Khách hàng là các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu chuyển tiền CNY? “Dịch vụ thanh toán biên mậu Việt – Trung của LPBank” sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu của Khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Sản phẩm liên quanĐó là khẳng định của Ngân hàng Nhà nước về Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thanh toán thương mại và lưu hành tiền tệ Bình luận về những quan điểm khác nhau xung quanh văn bản vừa được ban hành này, TS.Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa việc thanh toán trong hoạt động ngoại thương ở biên giới với việc lưu hành đồng tiền trong nước. “Ngân hàng Nhà nước nên nói rõ vấn đề này. Trong lãnh thổ Việt Nam chỉ lưu hành đồng tiền Việt Nam. Việc lưu hành đồng tiền khác là bất hợp pháp, còn việc thanh toán bằng đồng tiền khác tại biên giới là vấn đề khác”, ông Lịch nhấn mạnh và cho biết: “Thực chất, hoạt động thanh toán biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và CNY, đã được quy định và thực hiện từ lâu theo Quyết định 689. Còn Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước chỉ quy định và làm rõ hơn việc thanh toán với hoạt động thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mà thực tế lâu này vẫn tiến hành. Đây không phải là vấn đề liên quan đến chủ quyền tiền tệ”. Giải thích cụ thể về việc ban hành văn bản mới này, ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước, cho biết, cơ chế thanh toán biên mậu Việt Nam - Trung Quốc được triển khai thực hiện từ năm 2004 trên cơ sở quy định tại Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN, đã góp phần thúc đẩy thương mại biên giới giữa hai nước, thực thi hiệu quả chức năng quản lý nhà nước, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của cư dân 7 tỉnh biên giới. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689 có một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của thương mại biên giới hai nước Việt - Trung. Ngày 23/1/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Nghị định này quy định cụ thể hơn về mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân; mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới; mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới và giao trách nhiệm cho Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về thanh toán đối với các hoạt động thương mại biên giới nêu trên. “Do đó, việc ban hành Thông tư 19 là cần thiết để hướng dẫn thực hiện Nghị định 14 của Chính phủ và khắc phục những vướng mắc tại Quyết định 689, từ đó hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu Việt - Trung”, ông Minh cho biết. Làm rõ 3 trường hợp thanh toán Về những thay đổi của Thông tư 19 so với Quyết định 689, Ngân hàng Nhà nước chỉ rõ 3 nội dung. Thứ nhất, Thông tư 19 quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng để đảm bảo đầy đủ, phù hợp với quy định tại Nghị định 14, đồng thời đảm bảo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán bằng đồng bản tệ đối với tất cả các chủ thể có tham gia hoạt động thương mại biên giới. Thứ hai, quy định, hướng dẫn cụ thể các phương thức thanh toán áp dụng đối với từng hoạt động thương mại biên giới, bao gồm, thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc của thương nhân; thanh toán trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới. Theo đó, phương thức thanh toán chủ yếu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân là thanh toán qua ngân hàng với đồng tiền thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và CNY. Trường hợp thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 6 Nghị định 14 được nhận thanh toán bằng tiền mặt (VND, CNY) nhưng phải nộp vào ngân hàng trong vòng 7 ngày trên cơ sở xuất trình các chứng từ hợp lệ. Còn cư dân biên giới và thương nhân kinh doanh, giao dịch tại chợ biên giới được áp dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng bằng đồng bản tệ là CNY, VND, và chỉ được phép thanh toán tiền mặt bằng VND, không được thanh toán tiền mặt bằng CNY. Ngoài ra, Thông tư 19 đã bổ sung quy định về hoạt động ủy thác thanh toán bằng CNY giữa các ngân hàng được phép và hoạt động thanh toán bằng CNY trong hệ thống ngân hàng được phép có chi nhánh ngân hàng biên giới. |