giành Berlin.

QUỐC KHÁNH (theo RBTH)

Video liên quan

Chủ đề