Chạy điểm đại học xây dựng năm 2022

Điểm chuẩn trường Đại học Xây dựng của các mã ngành chi tiết như sau, mời thí sinh theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cụ thể về điểm chuẩn hệ đại học chính quy.


Điểm Chuẩn Đại Học Xây Dựng 2021

Sau đây là chi tiết thông tin điểm chuẩn Đại học Xây dựng mới nhất:

Lời kết: Trên đây là thông tin điểm chuẩn Đại Học Xây Dựng 2021 chính thức do kênh tuyển sinh 24h.vn cập nhật.

Nội Dung Liên Quan:

  • Đại Học Xây Dựng Tuyển Sinh Mới Nhất
  • Học Phí Đại Học Xây Dựng Mới nhất

Điểm chuẩn Học viện Ngoại giao năm 2021:

Cả 5 ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao tính điểm theo thang 30 đều lấy điểm chuẩn từ 27 trở lên. Trong đó, Truyền thông quốc tế lấy 27,9 điểm, kế đó là Quan hệ quốc tế lấy 27,6 điểm.

Ngành Ngôn ngữ Anh tính theo thang 40, điểm chuẩn là 36,9. Nếu không có điểm cộng, thí sinh phải đạt tối thiểu 9 điểm một môn để trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao năm nay.

Điểm chuẩn Đại học Xây dựng năm 2021:

Năm 2020, nhiều ngành như Kỹ thuật cơ khí, Máy xây dựng, Cơ giới hóa xây dựng... của Đại học Xây dựng lấy điểm chuẩn 16, tức bằng mức điểm sàn. Công nghệ thông tin cao nhất, kế đó là Khoa học Máy tính 23, Kiến trúc nội thất 22,5. Hai ngành cùng lấy 21,75 là Kiến trúc, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp.

Minh Khôi

TP - Công nghệ thông tin, Logistics, Kinh tế là ba trong số những ngành đang thu hút sự quan tâm của thí sinh và có điểm chuẩn hằng năm thuộc top cao nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thí sinh nên cân nhắc các điều kiện cần và đủ khi đăng ký ngành học, không nên chỉ nhìn vào sức nóng của ngành để đặt cược tương lai.

Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM vừa tổ chức xong đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 với gần 80.000 thí sinh dự thi, tăng hơn 12.000 thí sinh so với năm 2021.

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TPHCM cho biết điểm mới của năm nay là thí sinh đăng ký dự thi đồng thời với đăng ký xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực do trường này tổ chức. Trong đợt 1, hệ thống đăng ký của ĐH này đã tiếp nhận việc đăng ký nguyện vọng của 57 đơn vị trong và ngoài hệ thống. Thống kê cho thấy đã có hơn 300.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Năm 2021 có gần 100.000 nguyện vọng xét tuyển vào các trường thành viên ĐH Quốc gia TPHCM. TS Nguyễn Quốc Chính cho hay dù số lượng thí sinh dự thi đánh giá năng lực tăng lên nhưng thí sinh không nên lo lắng vì số trường sử dụng kết quả này để xét tuyển cũng nhiều hơn (tăng 10 trường so với năm 2021) và chỉ tiêu dành cho phương thức này cũng tăng lên.

Nhiều trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM có tỷ lệ chỉ tiêu tối đa tiếp tục tăng lên so với năm ngoái như trường ĐH Khoa học tự nhiên dành tới 70% chỉ tiêu, trường ĐH Kinh tế - Luật tới 60%, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn 50%.

Thí sinh cần cân nhắc kỹ các điều kiện khi chọn ngành đăng ký xét tuyển Ảnh: Nghiêm Huê

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng đang nhận hồ sơ đăng ký theo phương thức xét kết quả học bạ. Hiện đã có gần 8.000 thí sinh đăng ký với trên 22.000 nguyện vọng. Phân tích cho thấy xu hướng năm nay thí sinh vẫn chuộng khối ngành Kinh tế và Công nghệ thông tin.

Những yếu tố để chọn ngành

Trong buổi tư vấn “Chọn chuẩn trường đi chuẩn đường” của trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa qua, PGS Vũ Duy Hải, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh cho biết, phương thức tuyển sinh của trường năm 2022 có một số thay đổi nhỏ để phù hợp với xu hướng và lộ trình mà nhà trường đã chuẩn bị.

Theo đó, năm nay, trường vẫn giữ 2 phương thức chính: xét tuyển tài năng và xét tuyển theo điểm thi. Với phương thức xét tuyển tài năng, năm 2022, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội phát triển mạnh hình thức xét tuyển dựa trên hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn với chỉ tiêu 10-20%, tăng 5% chỉ tiêu so với năm 2021.

Còn phương thức xét tuyển theo điểm thi, trường xem xét theo 2 hình thức: dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá tư duy với 50 - 60% tổng chỉ tiêu và dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 (10 - 20% chỉ tiêu cho một số chương trình đào tạo). Tổng chỉ tiêu xét tuyển năm 2022 của trường ĐH Bách khoa là khoảng 7.990 sinh viên, tăng khoảng 500 chỉ tiêu so với năm 2021 và số chỉ tiêu này ưu tiên cho các chương trình mới, chương trình tài năng.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, cán bộ phòng Tuyển sinh, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội dự đoán, năm nay, bên cạnh ngành Công nghệ thông tin thì những ngành như Tự động hóa, Cơ điện tử, Phân tích kinh doanh hay Logistic… là những ngành “hot”, có sức hút lớn.

“Tuy vậy, trong quá trình lựa chọn ngành nghề, thí sinh không nên quá chú trọng vào ngành “hot”, thay vào đó là cân nhắc ngành học dựa trên sự yêu thích và khả năng của bản thân”, bà Hằng chia sẻ.

Năm nay Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh kỹ thuật lọc ảo khi xét tuyển. Mặc dù thí sinh đủ điểm và điều kiện đỗ nhiều nguyện vọng, hệ thống vẫn xét theo nguyện vọng mà học sinh đăng ký trên hệ thống. Vì vậy, việc đặt nguyện vọng trên hệ thống rất quan trọng. Muốn học ngành nào, thí sinh cần ưu tiên đặt nguyện vọng đó lên đầu.

Với kinh nghiệm tư vấn tuyển sinh lâu năm, PGS Vũ Duy Hải cho hay thay vì chạy theo đám đông, trong quá trình chọn ngành, chọn nghề, thí sinh cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ càng.

Theo ông, ưu tiên số 1 của thí sinh khi chọn ngành nghề là dựa trên sự đam mê, sở thích của bản thân; sau đó cần cân nhắc, tính toán dựa trên năng lực của bản thân. Trước khi chọn ngành, thí sinh cũng cần quan tâm đến học phí đào tạo của chương trình đó sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

Những năm gần đây, cùng với xu hướng tự chủ, học phí của các trường ĐH đã tăng lên đáng kể. Những ngành học được coi là “nóng” thường có mức học phí cao hơn những ngành học khác. Chính vì thế, khi chọn ngành, thí sinh cần phải lưu ý vấn đề tài chính giữa các ngành học, giữa các hệ đào tạo trong cùng một ngành. Việc cân nhắc này là cần thiết vì cần phải có kế hoạch chuẩn bị kinh phí cho 4 - 5 năm học, thậm chí là 6 - 9 năm đối với khối Y dược.

NGHIÊM HUÊ

Thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Một điểm dự kiến thay đổi quan trọng trong mùa tuyển sinh đại học năm 2022 là Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng một phần mềm lọc ảo chung cho tất cả các phương thức xét tuyển, bao gồm cả phương thức xét tuyển riêng của các trường đại học, chứ không chỉ lọc ảo theo phương thức xét tuyển dựa trên điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông như mọi năm.

Theo đó, mỗi thí sinh sẽ chỉ đỗ một nguyện vọng ở một phương thức, không còn tình trạng một thí sinh đỗ nhiều trường ở nhiều phương thức xét tuyển khác nhau như các năm trước.

Chỉ đỗ một nguyện vọng

Theo bà Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong mùa tuyển sinh năm 2021 dù đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế, trong đó có tình trạng thí sinh ảo, tức là những em đỗ ở nhiều trường nhưng chỉ có thể nhập học ở một trường, các trường còn lại chỉ là thí sinh ảo.

Theo thống kê của Vụ Giáo dục Đại học, trong số 302 mã trường xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, số trường đạt chỉ tiêu từ 100% trở lên là 192 trường, chiếm tỷ lệ 60,95%, gần 40% số mã trường còn lại có thí sinh ảo. Trong đó có gần 18% số mã trường đạt chỉ tiêu dưới 50%.

Tình trạng thí sinh ảo có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là bên cạnh phương thức xét tuyển truyền thống theo điểm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các trường có rất nhiều phương thức xét tuyển khác nhau: Từ tổ chức kỳ thi riêng, xét tuyển theo học bạ, xét theo các loại chứng chỉ quốc tế, các cuộc thi dành cho học sinh giỏi mang tính quốc gia đến kết hợp giữa các phương thức xét tuyển.

Phần mềm lọc ảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ áp dụng cho phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trong khi chỉ tiêu dành cho phương thức này ở các trường ngày càng giảm, ở nhiều trường thậm chí chỉ còn ở mức khoảng trên 50%.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho hay thống kê ba năm gần đây cho thấy tỷ lệ thí sinh ảo tăng vì hệ thống lọc ảo chưa đưa vào được những thí sinh xét tuyển theo phương thức riêng của các trường.

Thử trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định việc lọc ảo nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh ở phạm vi rộng. (Ảnh: Bộ GD-ĐT)

“Vì vậy, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương xây dựng và sử dụng phần mềm lọc ảo chung nhằm khắc phục vấn đề này,” Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Cũng theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc này cũng nhằm khắc phục tình trạng các trường công bố điểm trung tuyển và thời gian nhập học khác nhau khiến cho các thí sinh đỗ nhiều trường gặp khó khăn khi phải quyết định việc nhập học trường này hay tiếp tục chờ kết quả ở trường kia.

Có ảnh hưởng quyền lợi của thí sinh?

Chia sẻ về phần mềm lọc ảo chung, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay theo quy trình dự kiến, tất cả các thí sinh dù đăng ký xét tuyển theo phương thức nào cũng sẽ đăng ký lên cổng thông tin chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian quy định. Với mọi phương thức xét tuyển, việc đăng ký đều diễn ra theo hình thức trực tuyến. Thí sinh sẽ tải các giấy tờ minh chứng cần thiết lên phần mềm, các trường sẽ chịu trách nhiệm đối sánh, kiểm chứng các giấy tờ này khi thí sinh nhập học nếu đỗ.

Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự từ một đến hết, trong đó nguyện vọng một là nguyện vọng cao nhất. Mỗi thí sinh sẽ được cấp một mã định danh, số này chính là thẻ căn cước công dân của thí sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Công an để liên kết dữ liệu tuyển sinh với dữ liệu dân số để thực hiện tốt nhất việc quản lý.

[Những điểm dự kiến điều chỉnh trong tuyển sinh đại học năm 2022]

Kết thúc thời gian đăng ký, các trường sẽ tải xuống từ phần mềm dữ liệu thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường mình, tự chạy phần mềm xét tuyển riêng của trường và cập nhật kết quả thí sinh trúng tuyển trở lại phần mềm chung của Bộ để chạy lọc ảo trên toàn hệ thống. Theo đó, mỗi thí sinh sẽ chỉ đỗ một nguyện vọng ở một phương thức xét tuyển vào một trường theo nguyên tắc ưu tiên nguyện vọng cao hơn.

Chủ trương xây dựng và áp dụng một phần mềm lọc ảo chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được sự đồng thuận của nhiều trường đại học do sẽ khắc phục được tình trạng thí sinh ảo. Đây vốn là vấn đề “đau đầu” với các trường mỗi mùa tuyển sinh bởi nếu không tính toán trừ số lượng thí sinh ảo chính xác thì trường sẽ có nguy cơ thiếu hoặc thừa chỉ tiêu.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Hữu Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, có ý kiến cho rằng với cách làm này, thí sinh chỉ còn một lần được đỗ và được lựa chọn. “Trước đây, thí sinh được quyền đỗ ba, bốn trường và chọn, giờ chỉ được đỗ một trường. Điều này thuận lợi cho các trường vì không sợ ảo nhưng điều băn khoăn là có ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh?” ông Triệu nói.

Theo đó, ông Triệu đề xuất Bộ Giáo dục có thể khắc phục việc thí sinh ảo cũng như tình trạng một số trường "bắt bí" thí sinh khi yêu cầu nhập học sớm bằng cách quy định thời gian nhập học và cho được quyền rút hồ sơ.

Chia sẻ vấn đề này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng đề xuất của đại diện Đại học Kinh tế Quốc dân là không phù hợp. “Chúng ta đã có bài học trong việc cho thí sinh được rút hồ sơ trong mùa tuyển sinh năm 2015 và vì thế, từ năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải thay đổi.”

Về vấn đề đảm bảo quyền lợi của thí sinh, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng thí sinh được quyền chọn nhưng đến thời điểm quy định các em phải có quyết định.

“Các em có quyền chọn nguyện vọng ở nhiều ngành, nhiều trường nhưng không thể giữ hai hay nhiều chỗ vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các thí sinh khác. Vì thế, việc lọc ảo chung cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh xét trên phạm vi rộng hơn. Bên cạnh đó, điều này cũng tránh trường hợp các trường bắt thí sinh nhập học sớm,” Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói./.

Phạm Mai (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề