Cách trồng khoai tây từ củ

  • Trang chủ
  • Nhà đẹp

Khoai tây mọc mầm chớ vội vứt đi, để lại vùi vào đất sẽ thấy điều bất ngờ

Khoai tây thường được trồng bằng củ khi đã lên mầm được 2- 3 cm. Khi trồng, vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10 – 15cm và phủ một lớp đất khoảng 2 – 3 cm kín các mầm cây.

Khoai tây phát triển rất dễ dàng, thậm chí trong những không gian nhỏ và các loại chậu/thùng… Hơn nữa, bạn có thể biến chế biến vô số món ăn với khoai tây, từ những món salad cho đến món ăn vặt.

Khoai tây cần một nơi đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ ẩm thích hợp. Năng suất của khoai tây có thể cải thiện nhờ các chất hữu cơ phân hủy, ví dụ như phân vườn.

Khoai tây thường được trồng bằng củ khi đã lên mầm được 2- 3 cm. Khi trồng, vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10 – 15cm và phủ một lớp đất khoảng 2 – 3 cm kín các mầm cây. Tạo khoảng cách rộng rãi để cây phát triển được thoải mái. Ngoài ra, phải luôn giữ cho cây đủ nước, tuy nhỏ nhưng có thường xuyên và tiếp thêm đất khi cần thiết.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Thúc củ lên mầm.

Đặt các củ khoai tây giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát, tạo điều kiện cho chúng nảy mầm.

Khi củ lên mầm dài 2 - 3 cm đem đi trồng.

Bước 2: Trồng khoai tây trong chậu/thùng to

- Tạo các lỗ thoát nước cho chậu/thùng dùng để trồng cây.

- Đổ đất hữu cơ đầy 1/3 thùng. Đặt khoảng 4 - 5 củ khoai giống lên bề mặt đất, hướng các mầm lên trên. Phủ một lớp phân bón hữu cơ khoảng 15 cm bên trên và tưới nước.

Cách trồng khoai tây từ củ

Bước 3: Đổ thêm đất lên cây khoai tây khi chúng lớn

Thêm phân hữu cơ xung quanh các cây trong chậu khi chúng lớn cho đến khi đầy thùng. Bước này được gọi là “tiếp đất”, thúc đẩy cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống trọi với sương và lạnh.

Cách trồng khoai tây từ củ

Bước 4: Tưới nước thường xuyên

Khi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt.

Tươi nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô.

Cách trồng khoai tây từ củ

Bước 5: Thu hoạch

Thời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.

Rỡ các cây bằng tay hoặc xẻng rồi đổ toàn bộ đất trong thùng ra, gom các củ khoai giống lại.

Bạn có thể mua củ giống về trồng tại nhà. Trên mỗi túi khoai giống thường ghi vụ sớm (earliest), chính vụ (mid-season) và trái vụ (late), tùy thuộc vào thời gian thu hoạch của khoai.

Đối với vụ sớm, phủ một lớp ni-lông lên khu vực đất trồng hoặc chậu để làm ấm đất. Cách này cũng giúp độ ẩm cho đất và ngăn chặn cỏ dại.

Cách trồng khoai tây từ củ

Thời gian trồng các loại khoai tây giống khác nhau như sau:

- Vụ sớm (Earliest) bắt đầu sau khi kết thúc thời gian sương mù của mùa xuân.

- Chính vụ (Mid-season) bắt đầu vào giữa mùa xuân

- Trái vụ (Late) bắt đầu vào cuối mùa xuân.

Vụ khoai tây sớm thường cho thu hoạch vào đầu mùa hè. Trước khi thu hoạch, bạn có thể cào một ít đất để xem củ khoai đã đủ lớn hay chưa. Chính vụ sẽ sẵn sàng thu hoạch vào giữa mùa hè và trái vụ thu hoạch bắt đầu từ cuối mùa hè sang mùa thu.

Cách trồng khoai tây từ củ

Cùng tham khảo 8 loại rau thơm trồng ngay được trong bếp nhà bạn, vừa an toàn, tiết kiệm, lại khiến căn bếp xanh tươi đầy sức sống.

Theo Lê Lê (T/h)

Nguồn: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Cây khoai tây là cây lưu niên thân thảo phát triển khoảng 60 cm chiều cao, cây chết sau khi ra hoa. Khoai tây được xếp vào nhóm cây vụ đông ưa lạnh. Loại cây này vừa dễ trồng, ít công chăm sóc, thích nghi với nhiều loại khí hậu lại phát triển rất dễ dàng trong những không gian nhỏ như các loại chậu, thùng. Hơn nữa, bạn có thể biến chế biến vô số món ăn tuyệt vời với khoai tây như salad, khoai tây chiên, soup. 

Các bước thực hiện:

Chuẩn bị:

- Đất trồng: Chọn loại đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thoát nước và giữ ẩm tốt.

- Củ giống hoặc hạt giống: Củ giống phải có khối lượng ít nhất 50gram trở lên, đường kính củ >4,5cm. Khoai tây có thể trồng nguyên cả củ hoặc trồng bằng miếng bổ, nhiều nơi bà con nông dân trồng khoai tây bằng miếng bổ để tiết kiệm củ giống, giảm chi phí đầu tư ban đầu.

Theo cách làm đơn giản truyền thống thì sau khi bổ cần chấm xi măng khô để củ giống không bị thối nếu sau khi trồng gặp mưa. Củ khoai tây cần điều kiện bảo quản cao, nó dễ bị nấm mốc khiến thối củ. Ngược lại, hạt khoai tây có thể lưu trữ trong nhiều năm mà không bị hỏng. Vậy nên nếu bạn không phải là nông dân thực thụ thì hãy trồng bằng hạt hoặc cả củ nhé.

Cách trồng khoai tây từ củ

Củ giống khoai tây.

- Chậu trồng: Chậu, xô hoặc thùng sơn.

- Khoai tây cần một nơi đủ ánh sáng, thoáng mát với đất trồng giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ ẩm thích hợp.

Giai đoạn 1: Thúc củ lên mầm

Bạn đặt các củ khoai tây giống vào một chiếc khay, để ở nơi thoáng mát tạo điều kiện cho chúng nảy mầm. Nếu muốn cây nẩy mầm nhanh bạn nhớ lưu ý là nơi đặt chúng phải thoáng mát, hoặc bạn có thể vùi trong cát ẩm để kích thích quá trình nảy mầm nhanh. Khi củ nảy mầm được khoảng từ 2-3cm thì bạn có thể đem đi trồng.

Bạn lưu ý giai đoạn này tuyệt đối không được tưới nước lên khoai. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phân. Khi khoai lên mầm hơi nhú là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trồng nhé. 

Cách trồng khoai tây từ củ

 Củ nẩy mầm.

Giai đoạn 2: Trồng khoai tây vào chậu

Với các loại chậu làm từ xô hoặc vỏ thùng sơn bạn cần tạo các lỗ thoát nước cho chậu trước khi trồng cây. Khi mầm được 2- 3 cm bạn đem trồng vào chậu bằng cách vùi sâu củ khoai tây giống vào đất từ 10 – 15cm và phủ một lớp đất khoảng 2 – 3 cm kín các mầm cây. Tạo khoảng cách rộng rãi để cây phát triển được thoải mái. Khoảng cách với củ bình thường là 1m2 trồng 5-6 củ, cách nhau 25-30 cm.


 Cây khoai tây khi nảy mầm khoảng10-15cm.

Giai đoạn này bạn cần lưu ý giữ cho đất đủ ẩm thì sau khi trồng 10 - 15 ngày khoai tây sẽ mọc đều.

Giai đoạn 3: Chăm sóc

Khi cây khoai tây lớn, um tùm lá và phát triển củ cần nhiều nước để tạo ra một vụ thu hoạch tốt. Bạn nên tưới nước cho các chậu khoai tây thường xuyên và không bao giờ để chúng bị khô. Khí hậu mát mẻ và ẩm ướt là điều kiện đủ cho rễ cây hút nước từ đất để tạo thành tinh bột trong củ. 

Giai đoạn 4: Trưởng thành và thu hoạch

Khi cây đã trưởng thành cao khoảng 50-60cm, bạn thêm phân hữu cơ xung quanh các cây trong chậu để thúc đẩy cây hình thành nhiều củ hơn và có sức chống trọi với sương và lạnh.

Cây trưởng thành có ra hoa và quả. Thời điểm cây ra hoa là chúng đã sẵn sàng để bạn thu hoạch hoặc khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được nhé. Hoa khoai Tây có màu trắng, hồng, đỏ, xanh, hoặc màu tím, nhụy hoa màu vàng. Khoai tây được thụ phấn chủ yếu bởi côn trùng, ong vò vẽ mang phấn hoa từ cây này đến cây khác. Sau khi khoai tây ra hoa, một số giống cho ra quả màu xanh lá cây giống màu xanh trái cây cà chua anh đào, có thể chứa 300 hạt. Quả khoai tây có chứa một lượng lớn các chất độc alkaloid, solanine nên không dùng để ăn được nhé.

Vụ khoai tây sớm thường cho thu hoạch vào đầu mùa hè. Trước khi thu hoạch, bạn có thể cào một ít đất để xem củ khoai đã đủ lớn hay chưa. Chính vụ sẽ sẵn sàng thu hoạch vào giữa mùa hè và trái vụ thu hoạch bắt đầu từ cuối mùa hè sang mùa thu. 

Giờ thì thu hoạch nào, bạn chỉ cần đổ toàn bộ đất trong thùng ra và gom nhặt thành quả của mình thôi. Lưu ý nhỏ trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần bạn không tưới nước để cho đất khô ráo nhé.

Cách trồng khoai tây từ củ

Cách trồng khoai tây từ củ

Thu hoạch khoai tây.

Bạn đã mê chưa nào, cùng tự trồng khoai tây theo phong cách của riêng mình nhé! Ngoài ra cây khoai tây xanh lá, nó cũng góp phần làm đẹp cho khu vườn tại gia của bạn. 

Cách trồng khoai tây từ củ