Cao tốc hà nội - bắc giang có cho xe máy đi không

Mặc dù đã được đưa vào khai thác nhưng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang vẫn có hiện tượng xe máy ngang nhiên đi vào đoạn đường cấm. Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài khoảng 45 km, qua địa phận thành phố Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Mặc dù đã đưa vào khai thác nhưng đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh chưa có đường gom nên xe máy vẫn được tham gia giao thông trong làn đường quy định; còn đoạn từ Km 129 tới Km 113 – thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang đã có đường gom nên xe máy không được phép đi trên cao tốc. Trên đoạn đường đã có những biển báo, biển cấm xe máy rất rõ ràng và các biển chỉ dẫn cho xe máy đi vào đường gom. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn “vô tư” điều khiển xe máy trên đoạn đường này. Thời điểm có nhiều xe máy đi vào cao tốc nhất là khoảng thời gian đầu giờ sáng và cuối giờ chiều.

Bạn đang xem: Cao tốc hà nội bắc giang cấm xe máy


Cao tốc hà nội - bắc giang có cho xe máy đi không


Ông Nguyễn Tiến Đ, một người thường xuyên di chuyển từ Hà Nội tới Bắc Giang bằng xe máy cho biết: Vì đoạn đường cao tốc đi qua Bắc Ninh vẫn cho xe máy lưu thông nên cứ tiện đường chạy tới Bắc Giang mà không để ý các biển báo. Còn một số công nhân ở các khu công nghiệp hai bên cao tốc cho rằng đoạn đường gom có chất lượng chưa tốt, nhiều đoạn bị lầy lội nên họ thường đi vào cao tốc cho nhanh.

Xem thêm: Những Bài Hát Mang Âm Hưởng Dân Gian Đương Đại Việt Nam 2020

Mặc dù đã có các biển cấm xe máy rất rõ ràng nhưng các chủ phương tiện vẫn cố tình lưu thông trên đoạn cao tốc này. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN. Tuy chưa xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng nhưng tình trạng này vẫn dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu, trong đó rõ rệt nhất là tốc độ của các xe ô tô lưu thông trên cao tốc bị giảm xuống rất nhiều. Theo anh Lã Ngọc S, người thường đi ô tô từ Hà Nội tới các tỉnh Đông Bắc, đoạn đường cho phép đi tới 100 km/h nhưng rất ít khi anh đạt được tốc độ này. Nguyên nhân là do thường xuyên phải nhường đường, tránh né xe máy. Còn anh Đặng Trung T cho biết, buổi tối và đêm di chuyển trên cao tốc rất nguy hiểm do ô tô đi với tốc độ cao thường xuyên phải phanh gấp vì gặp xe máy đi sai làn, thậm chí còn không bật đèn. Tình trạng trên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các trường hợp xe máy đi trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.Theo Nghị định 46/CP, mức phạt đối với mô tô, xe máy đi vào đường cao tốc là từ 500.000 - 1 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.

Mặc dù đã được đưa vào khai thác nhưng cao tốc Hà Nội - Bắc Giang vẫn có hiện tượng xe máy ngang nhiên đi vào đoạn đường cấm. Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài khoảng 45 km, qua địa phận thành phố Hà Nội và 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Mặc dù đã đưa vào khai thác nhưng đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh chưa có đường gom nên xe máy vẫn được tham gia giao thông trong làn đường quy định; còn đoạn từ Km 129 tới Km 113 – thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang đã có đường gom nên xe máy không được phép đi trên cao tốc. Trên đoạn đường đã có những biển báo, biển cấm xe máy rất rõ ràng và các biển chỉ dẫn cho xe máy đi vào đường gom. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn “vô tư” điều khiển xe máy trên đoạn đường này. Thời điểm có nhiều xe máy đi vào cao tốc nhất là khoảng thời gian đầu giờ sáng và cuối giờ chiều.

Bạn đang xem: Cao tốc hà nội bắc giang cấm xe máy


Cao tốc hà nội - bắc giang có cho xe máy đi không


Ông Nguyễn Tiến Đ, một người thường xuyên di chuyển từ Hà Nội tới Bắc Giang bằng xe máy cho biết: Vì đoạn đường cao tốc đi qua Bắc Ninh vẫn cho xe máy lưu thông nên cứ tiện đường chạy tới Bắc Giang mà không để ý các biển báo. Còn một số công nhân ở các khu công nghiệp hai bên cao tốc cho rằng đoạn đường gom có chất lượng chưa tốt, nhiều đoạn bị lầy lội nên họ thường đi vào cao tốc cho nhanh.

Xem thêm: Lịch Nghỉ Lễ Hùng Vương 2019, Lịch Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương Và Nghỉ 30/4

Mặc dù đã có các biển cấm xe máy rất rõ ràng nhưng các chủ phương tiện vẫn cố tình lưu thông trên đoạn cao tốc này. Ảnh: Tùng Lâm – TTXVN. Tuy chưa xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng nhưng tình trạng này vẫn dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu, trong đó rõ rệt nhất là tốc độ của các xe ô tô lưu thông trên cao tốc bị giảm xuống rất nhiều. Theo anh Lã Ngọc S, người thường đi ô tô từ Hà Nội tới các tỉnh Đông Bắc, đoạn đường cho phép đi tới 100 km/h nhưng rất ít khi anh đạt được tốc độ này. Nguyên nhân là do thường xuyên phải nhường đường, tránh né xe máy. Còn anh Đặng Trung T cho biết, buổi tối và đêm di chuyển trên cao tốc rất nguy hiểm do ô tô đi với tốc độ cao thường xuyên phải phanh gấp vì gặp xe máy đi sai làn, thậm chí còn không bật đèn. Tình trạng trên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm các trường hợp xe máy đi trên cao tốc Hà Nội – Bắc Giang để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.Theo Nghị định 46/CP, mức phạt đối với mô tô, xe máy đi vào đường cao tốc là từ 500.000 - 1 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày.

ANTD.VN - Trên tuyến đường Vành đai 3 đoạn từ cầu Thanh Trì đến tuyến cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang chưa có đường gom dành cho các phương tiện xe máy lưu thông.

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản đề xuất Bộ GTVT sớm xử lý bất cập tổ chức giao thông trên tuyến đường Vành đai 3 và cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Theo đó, văn bản do Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện ký, nêu rõ, hiện nay, trên tuyến đường Vành đai 3 đoạn từ cầu Thanh Trì đến tuyến cao tốc BOT Hà Nội - Bắc Giang chưa có đường gom dành cho các phương tiện xe máy lưu thông.

Do vậy, để giải quyết bất cập trên, đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo đơn vị quản lý BOT tuyến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, trước mắt điều chỉnh tổ chức giao thông bố trí làn xe máy lưu thông để đảm bảo ATGT cho các phương tiện xe máy.

Về lâu dài, sớm đầu tư đồng bộ hệ thống đường gom hai bên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang.

Cao tốc hà nội - bắc giang có cho xe máy đi không

Đoạn từ Vành đai 3 trên cao đến cao tốc Hà Nội- Bắc Giang không có đường gom dành cho xe máy

Cũng tại văn bản này, Sở GTVT Hà Nội đề xuất Bộ GTVT sớm xây dựng lộ trình kiểm định khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy để triển khai, từ đó giảm phương tiện cũ, giảm ô nhiễm môi trường, góp phần hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Cùng đó, xây dựng phần mềm quản lý thông tin báo cáo hợp đồng vận chuyển hành khách trước mỗi chuyến đi đối với xe hợp đồng bằng phần mềm đăng ký thống nhất trên cả nước để các cơ quan, đơn vị có thể kiểm tra trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.

Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến các tính năng tự cảnh báo khi xe vi phạm trong phần mềm quản lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình để các cơ quan chức năng có thể xử lý vi phạm trực tiếp.

Sớm nghiên cứu, xây dựng phần mềm tra cứu, quản lý lái xe trực tuyến trên toàn quốc, giúp các đơn vị vận tải sử dụng lao động tra cứu, tuyển dụng, cập nhật dữ liệu cảnh báo sức khoẻ lái xe,... giúp cơ quan y tế tại địa phương kiểm tra, giám sát, giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.

Cao tốc hà nội - bắc giang có cho xe máy đi không
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tại Nguyễn Văn Thể tại phiên làm việc ngày 9/11, đại biểu Leo Thị Lịch (Bắc Giang) nhắc lại câu hỏi bà đặt cho Bộ trưởng từ đầu nhiệm kỳ về vấn đề đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhưng không phải là cao tốc.

“Đoạn Hà Nội - Bắc Ninh không có đường gom, xe máy phải đi chung với xe ô tô trên đường cao tốc, các cầu Như Nguyệt, cầu Xương Giang bị thắt nút cổ chai, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất lớn”, bà Lịch dẫn chứng.

Theo nữ đại biểu tỉnh Bắc Giang, Bộ trưởng đã hứa giải quyết, nhưng qua giám sát, đến nay vẫn không có gì thay đổi.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án nâng cấp đường từ Hà Nội đến Bắc Giang là dự án mở rộng quốc lộ hiện hữu để nâng cấp, mở rộng phục vụ tốt hơn và đã hoàn thành năm 2016.

Năm 2016, Bộ Giao thông vận tải cùng với nhà đầu tư dự kiến chỉ lưu thông ôtô trên tuyến đường này, còn xe 2 bánh thì sẽ tận dụng các con đường hiện hữu để đi lại. Khi khánh thành và đưa vào sử dụng, nhu cầu của người dân đi trên tuyến đường này rất lớn, tuy nhiên, đường gom chưa hoàn chỉnh.

“Sau khi được phản ánh của đại biểu Leo Thị Lịch, ngày 15/7/2019, chúng tôi đã tổ chức họp lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Giang cùng với nhà đầu tư và các cơ quan có chức năng. Sau khi rà soát, chúng tôi xác định tuyến đường này không đảm bảo tiêu chuẩn của đường cao tốc, không đảm bảo an toàn nếu chúng ta vận hành đường cao tốc và đưa ra giải pháp thống nhất”, Bộ trưởng Thể cho biết.

Theo ông Thể, giải pháp đã được triển khai, bao gồm kiểm tra lại toàn bộ các biển báo trên tuyến đường này và thay thế toàn bộ các biển báo có chữ cao tốc trở thành là tuyến Hà Nội - Bắc Giang. “Như vậy, tuyến đường này hiện nay đang quản lý là như một quốc lộ”, Bộ trưởng Thể nêu rõ.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cùng với các địa phương đã tập trung công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công các đường gom.

Sau khi khảo sát, có 43 km đường gom cần phải nâng cấp và thực hiện, trong đó tận dụng một số tuyến đường hiện hữu đã có là khoảng 21 km, còn lại 22 km phải giải phóng mặt bằng, đầu tư.

“Đến thời điểm này chúng tôi đã được bàn giao mặt bằng là khoảng 16 km và nhà đầu tư cũng đã hoàn chỉnh đường gom khoảng 14 km. Còn lại khoảng hơn 7 km, Bộ Giao thông vận tải cùng với nhà đầu tư và các địa phương hiện nay cũng đang tập trung”, người đứng đầu ngành giao thông cho biết.

Ông khẳng định, quan điểm của Bộ là phải làm đường gom của xe hai bánh, đặc biệt là những đoạn ở Bắc Giang hiện đã cơ bản hoàn chỉnh đường gom thì tiến hành cắm biển báo là không cấm xe 2 bánh đi trên đường này, như vậy là xe 2 bánh chỉ đi đường gom. Sau khi hoàn thành toàn bộ hệ thống đường gom thì sẽ có điều chỉnh quản lý mới.

Về 2 cây cầu lớn là cầu Như Nguyệt và cầu Xương Giang, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, 2 cây cầu này chỉ có 2 làn xe, trong khi đường có tới 4 làn xe.

“Chúng tôi đang thu xếp vốn ODA của Nhật Bản để trong nhiệm kỳ tới sẽ đầu tư nâng cấp. Khi đủ các điều kiện thì sẽ công bố lại đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang”, ông Thể cho hay.

Kỳ Thành
baodautu.vn