Chào bán cổ phần ra công chúng là gì

Quy định mới về chào bán cổ phiếu ra công chúng tại Việt Nam

December 29, 2021 Lawyers VNLaw

Các quy định mới về chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020 có một số thay đổi so với các quy định trước đó theo Luật Chứng Khoán 2006 và Nghị Định 58/2012. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý.

Bài viết được thực hiện bởi Nguyễn Khánh Linh và Nguyễn Quang Vũ.

1. Các hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng

Theo Nghị Định 155/2020, các hoạt động “chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần” và“ chào bán hợp đồng góp vốn đầu tư ra công chúng” đã không còn được coi là các hình thức chào bán ra công chúng nữa. Các hình thức chào bán ra công chúng theo Luật Chứng Khoán 2019 hiện nay chỉ bao gồm:

(a) chào bán chứng khoán công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;

(b) chào bán chứng khoán ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua việc thayđổi cơ cấu sở hữu mà không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành; và

(c) sự kết hợp của các hình thức được mô tả tại mục (a) và (b).

2. Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng

IPO và FPO

Theo Luật Chứng Khoán 2006, các quy định về chào bán cổ phiếu ra công chúng được áp dụng cho tất cả các đợt chào bán ra công chúng nói chung. Tuy nhiên, đến Luật Chứng Khoán 2019 thì hoạt động này được chia thành Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty cổ phần; và Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (FPO) của công ty đại chúng. Trong đó, mỗi hình thức chào bán ra công chúng đều phải tuân thủ các điều kiện riêng biệt.

Điều kiện đối với IPO

Bên cạnh những điều kiện khác, việc tiến hành IPO còn phải tuân thủ các điều kiện sau:

(a) Mức vốn điều lệ đã góp của tổ chức phát hành tại thời điểm chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên;

(b) Hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành trong 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm chào bán;

(c) Tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, thì tỷ lệ tự do chuyển nhượng giảm xuống còn 10%;

(d) Các cổ đông lớn của tổ chức phát hành phải cam kết nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành trong thời hạn ít nhất một năm kể từ ngày IPO; và

(e) Tổ chức phát hành không thuộc trường hợp đang bị điều tra hình sự hoặc đã bị kết án về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Trước đó, Luật Chứng Khoán 2006 chỉ yêu cầu mức vốn điều lệ đã góp của tổ chức phát hành là từ 10 tỷ đồng trở lên, đồng thời hoạt động kinh doanh của năm liền trước đó phải có lãi.

Hoạt động IPO của các công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)

Trước đây, theo Nghị Định 58/2012, chỉ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty TNHH một thành viên mới được phép chuyển đổi thành công ty cổ phần theo hình thức IPO. Tuy nhiên, theo Nghị Định 155/2020, tất cả các Công ty TNHH (hoặc thành viên của Công ty TNHH) đều có thể tiến hành IPO để chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Các vấn đề khác

Theo Nghị Định 155/2020,

· Phương án phát hành cho đợt chào bán ra công chúng đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua, có thể ủy quyền cho Hội Đồng Quản Trị để xác định giá chào bán; và

· Trường hợp việc chào bán ra công chúng bao gồm cả cổ phiếu do tổ chức phát hành mới phát hành và cổ phiếu thứ cấp của cổ đông tổ chức phát hành, thì phương án phát hành phải bao gồm nguyên tắc ưu tiên phân phối đối với cổ phiếu mới và cổ phiếu thứ cấp.

3. Điều kiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng

Điều kiện đối với FPO

Theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020, bên cạnh những điều kiện khác, hoạt động chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng phải tuân thủ các điều kiện sau:

(a) Điều kiện về vốn điều lệ đã góp như đã nêu tại mục 2(a);

(b) Hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành trong năm liền trước năm đăng ký FPO phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế;

(c) Tổng mệnh giá của cổ phiếu mới phát hành sẽ không vượt quá mức vốn điều lệ hiện có trừ trường hợp có cam kết bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành; và

(d) Trong trường hợp huy động vốn để tài trợ cho một dự án đầu tư, tổ chức phát hành phải huy động thành công ít nhất 70% số vốn dự kiến.

Giá phát hành thấp hơn mệnh giá

Nếu giá cổ phiếu được đưa ra giao dịch của tổ chức phát hành thấp hơn mệnh giá thì tổ chức phát hành có thể tiến hành FPO với giá thấp hơn mệnh giá cổ phiếu (10.000 đồng). Giá giao dịch của cổ phiếu được tính bằng bình quân giá tham chiếu trong thời gian 60 ngày trước ngày chốt danh sách cổ đông để họp Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua phương án FPO có liên quan. Tổ chức phát hành cũng phải có đủ thặng dư vốn cổ phần tích lũy được ghi trong báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán để bù đắp phần thặng dư vốn cổ phần mà FPO gây ra do chào bán với mức giá thấp hơn mệnh giá của cổ phiếu.

4. Các vấn đề khác liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng

Chào bán và niêm yết cổ phiếu

Theo Luật Chứng Khoán 2019 và Nghị Định 155/2020, khi tổ chức phát hành nộp hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng đến Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN), thì cũng đồng thời phải nộp hồ sơ niêm yết cho sàn giao dịch có liên quan. Theo Nghị Định 58/2012, tổ chức phát hành có 12 tháng kể từ thời điểm chào bán ra công chúng để niêm yết cổ phiếu đã phát hành.

Hạn chế công khai thông tin

Nghị Định 155/2020 nghiêm cấm tổ chức phát hành, cổ đông của tổ chức phát hành, cá nhân có liên quan hoặc người trong nội bộ của tổ chức phát hành, người có liên quan của người trong nội bộ của tổ chức phát hành công bố thông tin hoặc cam kết với nhà đầu tư về giá cổ phiếu trong tương lai dưới bất kỳ hình thức nào.

Hủy bỏ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng

Luật Chứng Khoán 2019 quy định thêm ba trường hợp mà một đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng có thể bị hủy bỏ:

(a) Tổ chức phát hành không đáp ứng điều kiện về tự do chuyển nhượng được nêu tại mục 2(c);

(b) Trong trường hợp thực hiện FPO để huy động vốn, tổ chức phát hành không huy động được đủ phần vốn cần thiết để thực hiện dự án đầu tư; và

(c) Việc chào bán ra công chúng có thể bị hủy bỏ bởi một bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của trọng tài hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được

Theo Nghị Định 155, phương án sử dụng vốn, số tiền thu được chỉ được thay đổi khi giá trị thay đổi nhỏ hơn 50% tổng số vốn, số tiền thu được và việc thay đổi này phải được Đại Hội Đồng Cổ Đông cho phép trước theo quy định tại điều lệ công ty. Việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được phải được báo cáo UBCKNN và công khai trong vòng 24 giờ kể từ ngày thay đổi.

Trước đây, Nghị Định 58/2012 không quy định giới hạn đối với số tiền thay đổi, cũng như không yêu cầu việc cho phép của Đại Hội Đồng Cổ Đông phải phù hợp với điều lệ, ngoài ra, thời hạn báo cáo UBCKNN là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Hồ sơ đăng ký chào bán ra công chúng yêu cầu ít tài liệu hơn

Khác với Nghị Định 58/2012, Nghị Định 155/2020 không còn yêu cầu tổ chức phát hành phải nộp các tài liệu liên quan đến dự án bất động sản (ví dụ: giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định cho thuê đất và giải phóng mặt bằng) hoặc dự án khai thác, dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng (ví dụ: quyết định phê duyệt dự án), trong trường hợp việc chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động vốn cho dự án bất động sản, dự án khai thác hoặc dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Nghị Định 155/2020 cũng không yêu cầu tổ chức phát hành cung cấp các tài liệu để chứng minh việc đáp ứng tỷ lệ sở hữu nước ngoài của tổ chức phát hành.

Bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh phát hành trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ được phép bảo lãnh phát hành một số lượng chứng khoán nhất định với giá trị không vượt quá vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn được ghi trong báo cáo tài chính quý gần nhất của tổ chức phát hành.

Chào bán ra công chúng cho nhiều đợt chào bán

Trường hợp tổ chức phát hành phát hành cổ phiếu thành nhiều đợt thì mỗi đợt chào bán không được quá 90 ngày và khoảng cách giữa hai đợt chào bán không quá 12 tháng.

Ngân hàng ký quỹ

Nghị Định 155/2020 yêu cầu ngân hàng ký quỹ nơi tài khoản ký quỹ được mở không phải là người có liên quan của tổ chức phát hành, của cổ đông đăng ký chào bán và tài khoản ký quỹ phải khác với tài khoản thanh toán của tổ chức phát hành hoặc của cổ đông đăng ký chào bán. Trong khi đó, Nghị Định 58/2012 không đặt ra yêu cầu cụ thể như vậy.

Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của các công ty được tái cơ cấu

Nghị Định 155/2020 quy định cụ thể về điều kiện chào bán ra công chúng của tổ chức phát hành là công ty đã trải qua quá trình tái cơ cấu bao gồm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và các hình thức tái cơ cấu khác. Trong khi đó, Nghị Định 58/2012 chỉ điều chỉnh hoạt động chào bán ra công chúng của các tổ chức phát hành trong trường hợp bị sáp nhập, hợp nhất.

Discover more from Vietnam Business Law

Điều kiện thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng

Chào bán cổ phần ra công chúng là gì

Chúng ta vẫn thường hay nghe về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng. Đây là hoạt động để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc huy động vốn, từ việc chào bán cổ phiếu. Hiện nay, có hai hình thức để chào bán chứng khoán ra công chúng chính. Bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng và chào bán thêm cổ phần ra công chúng. Vậy điều kiện để thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng là gì? Mọi người hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Cổ phần của công ty được hiểu là gì?

Công ty cổ phần là doanh nghiệp chia vốn nhượng quyền thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần, cổ đông trong công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và số lượng cổ đông tối đa là không hạn chế. Cổ phần sẽ được chia thành hai phần bằng nhau trong vốn đăng ký của công ty, chỉ là cổ phần của công ty cổ phần, hai loại cổ phần là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Người mua hai loại cổ phần có quyền và nghĩa vụ khác nhau. Cổ phần được chia thành hai loại: cổ phần thường và cổ phần ưu đãi.

  • Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu bắt buộc của công ty cổ phần, người sở hữu cổ phiếu phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ phiếu phổ thông không được chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi. Cổ đông sáng lập phải đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành tại thời điểm đăng ký thương mại.
  • Cổ đông phổ thông có quyền dự họp đại hội đồng cổ đông; chấp nhận mức cổ tức do đại hội đồng cổ đông xác định; ưu tiên mua cổ phần mới bán theo tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông công ty; và có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ khi bị pháp luật và các quy định cấm.
  • Ngoài ra, công ty cổ phần cũng có cổ phần ưu đãi; cổ phần ưu đãi bao gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các cổ phần ưu đãi khác được quy định trong các điều khoản của công ty.
Bài viết liên quan Mức phạt xe quá tải từ 10 đến 30 như thế nào? Cách tính % xe quá tải

Cổ phần là gì?

Trước khi tìm hiểu về thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu: Cổ phần là gì?

Cổ phần mang bản chất là quyền tài sản được thể hiện bằng cổ phiếu, nó là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần gọi là các cổ đông.

•Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần.

•Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không.

Các hình thức chào bán cổ phần

Chào bán cổ phần là việc công ty bạn tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.

Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo các hình thức sau đây:

•Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

•Chào bán cổ phần riêng lẻ.

•Chào bán cổ phần ra công chúng.

Chào bán cổ phần ra công chúng là gì?

Chào bán cổ phần ra công chúng là việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư hoặc sử dụng các phương thức quảng cáo, mời chào có tính chất rộng rãi ra công chúng khi thực hiện việc chào bán.

Đặc điểm của việc chào bán cổ phần ra công chúng như sau:

•Chào bán cổ phần ra công chúng có quy mô rộng rãi. Tính chất này thể hiện ở việc chào bán cho số lượng lớn các nhà đầu tư. Đồng thời được chào bán rộng rãi ra công chúng.

•Việc chào bán cổ phần ra công chúng là hoạt động thiết lập mối quan hệ giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư; giúp cho nhà đầu tư có cơ hội góp vốn vào công ty cổ phần.

•Khi công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần; công ty phải thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu.

•Đối với các tổ chức phát hành cổ phiếu thì một đợt chào bán cổ phần ra công chúng thì sẽ thể hiện được hình ảnh; thương hiệu của công ty được phổ biến rộng rãi và nâng cao uy tín của tổ chức phát hành.

Nếu muốn chào bán cổ phần thì công ty bạn cần phải thực hiện thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng theo đúng quy định.