Chào hỏi như thế nào là phù hợp năm 2024

Kỹ năng chào hỏi là kỹ năng sống ở mầm non cơ bản, một thói quen tốt để trẻ nhỏ có thể giao tiếp, hoà nhập với mọi người xung quanh. Vậy làm sao để dạy trẻ chào hỏi lễ phép, đúng mực? Cùng Tổ chức giáo dục UPO tìm hiểu bài viết bên dưới để xây dựng cho bé yêu một nhân cách sống tích cực về có phẩm chất tốt đẹp

Lời chào hỏi trong cuộc sống là cách để mọi người thể hiện thái độ lịch sự đối với người khác khi bắt đầu cuộc gặp gỡ, trò chuyện. Đây được xem là một hành vi giao tiếp cơ bản hàng ngày mà ai cũng nên thực hiện nó.

Dạy bé kỹ năng chào hỏi lễ phép với người mọi người xung quanh.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, kỹ năng chào hỏi là kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non vô cùng quan trọng. Trẻ biết chào hỏi sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và có khả năng hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Thông qua cách ứng xử của bé, người khác cũng có thể đánh giá về phương pháp giáo dục trẻ của ba mẹ. Không chỉ vậy, quá trình giao tiếp chào hỏi còn giúp các bé phát triển toàn diện từ nhân cách đến kỹ năng ứng xử từ đó tạo nền tảng để trẻ trở thành người có phẩm chất tốt đẹp trong tương lai.

Phép lịch sự cũng dần được hình thành khi trẻ học cách chào hỏi lễ phép. Trẻ còn nhỏ rất dễ để ba mẹ uốn nắn và dạy bảo những điều hay lẽ phải. Vậy nên nếu ba mẹ không muốn bé yêu trở thành một em bé nhút nhát, lúng túng khi giao tiếp với mọi người, hãy tập cho bé thói quen chào hỏi lễ phép càng sớm càng tốt.

Trẻ cần học cách chào hỏi lễ phép với những ai?

Độ tuổi mầm non là thời điểm vàng để ba mẹ, thầy cô giáo rèn luyện kỹ năng chào hỏi lễ phép cho bé. Vậy các con cần nói lời chào với những đối tượng nào?

  • Với ba mẹ, người thân: Bé cần học cách nói lời chào với chính ba mẹ, ông bà, những người thân yêu trong gia đình mà con được sinh ra và nuôi dưỡng. Điều này không chỉ cho thấy con rất lễ phép, ngoan ngoãn mà còn biết cách thể hiện tình yêu thương với chính gia đình mình.
  • Với thầy cô giáo: Bên cạnh ba mẹ, thầy cô giáo là đối tượng có vai trò dạy dỗ và uốn nắn cách ứng xử của trẻ tại trường mẫu giáo. Vậy nên, đối với người thầy của mình, bé cũng cần biết nói lời chào lễ phép.
  • Với người lớn lạ mặt: Trường hợp này khá đặc biệt bởi trẻ cần phân biệt người lạ nguy hiểm và người lạ an toàn trước khi quyết định nói lời chào. Bé chỉ nên mở lời chào khi con gặp người lạ an toàn (thường là những người mặc đồng phục làm việc, công sở) như: bác bảo vệ, cô lao công, người giao hàng, nhân viên thu ngân, chú công an, chú bộ đội,…). Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ sẽ yêu cầu nhận thức và kỹ năng nâng cao hơn.
    Bé tập thói quen chào cô giáo mỗi khi đến lớp và sau giờ tan trường.

Xem thêm: Kỹ năng sống ngày Tết – Bài học đầu xuân quý báu cho con trẻ

Cha mẹ nên dạy trẻ chào hỏi lễ phép như thế nào?

Để giúp trẻ tự tin khi nói lời chào sao cho đúng mực, lễ phép, ba mẹ cần tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi đúng đắn và hiệu quả nhất. Dưới đây là một số phương pháp mà ba mẹ có thể tham khảo.

Cha mẹ làm gương

Trong giai đoạn mầm non trẻ thường có thói quen bắt chước người khác đặc biệt là những người mà con thường xuyên được tiếp xúc gần gũi, khiến trẻ có cảm giác thân thuộc như cha mẹ hay anh chị. Vậy nên, gia đình chính là hình mẫu lý tưởng nhất mà bé muốn học theo. Để tạo cho bé thói quen biết nói lời chào với người khác, ba mẹ có thể chủ động bắt đầu chào khi gặp người khác và khuyến khích con làm theo.

Thay vì áp đặt trẻ, ba mẹ chỉ nên khuyến khích, động viên tinh thần trẻ. Một số các trò chơi theo tình huống giả định là gợi ý tuyệt vời mà ba mẹ có thể chơi cùng con. Điều này sẽ giúp bé hiểu được bản chất vấn đề đồng thời tạo thói quen chào hỏi một cách nhanh hơn. Bố mẹ cũng có thể tạo thói quen chào con trước khi bé đi học và sau khi con về đến nhà.

Ba mẹ làm tấm gương tốt nhất để bé noi theo và hình thành nhân cách.

Trong quá trình dạy trẻ, ba mẹ nên nói rõ chính xác điều mà mình mong muốn trẻ làm theo. Ví dụ, thay vì nói “Con chào ông bà đi”, bạn hãy nói với trẻ rằng “ Con hãy nói con chào ông ạ”. Nếu bạn mong trẻ sẽ mở lời chào hỏi trước khi gặp người lớn, hãy nói với trẻ.

Đừng quá thúc ép

Ngoài khả năng bắt chước người lớn, trẻ mầm non thường có xu hướng chống đối và làm trái ý muốn của cha mẹ. Nguyên nhân của sự chống đối này ở trẻ xuất phát từ việc cha mẹ đã quá thúc ép con. Khi thấy con không chủ động chào hỏi người lớn tuổi, nhiều bậc phụ huynh thường tỏ ra khó chịu và bắt ép con phải chào như: “Sao con lại không chào cô chú?”, “Con chào bác nhanh lên nào!”. Những câu nói của cha mẹ vô tình tạo cho trẻ những áp lực vô hình khiến con cảm thấy tự ti, nhút nhát mỗi khi phải giao tiếp với đó.

Trẻ nhỏ vô cùng nhạy cảm về mặt cảm xúc vậy nên trong quá trình giáo dục, ba mẹ cần hết sức lưu ý tới cảm xúc của con, hãy thật kiên nhẫn, bình tĩnh hướng dẫn trẻ. Hình thành thói quen là cả một quá trình trẻ học tập và ghi nhớ nên ba mẹ cũng không nên thất vọng, khắt khe khi con chưa làm được trong thời gian ngắn.

Hãy thật kiên nhẫn trong quá trình dạy dỗ trẻ nhỏ, các bé cần thời gian để làm quen và ghi nhớ.

Thay vì giáo dục một cách cứng nhắc hay quắt mắng để trẻ nghe lời, ba mẹ hãy biến giờ học giao tiếp thành khoảng thời gian vui vẻ và kết nối với trẻ. Hãy cho con thời gian để quan sát và ghi nhớ, bé bé sẽ có thói quen tốt biết cách chào hỏi lễ phép với người lớn đồng thời tự tin hơn và chủ động hơn trong giao tiếp.

Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023

Cho bé hiểu giá trị của lời chào hỏi

Để bé dễ dàng hình thành kỹ năng giao tiếp, ba mẹ có thể bắt đầu từ việc nói cho con hiểu ý nghĩa của việc chào hỏi lễ phép với người lớn, con sẽ nhận được tình yêu và sự yêu mến từ mọi người xung quanh. Khi con hiểu được tầm quan trọng của việc chào hỏi lễ phép, bé sẽ chủ động nói lời chào mà không cần sự nhắc nhở của ba mẹ.

Nếu em bé của bạn hỏi rằng: “Tại sao con phải chào bác ấy?”, bạn có thể trả lời “Con chào bác thì bác sẽ rất yêu quý con, con sẽ là em bé ngoan,…”. Hãy giải thích cho bé hiểu hành động nói lời chào là một điều tốt giúp con có thêm yêu thương và sự gắn kết với mọi người xung quanh.

Lời chào giúp bé kết nối với mọi người, giúp con có thêm những người bạn đáng yêu.

Thông thường, bé thường làm trái ý muốn của cha mẹ vì con không hiểu tại sao mình phải làm điều đó. Vậy nên, việc giải thích cho con yểu lý do, mục đích của việc cha mẹ muốn bé làm theo rất cần thiết. Hãy tôn trọng ý muốn và cảm xúc của bé ngay cả khi bạn đang rèn luyện thói quen tốt cho bé.

Hướng dẫn từng bước một!

Trẻ nhỏ thường được ví như trang giấy trắng bởi các con rất vô tư, hồn nhiên và đều tỏ ra mới lạ và tò mò về mọi thứ trong cuộc sống. Kỹ năng chào hỏi lễ phép cũng không thể tự hình thành trong các bé mà cần được cha mẹ hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Hãy nói cho trẻ biết chính xác những gì bạn muốn trẻ nói và làm trong các cuộc đối thoại.

Ví dụ nếu bạn muốn bé chào hỏi có sử dụng kính ngữ, hãy nói mẫu cho bé nghe “ Con chào ông bà ạ” và để trẻ lặp lại. Hành động bắt chước lâu dần sẽ tạo thành thói quen và phản xạ tự nhiên mỗi khi bé gặp người lớn.

Mỗi đứa trẻ sẽ có một nét tính cách riêng, có bé rất hay nói và cũng có bé rất kiệm lời khi giao tiếp. Nếu em bé của bạn khó mở lời và hay ngại khi gặp người lạ, ba mẹ hãy khéo léo dẫn dắt, động viên để con mạnh dạn hơn.

Hướng dẫn trẻ từng bước một để con tự tin và sẵn sàng nói lời chào.

Trẻ mầm non thường chưa nói được một câu hoàn chỉnh và rõ tiếng vậy nên các ba mẹ không nên quá khắt khe trong quá trình dạy trẻ. Ngược lại, hãy luôn động viên và khen ngợi con, khuyến khích trẻ ghi nhớ và sửa đổi để không mắc cùng một lỗi vào các lần chào hỏi khác. Ba mẹ cũng có thể động viên bé bằng cách trao thưởng khi con có thể tự giác chào hỏi người lớn mà không cần tới sự nhắc nhở.

Xem thêm: Dạy bé giao tiếp – 9 Bí kíp “VÀNG” dành tặng riêng cho ba mẹ

Dạy con giao tiếp bằng mắt

Giao tiếp bằng ánh mắt cũng là một trong những kỹ năng sống giao tiếp mà ai cũng cần có chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Ánh mắt đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức, tình cảm và mối quan hệ của trẻ, điều này thể hiện rõ ràng trong sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ, nơi ánh mắt của người khác có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của trẻ.

Để dạy trẻ giao tiếp bằng mắt, cha mẹ có thể tập kỹ năng này cùng con trong khi cho bé ăn để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Hãy giao tiếp với con bằng ánh mắt thân thiện, trìu mến và để bé học tập điều đó từ bạn.

Dạy trẻ chào hỏi lễ phép, không chỉ ở lời nói

Có một nguyên tắc khi giao tiếp bằng mắt đó là cho dù bạn đang trò chuyện, trao đổi ý kiến ​​hay bày tỏ ý kiến, hãy chú ý hướng ánh mắt của mình đến người đối diện. Giao tiếp bằng mắt là một phần quan trọng khi chào hỏi, trẻ có thể cảm thấy ngại ngùng khi nhìn vào mắt người khác trong lần đầu tiên. Cha mẹ hãy thử gợi ý con tìm kiếm màu mắt của mọi người khi nói chuyện. Cách này có thể giúp trẻ bớt căng thẳng và cảm thấy thú vị hơn.

Dạy con tác phong khi chào hỏi

Không chỉ lời chào, ba mẹ cũng cần dạy bé những tác phong cơ bản khi chào hỏi người lớn: con cần đứng dậy, nghiêm túc khoanh tay chào, có thể mỉm cười nhưng không được đùa cợt tránh gây mất lịch sự… cũng như cách dạy con tự tin trong giao tiếp. Khi được người lớn đáp lại, trẻ cần thưa gửi, nói dạ vâng thật lễ phép. Đó là nguyên tắc cơ bản nhất trong giao tiếp mà trẻ cần nắm được trước khi tiếp xúc, làm quen với người khác.

Những tác phong trong khi chào hỏi mà bé cần nhớ.

Sau lời chào, các bạn nhỏ cũng cần được dạy về việc tôn trọng cảm xúc, ý kiến của mọi người xung quanh bằng cách trẻ nên tích cực lắng nghe và không ngắt lời người lớn.

Bên cạnh đó, phép cư xử đúng mực, lịch sự còn thể hiện ở việc trẻ biết nói lời cảm ơn và xin lỗi. Khi được người lớn cho bánh kẹo, đồ chơi, con cần biết nói lời cảm ơn chân thành như: “Con cảm ơn ông bà ạ”. Ngược lại, nếu trẻ mắc lỗi như làm hỏng đồ của người khác, bé cần biết nhận lỗi bằng cách nói: “Con xin lỗi ạ”.

Dạy trẻ chào hỏi lễ phép qua các trò chơi

Nếu ba mẹ đang tìm kiếm một phương pháp dạy trẻ kỹ năng giao tiếp sao cho thật khéo léo và tự nhiên nhất, dạy trẻ thông qua bằng cách vừa học và chơi luôn là phương pháp hữu hiệu nhất. Với trò chơi diễn kịch, ba mẹ và bé có thể vào vai những người lớn vô tình gặp mặt và chào hỏi, nói chuyện cùng nhau. Hoặc ba mẹ hướng dẫn trẻ chơi trò nhập vai cùng thú cưng hay gấu bông và gợi ý cho bé ““bạn gà con đi học về sẽ chào bố mẹ như thế nào?”, “bạn thỏ gặp ông bà sẽ chào như thế nào?”. Cách làm này sẽ khiến bé học một cách vui vẻ và dễ tiếp thu hơn.

Lồng ghép bài học kỹ năng sống thông qua trò chơi nhập vai cùng các bạn gấu bông.

Việc lồng ghép học mà chơi, chơi mà học như trên sẽ giúp bé ghi nhớ kỹ năng nói lời chào một cách tự nhiên nhất. Bé sẽ tự giác muốn giao tiếp với mọi người thay vì đợi sự nhắc nhở, động viên từ ba mẹ.

Xem thêm: 5+ trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ HIỆU QUẢ NHẤT

Tại sao trẻ cần học về sự lễ phép trong chào hỏi, giao tiếp?

Chào hỏi lễ phép là phép lịch sự tối thiểu trong giao tiếp, việc dạy trẻ học về sự lễ phép, cách ứng xử khi gặp người lớn sẽ phần nào giúp trẻ phát triển phẩm chất, tính cách một cách đúng đắn. Trong ca dao tục ngữ Việt Nam có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, đây là lời răn dạy được truyền lại từ ngàn đời nay, lời chào không chỉ là phép lịch sự mà nó còn thể hiện sự mến khách, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn cao hơn cả mâm cỗ đầy.

Vì sao trẻ cần nói lời chào và cần lễ phép trong giao tiếp xã hội?

Vậy nên, đối tượng những “búp măng non” cũng cần có trách nhiệm được dạy dỗ và noi theo lối sống đẹp này. Một em bé biết nói lời chào là một em bé tự tin, biết cách tôn trọng người khác và làm người khác cảm mến, yêu quý mình. Đây cũng là một trong những kỹ năng cơ bản sẽ giúp trẻ bắt đầu trò chuyện và có thêm các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm,…

Một số nguyên nhân trẻ thường tỏ ra thiếu lễ phép khi chào hỏi

Nguyên nhân khiến trẻ chống đối, không muốn nói lời chào với mọi người là gì?

Tâm lý trẻ nhỏ rất khó nắm bắt nên trường hợp trẻ không chịu hợp tác, không muốn chào hỏi người lớn rất dễ xảy ra. Ba mẹ không nên quá lo lắng hay buồn phiền khi thấy bé nhà mình tỏ thái độ như vậy, có thể bé đang cảm thấy khó chịu bởi một vài nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ cảm thấy không an toàn, cảm giác lạ lẫm khi tiếp xúc với người lạ, môi trường mới.
  • Trẻ có xu hướng chống đối, thích thể hiện bản thân qua việc quyết định chào hỏi người khác hay không.
  • Trẻ quá nhút nhát và có tâm lý sợ hãi trong lần đầu gặp gỡ người lạ.
  • Trẻ có sức khỏe không tốt, cảm thấy mệt mỏi trong người nên có biểu hiện cáu gắt, giận dỗi khi ba mẹ muốn bé chào hỏi người lớn.

Xem thêm: Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự – 90% bố mẹ bỏ qua các điều sau

Trong mỗi hoàn cảnh và với tính cách riêng biệt của từng bé, ba mẹ nên chủ động quan sát và nắm bắt tâm lý trẻ, không nên cưỡng ép bé nói lời chào khi con chưa thực sự sẵn sàng mở lòng làm quen với người lạ. Hãy cho bé thêm thời gian để con cảm thấy bớt lo lắng và sẵn sàng để nói lời chào.

Bạn nhỏ không muốn nói lời chào vì con cảm thấy khó chịu trong người.

Dạy trẻ chào hỏi lễ phép là một kỹ năng ứng xử xã hội hết sức quan trọng tuy nhiên mỗi đứa trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để tiếp thu kỹ năng khác nhau. Một số rất dễ để ghi nhớ và lặp lại trong khi những đứa trẻ khác có thể cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị tâm lý, luyện tập và sẵn sàng mở lời.

Tổ chức giáo dục UPO mong rằng, bài viết này sẽ giúp ba mẹ vận dụng đúng và hiệu quả các phương pháp giáo dục để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian để theo sát đồng hành cũng như dạy trẻ kỹ năng sống thì khóa học KidUP tại UPO là một giải pháp tuyệt vời dành cho ba mẹ.

Đăng ký khoá học KidUP NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Chào hỏi những người xung quanh có tác dụng gì?

Việc chào hỏi là một hình thức giao tiếp quan trọng, giúp tạo ra không khí thân thiện và ấm cúng. Đối với các em học sinh, việc chào hỏi thầy cô, bạn bè và người lớn là cách thể hiện lòng tôn trọng và lịch sự. Mỗi lời chào hỏi không chỉ là biểu hiện của sự lễ phép mà còn là cách tôn trọng với văn hóa và truyền thống.

Tại sao phải chào hỏi khi gặp nhau?

Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa người và người trên đất nước ta. Chào hỏi là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Con người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng nhau hơn thông qua những câu chào hỏi.

Lời chào có ý nghĩa gì?

Lời chào là nghi thức thuộc phạm vi văn hóa và ngôn ngữ; là phạm trù đạo đức, nhân cách; thể hiện phép lịch sự khi giao tiếp giữa con người với nhau. Trong tiếng Việt, lời chào được thể hiện dưới nhiều hình thức.

Bạn bè thường chào nhau như thế nào?

Khi gặp nhau, người Việt có thói quen chào nhau: "Bẩm cụ", "Thưa bác", "Thưa ông bà", "Chào cô", "Chào cháu", … Ngày xưa, đồng thời với lời chào là cái chắp tay hoặc cái xá, ngày nay, tân tiến hơn chỉ cần nghiêng mình, khẻ cúi đầu, bắt tay và nở một nụ cười, …

Chủ đề