Câu chuyện về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Kế toán Hà Nội xin giới thiệu một vài mẩu truyện vui, hài hước và ý nghĩa cũng như các bạn có những giờ phút giải trí thoải mái sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Mời các bạn tham khảo.

Mẩu chuyện 1: Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố dành cho cả lớp.

– Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?.

– Thưa thầy là đạo nhạc ạ!

– Thế ăn cắp ý tưởng là gì?

– Là đạo ý tưởng ạ!

– Ăn cắp thơ gọi là gì?

– Là đạo thơ ạ!

– Vậy còn ăn cắp răng?

Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…

– Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học… ”đạo hàm”.

Mẩu chuyện 2: Ai là người tìm ra châu Mỹ?

Trong giờ địa lý, cô giáo gọi Hà lên hỏi

– Em hãy chỉ cô biết đâu là châu Mỹ?

Hà chỉ trên bản đồ.

– Thưa cô, đây ạ!

Cô giáo gật đầu:

– Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Tí hãy nói cho cô biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?

– Thưa cô, bạn Hà ạ.

– !?

Mẩu chuyện 3: Khan cả cổ với yêu cầu của cô giáo

Trong tiết tập làm văn thực hành cô giáo bảo cả lớp.

– Các em hãy viết một câu chuyện trong ngày mà em thích. Chú ý là phải trên 50 từ.

Cả lớp viết rào rào rồi sau đó nộp bài, và bài của Tí như sau:

“Em bị mất một con mèo. Nó rất xinh! Em đi tìm nó. Em gọi: meo, meo, meo… khản cả cổ để có đủ 50 từ mà cô giao!”.

Cô sau khi đọc: Xỉu…

Mẩu chuyện 4: Tưởng cô cũng vậy

Trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần, cô chủ nhiệm hỏi.

– Cu Tí, em cho cô biết lý do tại sao thứ hai em không đi học?

– Thưa cô, hôm đó mẹ giặt hết quần áo, nên em không có đồ mặc ạ!

– Thế hôm thứ ba?

– Thưa cô, em có đi ạ! Nhưng đi ngang qua nhà cô, thấy quần áo cô phơi… tưởng cô cũng vậy, nên em quay về.

Mẩu chuyện 5: Học thời công nghệ Facebook

Trong giờ học, một học sinh nam online trên Facebook và để trạng thái.

‘Mình đang online Facebook trong giờ học, tiết này chán quá’.

Khoảng một phút sau thì hệ thống báo có bình luận mới.

Cậu háo hức mở ra đọc và chết ngất vì đó là bình luận từ cô giáo: ‘Giở sang trang 50 em ơi’.

Mẩu chuyện 6: Khi thầy giáo cho chép phạt

Thầy giáo đi một vòng kiểm tra bài tập của cả lớp. Có rất nhiều sinh viên chưa hoàn thành. Thầy hỏi:

– Cậu có người yêu chưa?

Sinh viên 1:

– Dạ chưa ạ!

– Chưa có chắc rảnh lắm, về chép phạt 3 lần.

Thầy lại hỏi tiếp người khác:

– Cô có người yêu chưa?

– Dạ có rồi thầy ạ! – sinh viên 2 hớn hở đáp.

– Có rồi thì bảo người yêu chép cùng, về chép phạt 5 lần.

Lúc này thầy giáo quay sang người bên cạnh hỏi:

– Cậu có người yêu chưa?

Sinh viên 3 ấp úng:

– Dạ, em mới chia tay hôm qua thưa thầy!

– Mới chia tay không có việc gì làm, về chép phạt 7 lần.

– !!!

Mẩu chuyện 7: Tẩy trắng

Đang trong giờ học Hóa, cô giáo thấy Tí quay ra sau chơi trò gì đó. Cô hỏi:

– “Tí! Em hãy cho cô biết loại axit nào hay được dùng trong việc tẩy trắng ?”

– “Thưa cô, Có rất nhiều loại ạ.”

– “Em hãy cho cô biết đó là những loại nào ?”

– “Thưa cô, ví dụ như là Ô mô, Tide hay Vì dân ạ”

Mẩu chuyện 8: Không phải em!

Để chuẩn bị cho tiết học có đoàn thanh tra của sở Giáo dục xuống kiểm tra tại trường, thầy giáo chuẩn bị và báo với các em học sinh trong lớp.

– Khi thầy hỏi một câu thì tất cả các em đều phải giơ tay lên.

– Nếu em nào biết để trả lời thì giơ thẳng cả 5 ngón tay, ai không biết thì cúp 1 ngón tay để thầy biết.

Khi lớp học diễn ra có cả thanh tra sở, hiệu trưởng nhà trường tham dự. Thầy giáo say sưa giảng bài và đặt câu hỏi cho cả lớp.

Thấy tất cả các em đều giơ tay, Thanh tra sửng sốt vì nghĩ học sinh học quá xuất sắc. Do hồi hộp quên mất quy tắc đã đặt ra, thầy chọn Thanh. Thanh bình tĩnh trả lời:

– Thưa thầy không phải em, em cúp mà!

Mẩu chuyện 9: Đi trễ

Đã vào tiết học, Tí lúc này mới bước vào cổng trường. bác bảo vệ kêu lại và hỏi:

– Tại sao con đi trễ?

– Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng, Tí trả lời.

– Tôi hỏi tại sao lại đi trễ mà? Bác bảo vệ nghiêm mặt.

– Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng????

Mẩu chuyện 10: Ai lấy nỏ thần?

Thầy giáo hỏi học sinh: Ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương?

Cả lớp im lặng. Thầy chỉ một trò:

– Em có biết ai lấy nỏ thần của An Dương Vương không?

– Dạ không phải em – trò sợ sệt đáp

Vừa lúc đó Hiệu trưởng đi qua, thầy giáo đang bực mình liền nói

– Anh xem, học trò bây giờ tệ quá, hỏi ai lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương mà cũng không biết

Hiệu trưởng gật gù:

– Thôi, anh cứ bảo anh Vương làm báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho, đừng làm rùm beng lên để mang tiếng chết!

Chúc các thầy cô giáo có ngày lễ 20/11 vui vẻ và ý nghĩa!

Nhà Đất Mới tổng hợp tới bạn đọc tuyển tập những truyện ngắn 20/11 hay và ý nghĩa nhất về ngày Nhà giáo Việt Nam. Thông qua những truyện ngắn về ngày 20 11 này các em sẽ dễ dàng lựa chọn để có được bài đăng ý nghĩa trên báo tường của lớp mình. 

1. Ý nghĩa của truyện ngắn 20/11 trên báo tường

Làm báo tường là một hoạt động không thể thiếu trong ngày 20-11, kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích cho các bạn học sinh, giáo viên sau khoảng thời gian học tập căng thẳng, giúp các em tối đa phát huy được ý tưởng, khả năng sáng tạo, khéo tay. Hơn hết thông qua hoạt động làm báo tường sẽ tăng sự gắn kết giữa các em học sinh và giáo viên. 

Truyện ngắn là nội dung không thể thiếu trong mỗi bài báo tường

Nội dung bên trong báo tường gồm xã luận, thơ, truyện ngụ ngôn 20-11truyện ngắn báo tường 20 11. Những câu chuyện sẽ giúp cho nội dung của tờ báo tường được trở nên phong phú.

Truyện ngắn đăng báo tường hiện nay có nhiều thể loại, có thể là truyện cực ngắn về ngày 20 11, truyện ngắn 100 chữ về thầy cô 20/11 hoặc cũng có thể là truyện ngắn 200 chữ về thầy cô 20 11. Nội dung của từng câu chuyện sẽ gửi tới những thông điệp có ý nghĩa sâu sắc về đạo đức và giáo dục. 

Việc tìm mua một căn nhà ưng ý chưa bao giờ đơn giản như thế vì bạn chỉ cần truy cập vào mục Tin rao trên Nhadatmoi.net, hàng triệu Tin rao mỗi ngày sẽ được hệ thống website cập nhật nhanh nhất. 

2. Tuyển tập những truyện ngắn 20/11 hay và ý nghĩa nhất

Truyện số 1: Người thầy và những tờ tiền cũ

900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó…

Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình “làm sao mà chọi với người ta”!… Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng “mình có thể”.

Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó… Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.

Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học “nhân-lễ-nghĩa” của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là “bí kíp” rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không “cảnh giác” thừa. Gói “bí kíp” mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.

Mỗi truyện ngắn trên báo tường đều mang ý nghĩa về giáo dục riêng

Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)… Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy.

Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: “Thầy H. mất rồi!”. Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: “Sao thầy mất?”, rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: “Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã…”.

Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh… Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm… Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: “Thầy ơi… sao không đợi con về…!?”.

Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về

Truyện số 2: Ông giáo và tách cafe

Một nhóm sinh viên giờ đã thành đạt trong công việc cùng nhau về thăm thầy giáo cũ. Cuộc nói chuyện nhanh chóng được chuyển sang những vấn đề trong cuộc sống và công việc…

Muốn mời những học trò cũ uống cà phê, ông giáo vào bếp và quay lại với rất nhiều cà phê đựng trong những chiếc cốc khác nhau: cái bằng sứ, cái bằng nhựa, cái bằng thuỷ tinh, cái bằng pha lê, một số trông rất đơn giản, số khác lại có vẻ đắt tiền, vài cái được chế tác rất tinh xảo…

Khi tất cả mọi người đều đã cầm cốc cà phê trong tay, ông giáo nhẹ nhàng lên tiếng: “Không biết các trò có chú ý không, nhưng những chiếc cốc trông đẹp đẽ, đắt tiền luôn được lựa chọn trước, để lại những cái trông đơn giản và rẻ tiền.

Truyện ngắn 20/11 giúp cho nội dung báo tường trở nên sinh động

Mặc dù rất đơn giản và dễ hiểu khi các trò muốn điều tốt đẹp nhất cho bản thân nhưng đó cũng là nguồn gốc, nguyên nhân của mọi vấn đề căng thẳng của các trò.

Một điều chắc chắn rằng cái cốc không phải là thứ quyết định chất lượng của cà phê đựng bên trong. Một số trường hợp, nó chỉ đơn giản là cái vỏ đắt tiền hơn và một số khác thậm chí che giấu cái mà nó đang chứa đựng.

Điều các trò thực sự muốn là cà phê chứ không phải cái cốc, nhưng các trò vẫn có ý thức lựa chọn cái cốc tốt nhất. Sau đó các trò mới để mắt đến những cái cốc khác.

Cũng như vậy, cuộc sống của chúng ta là cà phê, công việc, tiền bạc và vị trí xã hội là những cái cốc. Chúng chẳng qua chỉ bao bọc lấy cuộc sống. Và loại cốc mà trò có không làm nên cũng như không thay đổi cuộc đời mà trò đang sống…”.

Đôi khi, chúng ta chỉ quan tâm đến cốc mà quên thưởng thức thứ cà phê ông trời đã ban tặng cho chúng ta. Người hạnh phúc nhất không phải là người có những thứ tốt nhất mà là người biết biến những thứ mình đang có thành thứ tốt nhất.

Truyện số 3: Có một người thầy dạy tôi như thế

Trò yêu Thầy bởi những bài học mà Thầy đã truyền tải trong mỗi giờ học. Qua những áng văn, những vần thơ, thầy đã cho trò biết hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình và biết sống đẹp hơn. Giọng Thầy ấm áp, nồng đượm, cách giảng bài rất duyên của thầy đã khiến mỗi giờ văn bỗng trở nên thú vị hơn. Tất cả các trò dường như bị lôi cuốn, hút mình vào bể kiến thức vô tận của Thầy. Trò thực sự ngưỡng mộ Thầy và mong sao mình có thể lĩnh hội, tiếp nhận hết những gì mà Thầy đã truyền đạt.

Truyện ngắn trên báo tường có thể tùy chọn nội dung dài ngắn khác nhau

Trò yêu Thầy bởi những tính cách rất đặc biệt của Thầy. Các bạn ai cũng bảo: “Thầy mình rất thích khoe”. Thầy khoe nhiều lắm, nhưng trò nhớ nhất là thầy hay khoe về những chị học trò cũ của Thầy vừa xinh, vừa giỏi, lại rất thành đạt. Ban đầu trò luôn khó chịu và thấy sao Thầy kiêu thế. Rồi trò chợt nhận ra, trong lời khoe đó ẩn chứa biết bao niềm vui, niềm tự hào về những thành quả mà Thầy đã vun đắp. Và trò biết rằng, Thầy muốn chính lời khoe đó sẽ trở thành nguồn động lực thôi thúc các trò cố gắng.

Trò yêu thầy bởi vóc dáng mang đầy chất nghệ sĩ của Thầy. Các chị khóa trước của thầy vẫn bảo Thầy rất có duyên, trò cũng thấy thế. Đến bây giờ trò vẫn không quên được ngày đầu tiên thầy bước vào lớp với mái tóc hơi dài, trên đầu đội một chiếc mũ nồi, trông thầy thật nghệ sĩ. Và cả cặp kính thầy vẫn thường mang theo nữa. Trò thích được nhìn Thầy đeo cặp kích đó ngồi đọc sách, ánh mắt của thầy xa xăm và đăm chiêu đến khó tả. Có lẽ hình ảnh ấy của Thầy sẽ mãi đậm in và tươi nguyên trong ký ức của trò.

Truyện số 4: Người thầy năm xưa

Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngôi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.

Đã hơn 10 năm những hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.

Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ.

Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.

Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi.

Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.

Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “cót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồ hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế!

Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”.

Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẽ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm.

Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.

Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.

Trên đây là những bài truyện ngắn 20/11 hay và ý nghĩa nhất để đăng báo tường. Hy vọng thông qua chia sẻ này, bạn đọc sẽ tìm được một câu chuyện phù hợp với chủ đề báo tường của mình.

Video liên quan

Chủ đề