Cắt amidan cho trẻ ở đâu

Phẫu thuật cắt amidan tuy không quá phức tạp nhưng cần được thực hiện chặt chẽ và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trẻ bị viêm amidan có nên phẫu thuật cắt amidan không và nếu phải cắt amidan cho trẻ thì nên lựa chọn bệnh viện nào là băn khoăn của nhiều cha mẹ.

Amidan là tổ chức bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của họng. Vì bản chất cấu trúc có nhiều khe hốc, lại nằm ở ngã tư đường ăn, đường thở, kết hợp với yếu tố vệ sinh họng miệng kém mà amidan rất dễ bị viêm.

Viêm amidan cấp ở trẻ thường bắt đầu với những cơn sốt cao

Viêm amidan là tình trạng viêm sung huyết xuất tiết của amidan khẩu cái, rất hay gặp ở trẻ lứa tuổi học đường độ tuổi 5 – 15 tuổi.  Viêm ammidan ở trẻ có thể là tình trạng viêm cấp tính hoặc mạn tính. Trẻ bị viêm VA có rất nhiều biểu hiện khác nhau như sốt, đau rát họng, khó nuốt, thở khò khè…

Để có hướng điều trị viêm amidan hiệu quả nhất, trẻ phải được thăm khám kỹ lưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp, có thể điều trị thuốc hoặc phẫu thuật cắt amidan.

2. Cắt amidan cho trẻ: nên hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, với bệnh nhân viêm amidan cấp chủ yếu điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng. Với trẻ bị viêm amidan mạn tính, vấn đề chủ yếu là cân nhắc phẫu thuật cắt amidan.

Thực tế có không ít cha mẹ hiểu sai bản chất của cắt amidan, có trường hợp nôn nóng muốn cho con cắt bỏ luôn amidan vì nghĩ cắt xong con sẽ không bao giờ bị viêm amidan nữa nhưng cũng có trường hợp nhiều cha mẹ từ chối cho con cắt amidan vì lo ngại nhiều vấn đề sau mổ như làm mất khả năng miễn dịch, trẻ dễ bị mất giọng…

Giải thích về vấn đề này, các bác sĩ cho biết bình thường amidan đóng vai trò như hàng rào miễn dịch cho cơ thể nhưng khi chúng bị viêm đi viêm lại nhiều lần, amidan không còn giữ được khả năng miễn dịch mà trở thành ổ viêm chứa đầy vi khuẩn vi rút gây bệnh họng miệng. Cắt amidan cũng không hề gây mất giọng bởi không ảnh hưởng đến dây thanh của trẻ.

Vậy trẻ em có nên phẫu thuật cắt amidan hay không? Để trả lời cho câu hỏi trên còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ qua thăm khám sau khi đã xác định chính xác tình trạng bệnh của con. Việc cắt amidan không đúng chỉ định không những gây tốn kém mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Trong khi đó, khi con có chỉ định cắt amidan từ bác sĩ nhưng bố mẹ từ chối sẽ lại đẩy gần con hơn với những biến chứng khó lường như áp xe amidan, viêm tai giữa, áp xe thành họng, viêm khớp, hội chứng ngưng thở khi ngủ…

Có nên cắt amidan cho trẻ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh qua thăm khám cụ thể của bác sĩ

Chỉ định phẫu thuật cắt amidan cho trẻ được bác sĩ cân nhắc trong các trường hợp sau:

– Amidan viêm mạn tính nhiều lần, thường trên 5 lần trong năm điều trị nội khoa tích cực không hiệu quả

– Amidan viêm mạn tính gây biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amidan

– Amidan viêm mạn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi…

– Amidan viêm mạn tính gây biến chứng xa viêm màng trong tim, viêm thận, viêm khớp…

– Amidan mạn tính quá phát gây khó thở, khó nuốt, khó nói…

3. Phẫu thuật cắt amidan cho trẻ ở đâu tốt?

Hiện nay, có nhiều bệnh viện thực hiện phẫu thuật cắt amidan cho trẻ, bao gồm cả bệnh viện công và bệnh viện tư. Là một trong những bệnh viện đi đầu trong ứng dụng phương pháp phẫu thuật cắt amidan cho trẻ bằng dao plasma hiện đại là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma được đánh giá là phương pháp phẫu thuật ưu việt nhất tại thời điểm hiện tại với ưu điểm ít đau, gần như không chảy máu, ít xâm lấn và hồi phục nhanh chóng sau mổ.

Phẫu thuật cắt amidan tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Ưu điểm phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma tại Bệnh viện Thu Cúc:

– Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp phẫu thuật. Cha mẹ cũng được hỗ trợ chọn bác sĩ phẫu thuật cắt amidan cho con nếu cần

– Trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều đạt chuẩn, đảm bảo phẫu thuật an toàn, giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu sau mổ

– Chăm sóc sau mổ chu đáo, trẻ được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tận tình, có chệ độ ăn riêng phù hợp với thể trạng sau mổ

– Bệnh viện áp dụng thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định, tiết kiệm chi phí nhất cho người bệnh

Để đăng kí khám, phẫu thuật cắt amidan hoặc nhận thông tin tư vấn giải đáp trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 55 88 92.

Tại sao phải cắt amidan?
Vấn đề hô hấp:    
+ Amidan to gây cản trở gây tắc nghẽn đường hô hấp trên dẫn đến ngáy, ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ kéo dài, do phải há miệng để thở gây ảnh hưởng đến sự phát triển vùng hàm mặt, gây lệch khớp cắn, hô hàm, mũi tẹt …
+ Tắc nghẽn gây thiếu oxy não, rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên giấc, mơ hoảng, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ, tinh thần và một số bệnh lý rối loạn tâm lý khác…
Vấn đề tiêu hoá:       
+ Amidan to gây cản trở quá trình thức ăn đi từ miệng xuống dạ dày
Vấn đề tai mũi họng:
+ Viêm amidan trở thành nguồn vi khuẩn dẫn đến viêm xoang, viêm tai giữa ở trẻ em. Cắt amidan làm giảm tỉ lệ tái phát nhiễm trùng hô hấp trên và bệnh lý tai giữa, giải quyết triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập của bé.

Độ 1:
Amidan còn nằm trong trụ trước
Độ 2:
Amidan < 50% trung điểm trụ trước và lưỡi gà
Độ 3:
Amidan > 50% vượt quá khỏi trung điểm trụ trước và lưỡi gà
Độ 4:
Amidan chạm vào lưỡi gà

Khi nào bé cần cắt amiđan?
Bé nên cắt amidan khi có các biểu hiện sau:

  • Viêm amidan ít nhất 7 lần trong năm quan, ít nhất 5 lần mỗi năm trong 2 năm qua, ít nhất 3 lần mỗi năm trong 3 năm qua
  • Amiđan to gây cản trở hô hấp trên, nuốt khó, rối loạn giấc ngủ, bệnh tâm phế mạn
  • Amiđan gây biến chứng viêm xoang, viêm khớp, viêm tai
  • Amidan to 1 bên nghi ngờ ác tính

Nên chọn phương pháp phẫu thuật nào phù hợp nhất với bé?
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt amidan , mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và tồn tại những khuyết điểm riêng. Trong đó có 4 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay:

1.Cắt lạnh: bóc tách (kéo, dao, thòng lọng):

  • Vết mổ lành tốt,
  • Ít tổn thương mô xung quanh,
  • Máu chảy khi mổ nhiều,
  • Thời gian mổ kéo dài

2. Cắt bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực:

  • Thời gian phẫu thuật nhanh,
  • Ít mất máu trong lúc mổ,
  • Nhiệt độ tạo ra trong cuộc mổ trung bình 250-350oC gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh, gây bỏng sâu và đau nhiều sau mổ

3. Cắt bằng sóng cao tầng liên tục (coblator):

  • Ít mất máu,
  • Hạn chế tổn thương mô xung quanh,
  • Thời gian mổ ngắn
  • Hậu phẫu mau lành

4. Phương pháp cắt amidan bằng dao plasma (PEAK PlasmaBlade):

  • Rút ngắn thời gian phẫu thuật – hạn chế mất máu trong phẫu thuật
  • Giảm cường độ đau hạn chế sử dụg thuốc an thần/ giảm đau
  • Nhanh chóng hồi phục sinh hoạt và chế độ ăn hằng ngày
  • Giảm các biến chứng sau phẫu thuật

Cả 2 phương pháp Coblator và Peak plasma đều sử dụng công nghệ Plasma . Vậy Plasma là gì?

Plasma là một dạng khí hay dám mây có tính truyền dẫn điện trạo ra khi nguồn năng lượng từ sóng vô tuyến tiếp xúc với mô. Thể plasma tạo nguồn năng lượng xuyên qua mô ở mức năng lượng thấp hơn do đó giúp nhiệt độ phẫu thuật thấp (40-170 o C) giảm các tổn thương nhiệt gây bỏng cho mô.

Hiện tại Khoa TMH BV Nhi Đồng Thành Phố đang áp dụng tất cả các phương pháp cắt amidan kể trên. Thân nhân có thể lựa chọn và quyết định sau khi được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn.

Hình ảnh cắt amidan bằng dao Plasma tại Khoa TMH BV Nhi Đồng Thành Phố

Chế độ chăm sóc sau cắt amiđan
Chế độ ăn uống:
Ngày 1: Sau cắt amidan 3 giờ cho bé uống sữa lạnh
Ngày 2 – ngày 7: Cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mềm (đầy đủ dinh dưỡng, thịt, tôm, cua, cá, trứng, rau củ xay nhuyễn… Bệnh nhi được ăn miến, nui, bún…)
Ngày 7 – ngày 14:  Cho bé ăn thức ăn loãng, nguội, mềm (đầy đủ dinh dưỡng, thịt, tôm, cua, cá, trứng, rau củ xay nhuyễn … Bệnh nhi ăn được miến, nui, cơm nhão…)
Ngày 14: bé ăn uống bình thường
Không cho trẻ uống nước có vị chua như nước cam, chanh, không ăn thực phẩm cứng, cay, có vị chua, vì những thực phẩm này dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ sau mổ.

Sinh hoạt: Sinh hoạt ở nhà không bị giới hạn, tuy nhiên trẻ nên hạn chế tham gia các hoạt động thể thao, cần nhiều sức ít nhất 2 tuần sau mổ

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Video liên quan

Chủ đề