Cách xác định hệ số nở rời của đất

Sài gòn 30/11/2021 thân chào các bạn!

Chúc các bạn một ngày học tập và làm việc hiệu quả.

Tôi là Mai Bá Nhẫn, chủ đề hôm nay tôi muốn chia sẻ cho các bạn kỹ sư, các em sinh viên là: Khi nào thì được áp dụng hệ số nở rời của đất?

---

>>> Đăng ký học Revit, Ms. Project, Thanh quyết toán

>>> Đăng ký học BIM 5D Cubicost

>>> Thuê dịch vụ làm dự toán

---

1. Các khái niệm liên quan

- Đất nguyên thổ là gì?

Là đất tự nhiên có từ khi hình thành chưa bị đào xới, hay còn gọi là đất tại chỗ.

- Đất khai thác là gì? 

Là đất đã được đào lên hoặc nổ mìn tập kết thành đống.

- Đất đắp là gì? 

Là đất lấy từ nguồn bên ngoài để đắp thêm, hay còn gọi là đất mượn.

- Hệ số đầm chặt của đất là gì? (Gọi tắt là K)

Là tỷ số giữa khối lượng thể tích khô của vật liệu đó khi đầm nén tại hiện trường và khối lượng thể tích khô khi đầm nén trong phòng thí nghiệm. Cụ thể như sau: K=0,85; K=0,90; K=0,95; K=0,98

- Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp là gì? (Gọi tắt là K1)

Hay còn gọi là hệ số chuyển đổi từ đất nguyên thổ sang đất đầm nén. Hiểu một cách đơn giản là để đắp 1m3 đất đạt độ chặt K thì bạn phải đào đất nguyên thổ từ nơi khác là hơn 1 m3. Cụ thể tương ứng với các độ chặt của đất đắp, sẽ có các hệ số chuyển đổi từ đất đào như sau:

Cách xác định hệ số nở rời của đất

Cách xác định hệ số nở rời của đất

- Hệ số nở rời của đất là gì? (Gọi tắt là K2)

Hay còn được gọi là hệ số tơi xốp của đất hay hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang đất tơi. Đây là hệ số được sử dụng nhiều trong công tác san lấp, đắp nền đường. Hiểu đơn giản 1 m3 đất nguyên thổ khi đào lên hoặc nổ mìn sẽ nở rời ra có thể tích hơn 1 m3. Cụ thể theo TCVN 4447/2012 về công tác đất có quy định các hệ số như sau:

Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi

Bảng C.1 - Hệ số chuyển thể tích từ đất tự nhiên sang đất tơi (hệ số tơi Xốp của cát)

Cách xác định hệ số nở rời của đất


2. Các trường hợp áp dụng

- Trường hợp 1: Đào đất hố móng, tận dụng đất đào để đắp trả và vận chuyển đất thừa đi đổ (không tốn chi phí để khai thác đất hoặc mua đất).

+ Khối lượng của công tác đào được tính theo thể tích hình học đất nguyên thổ tại nơi đào.

+ Khối lượng của công tác đắp = Thể tích đào - Thể tích chiếm chỗ sau khi thi công xong

+ Khối lượng của công tác vận chuyển đất thừa đi đổ = Thể tích đào - Thể tích đắp.

* Lưu ý:

Căn cứ TT12/2021/TT-BXD về việc ban hành định mức:

- Định mức công tác đào đắp đất, đá, cát được quy định cho 1m3 đào đắp hoàn chỉnh nghiệm thu. Hiểu một cách đơn giản là khi tính khối lượng của công tác đào đắp đất, cát, đá thì tính đúng theo thể tích đo từ bản vẽ cần đào đắp, trong định mức đã bao gồm toàn bộ các hao phí VL, NC, MTC cần thiết để hoàn thành công việc này tương ứng với từng độ chặt khi đầm nén.

- Định mức vận chuyển đất bằng ôtô tự đổ tính cho 1m3 đất nguyên thổ đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất.

- Trường hợp 2: Đào đất nguyên thổ từ nơi khác đắp hố móng, nền đường, kênh mương, san lấp (khai thác đất).

Khối lượng đất nguyên thổ cần đào để đắp = Thể tích hố cần đắp x hệ số K1

Trong đó hệ số K1 tra ở bảng 2.1 và bảng Phụ lục 3 bên trên.

Ví dụ: Cần đắp đất cho một cái hố có thể tích là 1 m3, đầm chặt K = 0,98, thì phải đào 1,16 m3 đất nguyên thổ từ nơi khác vận chuyển đến để đắp.

- Trường hợp 3: Mua đất đã được khai thác thành đống, đắp hố móng, nền đường, kênh mương, san lấp.

Khối lượng đất cần mua để đắp = Thể tích hố cần đắp x hệ số K1 x hệ số K2

Trong đó hệ số K1 tra ở bảng 2.1 và hệ số K2 tra ở bảng C.1 bên trên

Ví dụ: Cần đắp đất cho một cái hố có thể tích là 1 m3, đầm chặt K = 0,98, thì phải mua từ nơi khác vận chuyển đến để đắp với khối lượng từ 1,16 x 1,14  đến 1,16 x 1,5 (m3) tùy từng loại đất.

- Trường hợp 4: Khác

Trong quá trình làm việc thực tế, nếu còn phát sinh trường hợp nào nữa, xin mời bạn đọc để lại bên dưới comment để được trao đổi học tập. Chân thành cảm ơn!

Biên soạn: Ths Mai Bá Nhẫn

Góp ý zalo 0913 009 112

Xem video phân tích kỹ hơn bên dưới:


---

>>>ĐĂNG KÝ HỌC DỰ TOÁN<<<

Hotline: 0913 009 112 (Mr. Nhẫn) hoặc 0982.500.139 (Ms. Kim Búp)

---

Từ khóa:

hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất hệ số nở rời của đất 

[/tintuc]

Thứ tư,28/11/2007 00:00

Cách xác định hệ số nở rời của đất
Từ viết tắt
Cách xác định hệ số nở rời của đất
Cách xác định hệ số nở rời của đất
Xem với cỡ chữ

Ngày 27/11, Bộ Xây dựng đã có công văn 245/BXD-KTTC gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc xác định hệ số chuyển đổi đất rời dùng để đắp nền đường công trình.

Công tác đắp đất nền đường đã được qui định trong hệ thống định mức hiện hành của Nhà nước Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng được công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng. Trường hợp đào đất để đắp thì khối lượng đất đào bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp. Trường hợp mua đất rời để đắp nền đường thì khối lượng đất rời dùng để đắp được xác định căn cứ vào khối lượng đất đo tại nơi đắp nhân với hệ số tơi xốp của đất bằng khối lượng thể tích khô của đất theo yêu cầu thiết kế chia cho khối lượng thể tích khô xốp ngoài hiện trường. Căn cứ vào tính chất cơ lý của từng loại đất để đắp và yêu cầu kỹ thuật của công trình, chủ đầu tư cùng tổ chức tư vấn thí nghiệm theo tiêu chuẩn, xác định hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp và hệ số tơi xốp của đất để áp dụng cho phù hợp với công trình.

Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư. Vì vậy, trên cơ sở kết quả thí nghiệm đã được tổ chức tư vấn thực hiện và Ban quản lý dự án Thăng Long thống nhất về hệ số tơi xốp nói trên, đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định các hệ số nêu trên để áp dụng cho công trình.


Trung Tâm Tin học

Toàn văn công văn 245/BXD-KTTC