Cách vẽ biểu đồ Pareto quan trị chất lượng

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Trong hoạt động sản xuất của một nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp việc kiểm soát các sản phẩm bị hư hỏng là điều vô cùng cần thiết. Để có thể kiểm soát dễ dàng người ta sử dụng biểu đồ Pareto. Chính vì thế hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng, ý nghĩa và cách vẽ biểu đồ nhanh chóng dễ hiểu.

Biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng

Biểu đồ Pareto đó là một dạng biểu đồ thể hiện rõ nguyên nhân của vấn đề đang mắc phải theo thứ tự từ nghiêm trọng đến đơn giản một cách trực quan nhất. Từ đó chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được nguyên nhân nghiêm trọng nhất và có được phương pháp giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.

Ý nghĩa của biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng

Khi đối mặt với vấn đề nhiều nguyên nhân, lý do tác động thì biểu đồ Pareto sẽ thể hiện được hết ưu điểm của mình và sẽ sắp xếp mức độ nghiêm trọng đó từ cao nhất đến thấp nhất để bạn có thể kịp thời khắc phục.

Nhờ vào sự giúp đỡ của biểu đồ Pareto mà bạn có thể tập trung nguồn lực để tạo ra sự thay đổi nhằm cải thiện, cải tiến sản phẩm để đạt được kết quả mong muốn. Đồng thời nếu không có biểu đồ Pareto thì chúng ta sẽ khó nắm được nguyên nhân chủ yếu, quan trọng nhất mà sẽ sa vào những nguyên nhân khác không đáng kể từ đó không đạt được hiệu quả cao.

Là công cụ hữu ích để cho các lãnh đạo, chỉ đạo dự án và những thành viên có liên quan biết được nên tập trung nguồn lực, tài chính vào vấn đề nào và nên ưu tiên vấn đề nào trước để dự án thực hiện được suôn sẻ. Từ đó sẽ có các chiến lược, kế hoạch cụ thể, kịp thời để cải thiện cho dự án cải tiến được tốt nhất.

Phương pháp vẽ biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng

Với những ý nghĩa, vai trò lợi ích như thế thì nắm rõ cách vẽ biểu đồ Pareto là điều cần thiết. Để có thể vẽ được một biểu đồ Pareto hoàn chỉnh thì cần 8 bước phổ biến như sau:

Bước 1: Tìm và phân loại các nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng

Bước 2: Thời hạn để tóm tắt biểu thị biểu đồ Pareto

Bước 3: Thu thập thông tin từ các nguyên nhân đã phân loại ở bước 1

Bước 4: Chú thích tỷ lệ đã sử dụng để lập biểu đồ

Bước 5: Lập biểu đồ theo trình tự đã xác định

Bước 6: Đánh dấu lại các điểm lũy tích từ đó nối thành đường để thể hiện sự thay đổi

Bước 7: Ghi rõ thông tin, dữ liệu trong biểu đồ được lấy từ đâu và viết tên của biểu đồ

Bước 8: Chú thích các vấn đề tương ứng với các cột trong biểu đồ

Đối với mỗi bước thì sẽ có vai trò và ý nghĩa khác nhau thế nên chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn.

Bước 1: Tìm và phân loại các nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng

Trong bước này khi tìm được các nguyên nhân thì phải phân loại các nguyên nhân đó ra để phân tích tại sao dẫn đến nguyên nhân như thế. Nếu đã lập xong biểu đồ mà vẫn không tìm được nguyên nhân chủ yếu, nghiêm trọng nhất thì người lập biểu đồ cần phải thay đổi phương pháp phân loại để tìm ra được nguyên nhân cần tìm. Thông thường người ta sẽ dựa trên nội dung dấu hiệu của các sản phẩm lỗi, bị hỏng, phân loại theo vị trí phát sinh lỗi trong dây chuyền sản xuất, phân loại theo thời điểm xảy ra lỗi, trong bước sản xuất nào, nguyên liệu có đảm bảo hay không, máy móc vận hành có ổn định không,…

Bước 2: Thời hạn để tóm tắt biểu thị biểu đồ Pareto

Thời hạn được chọn thoải mái theo yêu cầu của cấp trên.

Bước 3: Thu thập thông tin từ các nguyên nhân đã phân loại ở bước 1

Ở bước này, người thực hiện sẽ tính toán số các lỗi xảy ra và thực hiện phép toán lũy tích.

Bước 4: Chú thích tỷ lệ đã sử dụng để lập biểu đồ

Khi chú thích tỷ lệ thì cần chú ý là ghi vào trục hoành của biểu đồ và các giá trị lớn ghi trước còn các giá trị nhỏ hơn ghi sau. Thông thường biểu đồ Pareto người ta thường biểu diễn khoảng 10 lỗi để dễ so sánh.

Đồng thời khi lập biểu đồ thì chiều dài của các trục cần tương đối bằng nhau để trình bày được đẹp mắt, dễ hiểu. Một chú ý khác là với trục tung đơn vị có thể chọn là thời gian, số tiền hoặc là số lần xảy ra lỗi đó.

Bước 5: Lập biểu đồ theo trình tự đã xác định

Lập biểu đồ theo theo trình từ đã xác định đó chính là vẽ các cột từ lớn đến bé. Cột nào lớn nhất vẽ trước rồi dần dần đến các cột nhỏ hơn.

Để xác định cột lớn người ta dựa vào tần suất xảy ra lỗi và ảnh hưởng nhiều đến kinh phí sản xuất sản phẩm.

Bước 6: Đánh dấu lại các điểm lũy tích từ đó nối thành đường để thể hiện sự thay đổi

Đường nối từ các điểm lũy tích được gọi là đường lũy tích. Nhìn vào đường này người xem sẽ đánh giá được toàn bộ biểu đồ Pareto đang thể hiện. Lưu ý rằng điểm cuối cùng của đường lũy tích phải nằm ở mốc 100%.

Còn bước 7 và bước 8 thì người lập biểu đồ chỉ cần ghi nốt các thông tin còn lại để hoàn thiện biểu đồ.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về biểu đồ Pareto trong quản trị chất lượng. Đồng thời đó là ý nghĩa và cách để lập biểu đồ Pareto nhanh chóng, chính xác. Chúc các bạn áp dụng thành công.

biểu đồ pareto, quản trị chất lượng

Phần 1: Cách vẽ Khi nào cần dùng biểu đồ Pareto

Trong nhà máy sản xuất, khi số lượng phế phẩm hay hiện tượng sản phẩm không đạt quá nhiều, không biết lấy sự cố nào để giải quyết trước, dùng biểu đồ Pareto để phân rõ phần trăm từng loại lỗi phế phẩm, xác định loại lỗi nào cần ưu tiên giải quyết trước. Biểu đồ Pareto là biểu đồ rất tiện lợi dùng để phát hiện một cách chính xác, khách quan vấn đề quan trọng nhất, quyết định các hoạt động cải tiến.

Cách lập biểu đồ Pareto Trình tự lập biểu đồ Pareto được chia thành 8 bước lớn:

  • Bước 1: Phân loại các lỗi tạo thành phế phẩm hay phân loại các hiện tượng không đạt chất lượng
  • Bước 2: Quyết định kỳ hạn tóm tắt thành biểu đồ Pareto
  • Bước 3: Lấy dữ liệu theo các loại lỗi đã phân loại
  • Bước 4: Ghi tỷ lệ vào giấy dùng vẽ biểu đồ
  • Bước 5: Vẽ biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn của dữ liệu
  • Bước 6: Chấm điểm các giá trị lũy tích, nối các điểm thành đường
  • Bước 7: Ghi nguồn gốc dữ liệu, tên biểu đồ Bước 8: Ghi những vấn đề đọc được từ biểu đồ Pareto.

Bước 1: Phân loại các lỗi tạo thành phế phẩm hay phân loại các hiện tượng không đạt chất lượng Phân loại các lỗi cho phù hợp với mục đích điều tra lỗi. Có thể thay đổi cách phân loại khác nhau: trong trường hợp đã vẽ xong biểu đồ Pareto nhưng không thể tìm thấy được yếu tố nào nổi bật thì phải thay đổi cách phân loại. Cách phân loại thường dùng là theo nội dung hiện tượng phế phẩm, phân biệt theo nơi phát sinh, thời gian phát sinh, đặctính, máy móc, công đoạn, phươn gphaps thao tác, nguyên liệu v.v..

Bước 2: Quyết định kỳ hạn tóm tắt thành biểu đồ Pareto

Kỳ hạn chọn có thể là một ngày, một tuần, một tháng, một năm.

Bước 3: Lấy dữ liệu theo các loại lỗi đã phân loại

Tính số  lỗi và  tính tỷ lệ lũy tích Ví dụ:

Tính số lượng tích lũy và tỷ lệ tích lũy:

  • Tỷ lệ lỗi 1: = 14 lỗi/31 lỗi = 45% Tỷ lệ lỗi 1 và 2: = (14+8)/31 = 71%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2 và 3: = (14+8+3)/31 = 81% Tỷ lệ lỗi 1,2,3 và 4: = (14+8+3+2)/31 = 87%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4 và 5: = (14+8+3+2+2)/31 = 94%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4,5 và 6: = (14+8+3+2+2+1)/31 = 97%
  • Tỷ lệ lỗi 1,2,3,4,6 và 7: = (14+8+3+2+2+1+1)/31 = 100%

Bước 4: Ghi tỷ lệ vào giấy dùng vẽ biểu đồ Vẽ vào giấy theo trục hoành, tỷ lệ các yếu tố có giá trị lớn trước (không để khoảng cách giữa các cột ghi tên lỗi), thường lấy từ 5 đến 10 lỗi để phân loại. Nên vẽ chiều dài trục tung và trục hoành gần bằng nhau. Đối với trục tung, thường chọn đơn vị là thời gian hoặc số lần phát sinh. Tuy nhiên, nếu số lần phát sinh nhiều giá trị sản phẩm lỗi thấp thì có giải quyết được lỗi cũng không đạt hiệu quả cao. Do đó, có thể chọn đơn vị là số tiền.

Bước 5: Vẽ biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn của dữ liệu Sau khi vẽ xong các lỗi có dữ liệu đã tổng kết,thứ tự từ trái sang phải tương ứng với các lỗi nhiều dữ liệu (nhiều lỗi hoặc tốn nhiều chi phí).

Bước 6: Chấm điểm các giá trị tích lũy và nối thành đường. Chấm các điểm của giá trị tích lũy và nối thành đường, gọi là đường cong tích lũy. Sau khi vẽ tỷ lệ vào trục tung bên phải, điểm cuối cùng của đường cong này phải ở mức 100%.

Bước 7: Ghi nguồn gốc dữ liệu, tên biểu đồ

Bước 8: Ghi những điểm đọc được từ biểu đồ Pareto

Ví dụ: để giảm số lỗi trong tháng 7, trước tiên phải giải quyết lỗi “Có vết bẩn”… (Xem phần 2: Cách sử dụng biểu đồ Pareto trong quản lý sản xuất)

Văn phòng NSCL

Video liên quan

Chủ đề