Chất lượng iso là gì

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên các các kinh nghiệm quản lý tốt trên toàn thế giới. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là đảm bảo các tổ chức áp dụng nó có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng.

Nhiệm vụ của ISO: Thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm vào cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

ISO 9001:2000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, gồm:
Tiêu chuẩn áp dụng: ISO 9001:2000
Tiêu chuẩn hướng dẫn: ISO 9001:2000, ISO 9004:2000, ISO 19011, IWA2

2) TẠI SAO TỔ CHỨC NÊN ÁP DỤNG HỆ THỐNG ISO?

Để giữ khách hàng và làm khách hàng thỏa mãn thì sản phẩm (dịch vụ) mà tổ chức bạn cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

ISO 9000 cung cấp cho tổ chức của bạn một cơ chế cho phép tiếp cận một cách hệ thống các quá trình (hoạt động) diễn ra trong tổ chức vì vậy tổ chức của bạn cung cấp một cách ổn định sản phẩm phù hợp mong đợi của khách hàng. Điều đó có nghĩa là khách hàng của bạn luôn luôn hài lòng với sản phẩm mà bạn cung cấp.

3) TẠI SAO CHỌN ISO 9000?

Áp lực từ nhiều phía sẽ dẫn đến quyết định chọn ISO 9000 của bạn
Áp lực từ thị trường:

- Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu,

- Cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu,

- Cải tiến hiệu quả hoạt động để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,

- Xu thế hội nhập quốc tế.

Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:

- Duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh thông qua duy trì và phát triển thị trường,

- Nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua nâng cao hiệu suất hoạt động.

Áp lực từ nhân viên:

- Nâng cao thu nhập nhờ vào sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp,

- Nâng cao năng lực cá nhân

4) CÓ GÌ KHÁC GIỮA ISO 9000: 2000 VÀ ISO 9001:2008?

ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống quản lý chất lượng- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.

ISO 9001-2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001: 2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường.

Tất cả tiêu chuẩn ISO- hiện có trên 17.400 tiêu chuẩn đều được định kỳ soát xét. Một số vấn đề đưa ra trong tiêu chuẩn đã bị lỗi thời chẳng hạn như liên quan đến sự phát triển về công nghệ, các phương pháp và tài liệu mới, các yêu cầu mới về an toàn và chất lượng hoặc các vấn đề về cách hiểu và ứng dụng. Để xem xét các yếu tố này và nhằm đảm bảo rằng các tiêu chuẩn ISO là những tiêu chuẩn tiên tiến nhất, ISO đã có quy định bắt buộc các tiêu chuẩn này phải được định kỳ soát xét và sẽ đưa ra quyết định thừa nhận, hủy bỏ hoặc sửa đổi tiêu chuẩn.

Tin tứcTin tức ISOTin tức ISO 14001Tin tức ISO 22000Tin tức ISO 9001

ISO (International Organization for Standardization) là Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế. Được thành lập vào năm 1947, hiện nay có trên 150 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Tại sao tổ chức nên áp dụng hệ thống ISO?

Để giữ khách hàng và làm khách hàng thỏa mãn thì sản phẩm (dịch vụ) mà tổ chức bạn cung cấp phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO là gì?

  • Hướng về khách hàng : Tổ chức phụ thuộc vào khách hàng, do đó tổ chức phải thấu hiểu nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nổ lực đáp ứng vượt mong đợi của khách hàng.
  • Tính lãnh đạo : Người lãnh đạo thiết lập sự thống nhất về mục đích và hướng đi của tổ chức. Họ tạo ra và duy trì môi trường nội bộ, trong đó mọi người đều có thể huy động đầy đủ để đạt được mục tiêu của tổ chức.
  • Sự tham gia của mọi thành viên : Con người là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình hình thành chất lượng. Do đó cần: Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi. Xây dựng chính sách động viên, khen thưởng kịp thời. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Phát hiện, phát huy tính sáng tạo của mọi thành viên.
  • Tiếp cận theo quá trình : Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình.
  • Tiếp cận theo hệ thống để quản lý : Việc xác định, nhận thức và quản lý các quá trình có quan hệ với nhau như một hệ thống, đóng góp vào hiệu quả, hiệu lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu.
  • Cải tiến liên tục : Cải tiến liên tục là mục tiêu của tất cả các tổ chức.  Để thực hiện cải tiến liên tục, cần thực hiện các bước sau: + Xác định các quá trình cải tiến.+ Phân tích, hoạch định giải pháp.+ Tổ chức thực hiện giải pháp. + Đo lường kết quả thực hiện.+ Đánh giá kết quả.
  • Quyết định dựa trên sự kiện : Thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời và có khả năng lượng hoá được sẽ phản ánh bản chất sự việc. Phân tích thông tin, dữ liệu khoa học giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định đúng.
  • Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp : Tổ chức và nhà cung cấp phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.

Khi áp dụng chứng nhận ISO các doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích gì?

  • Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
  • Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
  • Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường
  • Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khỏe nhân viên thúc đẩy nề nếp làm việc tốt
  • Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trên đây là thông tin tham khảo về Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO là gì? còn nếu quý khách có nhu cầu hay thắc mắc gì về những loại ISO như chứng nhận ISO 14001, chứng nhận iso 9001, chứng nhận ISO 22000 thì quý khách vui lòng liên hệ ngay cho VIETPAT của chúng tôi để được tư vấn sớm và hoàn toàn miễn phí.

Skip to content

Hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng đều phải thực hiện theo quy trình mà các tiêu chuẩn Quốc tế đề ra. Việc này giúp hội nhập tốt hơn với Thế giới, đặc biệt trong thời đại kinh tế cạnh tranh, cũng như yêu cầu từ phía khách hàng ngày một khắt khe, đa dạng. Một trong những tiêu chuẩn quốc tế phổ biến nhất chính là ISO. Vậy tiêu chuẩn ISO là gì? Nhiệm vụ & chức năng của ISO ra sao? Tại sao cần phải áp dụng, cùng Inox Đại Dương tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

ISO là gì?

ISO là một Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế – “International Organization for Standardization”. Tổ chức này bao gồm các thành viên là đại diện của các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia khác nhau trên Thế giới. Có đến 164 quốc gia tham gia tổ chức này.

Tuy là một tổ chức phi chính phủ, nhưng ISO được xem là tổ chức lớn nhất về bộ tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các ngành nghề lớn nhỏ từ tiêu chuẩn ISO về cơ khí, y tế, thực phẩm, năng lượng, dịch vụ…

Hệ thống ISO hướng đến mục tiêu giúp các tổ chức, công ty cung cấp đến khách hàng của họ những sản phẩm đạt chất lượng tốt và ổn định. Để đạt được điều này, họ phải đáp ứng và tuân theo những quy trình nhất định mà bộ tiêu chuẩn ISO của ngành nghề đó đề ra.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế – (Ảnh iso.org)

Mỗi ngành nghề sẽ có một tiêu chuẩn hệ thống khác nhau. Để nhận biết một tiêu chuẩn ISO, gồm 2 phần: Phần đầu là ngành nghề mà ISO hướng đến, phần sau là phiên bản theo các năm. Phiên bản năm gần với năm hiện tại nhất sẽ gồm các cập nhật, sửa đổi và bổ sung mới nhất. VD: ISO 9001:2015 (tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm phiên bản năm 2015)

Nhiệm vụ và chức năng của hệ thống tiêu chuẩn ISO

  • Đảm bảo sản phẩm được cung cấp ra từ các tổ chức có chứng nhận ISO đạt chất lượng.
  • Đảm bảo các tổ chức thực hiện đúng theo quy trình quản lý mà tiêu chuẩn đề ra.
  • Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tích cực nhờ vào sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ theo một tiêu chuẩn hoá, chất lượng cao.
  • Hướng đến mở rộng nhóm khách hàng hiểu biết hơn về tiêu chuẩn chất lượng, ngày càng nhiều tổ chức thực hiện sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ chất lượng đảm bảo.
Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2015, sản phẩm đạt chuẩn quốc tế của nhà máy sản xuất Inox Đại Dương

Các tiêu chuẩn ISO thông dụng hiện nay

  • ISO 9000: Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng
  • ISO 9001: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng. Phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015 hiện đang được rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước thực hiện
  • ISO 13485: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực Y tế
  • ISO 14000: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong lĩnh vực môi trường
  • ISO 15189: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý phòng thí nghiệm y tế
  • ISO/IEC 17021: Tiêu chuẩn hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận
  • ISO/TS 19649: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực công nghiệp ôtô
Ảnh: pectator.sme.sk
  • ISO 20000: Tiêu chuẩn hệ thống về quản lý dịch vụ.
  • ISO 22000: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
  • ISO 26000: Tiêu chuẩn đề ra các hướng dẫn về trách nhiệm xã hội cho tổ chức công lẫn tư nhân.
  • ISO 27000: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý về bảo mật thông tin
  • ISO 28000: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý về bảo mật, bảo đảm an ninh chuỗi cung ứng.
  • ISO 31000: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý rủi ro
  • ISO 45001: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
  • ISO 50001: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý về năng lượng.

ISO 9001 là gì ?

ISO 9001 được viết tắt của International Organization for Standardization 9000 là hệ thống tiêu chuẩn quản lý về chất lượng, được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1995. Hệ thống ISO 9000 có 4 phiên bản tiêu chuẩn chính: ISO 9000:2005, ISO 9001:2008, ISO 9004:2009,19011:2002.

Trước đây việc được cấp chứng nhận iso 9001 tại Việt Nam có nhiều vấn đề khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, những năm gần đây từ số liệu từ ban quản lý ISO cho thấy tại nước ta một lượng lớn doanh nghiệp đã được cấp cho thấy tiêu chuẩn ISO 9001 ngày càng được phổ biến, áp dụng rộng rãi.

Nhà máy sản xuất ống Inox Đại Dương có đạt tiêu chuẩn ISO không?

Bắt đầu từ những năm thành lập nhà máy sản xuất ống inox, Inox Đại Dương đã ý thức được tầm quan trọng của chính sách chất lượng. Tổng Giám Đốc – ông Phạm Quang Minh luôn cam kết tạo mọi điều kiện, cung cấp nguồn lực cho việc vận hành hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015. Vì thế mà Inox Đại Dương đã đạt không ít nhiều thành tựu & giải thưởng nhất định.

Sản phẩm ống inox Đại Dương Sản xuất trên dây chuyền – công nghệ hiện đại vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
  • Nên xem: Trọn bộ danh sách tiêu chuẩn ASTM Quốc tế cho Ống thép

Tại sao cần áp dụng quy trình ISO?

Có nhiều lý do mà tổ chức, công ty cần áp dụng quy trình và tiêu chuẩn ISO. Và tất cả chúng đều mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp dù là trong ngắn hạn hay dài hạn.

  • Yêu cầu của khách hàng của công ty, doanh nghiệp. Họ cần mua sản phẩm có chứng nhận ISO để đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói, ISO giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin, từ đó thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng một cách lâu dài.
  • ISO là bộ tiêu chuẩn hệ thống về quản lý vì thế giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, làm đúng quy trình từ khâu nhỏ nhất đến khâu quan trọng nhất. Vì thế, việc thực hiện theo tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp vận hành có tổ chức, khoa học, hướng đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng. Đồng thời cũng duy trì chất lượng này được ổn định trong thời gian dài về sau.
  • Đạt được sự hài lòng từ khách hàng nhờ sản phẩm tốt, dịch vụ tối ưu và quy trình thực hiện đạt tiêu chuẩn quốc tế.

  • Giúp gia tăng năng suất sản phẩm, dịch vụ, mang lại tiềm năng lớn về tài chính cho doanh nghiệp, tổ chức.
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các công ty cùng lĩnh vực.
  • Một số ngành nghề ở một số quốc gia, chính phủ có thể bắt buộc cần có tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm, việc thực hiện theo quy trình và có chứng nhận tiêu chuẩn quản lý ISO giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn.
  • Đây là xu thế mà các công ty trên toàn Thế giới đang hướng đến, hệ thống quản lý chất lượng ISO giúp doanh nghiệp hội nhập tốt hơn với Quốc tế và dễ dàng đón nhận sự giao thương từ các quốc gia khác.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã đã hiểu rõ về khái niệm của ISO và các tiêu chuẩn thông dụng cũng như những lợi ích tuyệt vời mà chúng mang lại. Hãy để lại bình luận ngay phía dưới nếu bạn có ý kiến bổ sung nhé!

Bài viết liên quan: Thuật ngữ CO/ CQ, ASTM, QA/ QC là gì? Những tiêu chuẩn này quan trọng như thế nào?

Ban biên tập: Inox Đại Dương

Video liên quan

Chủ đề