Cây đinh lăng lá to có tốt không

Cây đinh lăng lá nhỏ (còn gọi là cây gỏi cá), tên khoa học là Polyscias fruticosa, họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây đinh lăng lá nhỏ có thể cao 2 m, thân màu xám, mang nhiều vết sẹo to. Lá mọc so le, kép, lông chim 2 - 3 lần, có mùi thơm khi vò nát. Cũng chính bởi kỹ thuật trồng cây đinh lăng tương đối đơn giản nên ở Việt Nam, cây có từ lâu đời trong nhân dân dùng làm cảnh, làm rau và làm thuốc.

Điều kiện thích hợp trồng cây đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng lá nhỏ là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào tháng 2 hoặc tháng 8.

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng đơn giản, dễ chăm sóc. Ảnh minh họa

Đất trồng cây đinh lăng lá nhỏ

Cây trồng được trên nhiều loại đất (kể cả với vùng đất nhiễm mặn), trồng trong chậu, cây vẫn mọc tốt. Dùng 3 - 5 kg phân chuồng hoai mục bón lót dưới đáy chậu, trên đổ tro trấu, xơ dừa, đất thịt.

Kỹ thuật trồng cây đinh lăng lá nhỏ

Trồng cây đinh lăng có thể trồng bằng cách giâm cành. Để việc trồng cây đinh lăng lá nhỏ thành công thì bước đầu tiên cần phải chọn thân nhánh có kích thước khoảng 1,5 – 2cm. Sau đó cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn khoảng 18-20 cm bằng dao bén, tỉa bớt lá để hạn chế thoát nước.

Nếu muốn rễ ra nhanh có thể chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích như Atonik, NAA, N3M, Root,… Sau đó ghim hom giống sâu 5 – 7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15 -18 cm, dùng ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.

Cách chăm sóc cây đinh lăng lá nhỏ

Sau khi trồng cây đinh lăng lá nhỏ xong cần tưới nước bằng vòi nước nhẹ. Sau thời gian từ 25 – 30 ngày thì lá non bắt đầu ra và bắt đầu ra rễ. Khi thấy cây sinh trưởng tốt ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì có thể thay chậu, thời gian ước tính là từ 50 – 60 ngày sau khi giâm cành.

Cắm một đoạn thân hoặc cành vô chậu đất, tưới nước, một thời gian sau cây đâm rễ. Định kỳ bón phân NPK hay phân vi sinh. Đinh lăng không có sâu bệnh gì nghiêm trọng. Cây trồng 5 năm có thể thu hoạch rễ, nếu để lâu hơn, năng suất và chất lượng rễ càng cao.

Tác dụng của cây đinh lăng lá nhỏ

Cây đinh lăng hiện nay theo Đông y và khoa học có nhiều loại. Cách phân biệt qua hình dạng và kích thước lá. Phổ biến cây đinh lăng lá có lá nhỏ hay còn gọi lá cây gỏi cá được trồng nhiều do lá cây được dùng như một loại rau sạch có vị thuốc tốt cho sức khỏe. Lời khuyên cho các gia đình là nên trồng vài chậu cây đinh lăng trong nhà để điều trị các bệnh thông thường.

Theo y học cổ truyền, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết,… tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây với điều kiện cây đã trồng được 3 năm trở lên. Công dụng của cây đinh lăng, bộ phận rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Bộ phận là chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Phần thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, công dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Tuy nhiên không nên lạm dụng, chỉ nên dùng với liều lượng vừa đủ. Không dùng thường xuyên trong thời gian dài.

Cây đinh lăng lá to có tốt không

Ảnh minh họa

Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi dùng lá đinh lăng cần lưu ý những điều sau:

- Người khỏe mạnh không nên uống nước lá đinh lăng thay nước trà. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn uống loại nước này với số lượng nhiều và thường xuyên.

- Không cho trẻ uống loại nước này vì cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, nếu uống thể gây ra một vài vấn đề về tim mạch.

- Tuyệt đối không sử dụng nước lá cây đinh lăng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

7 công dụng của lá đinh lăng với sức khỏe và làm đẹp

Chữa đau đầu, mất ngủ

Trong lá đinh lăng có chứa saponin và kèm theo đó là rất nhiều thành phần quan trọng khác. Một số nghiên cứu đã chứng minh dược tính của lá đinh lăng có thể hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não, điều này có tác động tốt lên hệ thần kinh.

Bên cạnh đó, tác dụng của cây đinh lăng còn giúp tăng cường sức đề kháng, an thần, ngủ ngon giấc, sâu giấc hơn. Đinh lăng giúp giảm đau đầu, cải thiện tình trạng căng thẳng.

Giúp cải thiện đường tiêu hóa

Nước lá đinh lăng hỗ trợ việc điều trị các chiệu trứng khó chịu về tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi bằng cách sử dụng một nắm lá đinh lăng và sắc với nước uống liên tục trong vài ngày, các triệu chứng về tiêu hóa sẽ được cải thiện.

Tốt cho người mới ốm dậy

Phụ nữ sau khi sinh, người ốm dậy nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ, có tác dụng gần giống như nhân sâm. Thực hiện bài thuốc này bạn dùng khoảng 200 g lá đinh lăng rửa sạch, khi canh thịt nấu sôi cho đinh lăng đun vừa chín tới, ăn nóng, giúp cơ thể sảng khoái, đẩy các độc tố ra ngoài.

Cây đinh lăng lá to có tốt không

Ảnh minh họa

Cải thiện tình trạng tắc sữa sau sinh

Nước lá đinh lăng đem lại hiệu quả trong việc cải thiện và chữa trị tình trạng tắc tia sữa, ít sữa sau sinh. Trước khi đun lá đinh lăng cần phải được sao vàng, bảo quản trong lọ dùng dần. Lưu ý chỉ nên uống nước lá đinh lăng được đun trong ngày và uống khi đang còn ấm.

Chữa ho lâu ngày

Lá đinh lăng có công dụng trị ho rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Với những trường hợp bị ho nặng chỉ cần uống đến ngày thứ 3 thì các triệu chứng đã giảm đi rất nhiều. Bệnh nhân kiên trì uống nước lá đinh lăng đến khi khỏi bệnh thì dừng lại.

Cách dùng như sau: Lá đinh lăng rửa sạch dưới vòi nước, thái nhỏ, phơi khô và sao vàng. Mỗi ngày dùng từ 10-12g đun nhỏ lửa uống thay nước hàng ngày.

Làm trắng da

Hiện nay, có rất nhiều mẹo làm trắng da, trong đó đinh lăng được đánh giá là cho kết quả cao và khá an toàn. Với mẹo làm trắng da này thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy nước lá đã đun sôi tắm như bình thường. Nếu nhà có bồn tắm, bạn nên đổ nước lá này vào bồn và ngâm mình trong nước lá khoảng 20-30 phút cho tinh chất ngấm sâu vào da cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm, tái tạo collagen làm trắng da nhanh chóng.

Trị mụn

Lá đinh lăng tươi rửa sạch, giã thật nhuyễn, cho thêm vài hạt muối, sau đó đắp lên chỗ có mụn, chờ đến khi thấy lá khô lại thì rửa sạch bằng nước. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối và kiên trì trong vòng 2, làn da của bạn sẽ được phục hồi đáng kể