Cách treo nỏ trong nhà

TPO - Theo các chuyên gia phong thủy, lựa chọn vị trí và hướng treo đồng hồ cũng cần phải tuân theo nguyên tắc nhất định trong phong thủy, có như vậy thì gia đình bạn mới êm ấm, bình an, hạnh phúc và đón nhiều may mắn.

Kim đồng hồ treo tường luôn di chuyển tuần hoàn, liên tục, đều đặn và không ngừng. Theo quan niệm của Phong Thủy, tiếng kêu nhịp nhàng của con lắc đồng hồ sẽ giúp ngôi nhà bạn tăng thêm nguồn sinh khí tốt lành. Trong khoa học phong thủy Đông phương, mọi đồ vật ở thể động trong nhà đều ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở, đó có thể là những tác động tích cực làm sinh sôi vận khí hay ngược lại. Do đó, khi treo đồng hồ trong nhà cần chú ý tránh một số điều cấm kỵ sau đây:

Tuyệt đối không kê theo chiều hướng ngược vào trong nhà

Một điều đặc biệt mà bạn không thể không chú ý đến, đó là vị trí đặt đồng hồ. Khi treo đồng hồ thì lựa chọn vị trí kê đặt và sắp xếp phù hợp là vô cùng quan trọng, cần phải xem xét thật cẩn thận, kỹ lưỡng tránh việc "tiện đâu đặt đó, thích đâu bày đấy". Bởi lẽ, nếu treo sai vị trí, phạm phải những chỗ không hợp, kiêng kỵ sẽ mang lại những điều không may, trái với mong muốn gia chủ. Theo đó, xét về góc độ phong thủy, vị trí đặt tốt nhất là nên để đồng hồ hướng ra ngoài cửa chính hay ban công chứ tuyệt đối không kê theo chiều hướng ngược vào trong nhà. Như vậy sẽ làm đảo ngược quỹ đạo cho ngôi nhà của bạn. Mặt khác, khi nhà vắng người thì không gian căn phòng sẽ rất yên tĩnh, im lặng, trống vắng, cho nên nếu đặt đồng hồ theo đúng hướng thì vẫn tạo cảm giác tràn đầy năng lượng và sức sống cho căn phòng. Khi đó, con lắc đồng hồ vẫn không ngừng dịch chuyển, đung đưa nhịp nhàng theo giai điệu thúc đẩy và tăng cường vận khí vận hành, tạo cho bạn một cảm giác ấm áp hơn.

Cách treo nỏ trong nhà
Đặc biệt cần nhớ kỹ, tuyệt đối không treo đồng hồ đối diện, có chiều hướng vào những đồ vật có hình dáng giống nó hay hình Bát quái. Ảnh minh họa: Internet

Tuyệt đối không treo đồng hồ đối diện, có chiều hướng vào những đồ vật có hình dáng giống nó hay hình Bát quái Đặc biệt cần nhớ kỹ, tuyệt đối không treo đồng hồ đối diện, có chiều hướng vào những đồ vật có hình dáng giống nó hay hình Bát quái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của gia chủ, tạo cảm giác khó chịu, ức chế, dễ nổi nóng và bực bội trong người. Đặt treo đồng hồ trong phòng khách nên chọn nơi có phương vị Thanh Long là tốt nhất. Đây là vị trí hướng về bên trái tường của phòng khách, tính từ phía trong nhà nhìn ra ngoài.

Không chọn đồng hồ có góc nhọn, hình thù kỳ quái hay sắc cạnh

Tuyệt đối không chọn đồng hồ có góc nhọn hay những hình thù sắc cạnh bởi nó có thể làm rối loạn luồng khí tốt di chuyển vào không gian nhà ở, gây ra nhiều bất lợi cho gia đình. Đồng hồ hình thù kỳ quái hoặc hình Bát quái sẽ khiến tinh thần gia chủ bị ức chế, bực bội, từ đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc, cũng như con đường thăng tiến sau này.

Cách treo nỏ trong nhà
Trừ khi bạn là thợ sửa đồng hồ trong nhà có thể treo nhiều hơn một chiếc. Còn trong các trường hợp còn lại, chỉ nên treo một chiếc đồng hồ trong mỗi phòng mà thôi. Ảnh minh họa: Internet

Không treo quá nhiều đồng hồ trong một phòng Trừ khi bạn là thợ sửa đồng hồ trong nhà có thể treo nhiều hơn một chiếc. Còn trong các trường hợp còn lại, chỉ nên treo một chiếc đồng hồ trong mỗi phòng mà thôi. Treo quá nhiều đồng hồ (trên 3 chiếc) trong cùng một phạm vi dễ dàng gây ra sự xáo trộn, bất an. Tiếng chạy của kim đồng hồ, đôi khi nhiều gia chủ còn đặt báo thức hoàn toàn không tốt chút nào theo quan niệm phong thủy học. Nếu bạn cần sự có mặt của nhiều hơn một chiếc đồng hồ hãy dùng đến đồng hồ nhỏ để bàn. Tránh việc trang trí nhà với quá nhiều đồng hồ treo tường. Nếu đặt quá nhiều đồng hồ, khi chuông đồng hồ đồng loạt kêu lên dễ tạo ra những âm thanh không tốt hay còn gọi là "thanh sát". Điều này làm suy giảm tinh thần của chủ nhân cũng như tất cả các thành viên trong gia đình, tạo cảm giác luôn lo lắng, cảm thấy bất an, hoảng loạn trong người.

Cấm kỵ về kích thước đồng hồ

Như đã nói, đồng hồ là vật biểu trưng cho thời gian đã qua hay những gì thuộc về quá khứ. Nếu bạn chọn treo đồng hồ phong thủy quá lớn trong nhà, khả năng cao là bạn sẽ luôn có cảm giác nặng nề mỗi khi nhìn thấy chúng. Những chiếc đồng hồ kích thước nhỏ, vừa vặn sẽ càng làm tôn thêm nội thất ngôi nhà.

Cách treo nỏ trong nhà
Việc phối hợp và chọn màu sắc cho chiếc đồng hồ cũng vô cùng quan trọng, nó không chỉ mang đến vẻ đẹp trang trọng, tinh tế cho căn phòng mà còn giúp hài hòa ánh sáng, đón nguồn năng lượng cho ngày mới tốt lành. Thông thường, người ta hay ưu tiên chọn lựa một số màu sắc như màu tím, màu hồng hay vàng chanh. Nên chọn đồng hồ có hình Bát giác là tốt nhất. Ảnh minh họa: Internet

Lựa chọn màu sắc đồng hồ

Việc phối hợp và chọn màu sắc cho chiếc đồng hồ cũng vô cùng quan trọng, nó không chỉ mang đến vẻ đẹp trang trọng, tinh tế cho căn phòng mà còn giúp hài hòa ánh sáng, đón nguồn năng lượng cho ngày mới tốt lành. Thông thường, người ta hay ưu tiên chọn lựa một số màu sắc như màu tím, màu hồng hay vàng chanh. Nên chọn đồng hồ có hình Bát giác là tốt nhất.

Không nên bài trí đồng hồ ngay phía trên ghế sofa

Tại sao lại như vậy? Như chúng ta cũng biết, phòng khách với ghế sofa là nơi để con người ta tiếp khách, nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí sau những khoảng thời gian làm việc mệt mỏi, chính vì thế ta cần thả lỏng tâm hồn, để tâm khí thoải mái, dễ chịu và tinh thần tốt, vui vẻ. Nếu như bài trí đồng hồ ngay trên đó sẽ dễ gây áp lực về tâm lý, tạo cảm giác không tốt, nặng nề cho người ngồi phía dưới.

Cách treo nỏ trong nhà
Không nên treo đồng hồ ngay trên ghế sofa. Như chúng ta cũng biết, phòng khách với ghế sofa là nơi để con người ta tiếp khách, nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí sau những khoảng thời gian làm việc mệt mỏi, chính vì thế ta cần thả lỏng tâm hồn, để tâm khí thoải mái, dễ chịu và tinh thần tốt, vui vẻ. Nếu như bài trí đồng hồ ngay trên đó sẽ dễ gây áp lực về tâm lý, tạo cảm giác không tốt, nặng nề cho người ngồi phía dưới. Ảnh minh họa: Internet

Tuyệt đối không treo đồng hồ trên đầu giường ngủ

Ngoài môt số vị trí kể trên thì trong thực tế, vẫn có nhiều người thích kê đặt và bài trí đồng hồ trong phòng ngủ, có thể là đầu giường hay phía cuối giường tùy theo ý muốn cá nhân. Số còn lại thì rộng rãi hơn, họ có thể treo đồng hồ tại bất cứ đâu, bất cứ phòng nào trong ngôi nhà của họ, thậm chí la tất cả các phòng. Vậy đó có phải là điều nên làm hay không?

Giải đáp cho câu hỏi này, quan niệm phong thủy cho rằng: khi treo đồng hồ trong phòng ngủ, nhất là vị trí phía đầu giường sẽ vô cùng bất lợi, gây ảnh hưởng tiêu cực, không tốt. Việc bạn treo cho mình một chiếc đồng hồ phía ngay trên đầu giường ngủ cũng giống như "việc cầm tấm bia đặt lên trên phần mộ " vậy. Bởi lẽ, cách treo đồng hồ như vậy sẽ đối nghịch với sự trường thọ của chủ nhân nó, gây tổn hại đến sinh khí, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ con người.

Chính vì vậy cho nên người ta rất hay kiêng kỵ việc treo đồng hồ trong phòng ngủ, nhất là phía trên đầu giường, thậm chí chỉ là đối diện với chiếc giường vì nếu kê đặt như vậy sẽ tạo ra không khí u buồn, lãnh đạm, tẻ nhạt. Nhưng nếu xét cho cùng, muốn treo đồng hồ trong phòng ngủ của mình bạn phải tuân theo một nguyên tắc nhất định và nên tránh đặt ở các vị trí đầu, đối diện hay phía cuối giường, còn các vị trí khác có thể chấp nhận được.

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý
  • 2. Trưng bày kiếm Nhậtcó bịphạm pháp luật không?
  • 3. Mua bán vũ khí thô sơ bị phạt bao nhiêu tiền?
  • 3.1. Xử phạt mua bán vũ khí
  • 3.2. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
  • 4. Mang theo vật liệu nổ thì xử phạt như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Hình sự của Công ty luật Minh Khuê

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Khuê. Trường hợp của bạn, Luật Minh Khuê xin được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

- Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

- Nghị định 25/2012/NĐ-CP ngày 05/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành mộtsố điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội ; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.

2. Trưng bày kiếm Nhậtcó bịphạm pháp luật không?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 như sau: "Vũ khí thô sơgồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ."

Như vậy,bạn trưng bày kiếm Nhật trong phòng khách cho hợp phong thủy thuộc trường hợp trưng bày vũ khí thô sơ.

Điều 14 Nghị định 25/2012/NĐ-CP về trường hợp sở hữu vũ khí thô sơ của cá nhân như sau: "Cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc."

Vậy, bạn có thể sở hữu vũ khí thô sơ khi sử dụng vào mục đích là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.

Do bạnsử dụng vũ khí nhằm mục đích trưng bày và số vũ khí đó chỉ nhằm mục đích trừng bày hợp phong thủynên bạnsẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Hiện nay pháp luật nghiêm cấm các hành vi mua bán vũ khí trái phép, chỉ có những đối tượng cụ thể mới có thể được mua bán vũ khí và phải được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu bạntiến hành mua bán vũ khí tại các chợ tự phát trái phép thì bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Bạn cũng không thể tùy tiện bán vũ khí cho người khác, đây là hành vi vi phạm pháp luật. Điều 15 Nghị định quy định:Việc trang bị vũ khí thô sơ phải đúng đối tượng quy định tại Điều 23 Pháp lệnh và Điều 13 Nghị định này. Bộ Công an căn cứ chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu của từng đối tượng (trừ các đơn vị Quân đội, Dân quân tự vệ) để cấp Giấy phép mua theo đúng chủng loại.

Theo đó, những đối tượng được mua bán vũ khí bao gồm:

"1. Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ.

2. Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan, đơn vị Hải quan cửa khẩu, An ninh hàng không.

3. Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; cơ quan thi hành án dân sự.

4. Ban bảo vệ dân phố hoặc tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự xã, phường, thị trấn.

5. Thanh tra chuyên ngành thủy sản, lực lượng kiểm ngư.

6. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.

7. Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao.

8. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh.

9. Các bảo tàng, hãng phim, đơn vị biểu diễn nghệ thuật."

Nếu bạnđã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán trái phép vũ khí thô sơ mà lại tái phạm thì bạn sẽ bị xử lí hình sự theo Điều 233 Bộ luật Hình sự 2003.

Tuy nhiên xét về mặt pháp luật bạn chưa phải là đối tượng được trang bị và có thể sử dũng vũ khí thô sơ, do đó bạn có khả năng bị xử phạt vi phạm hành chính nhưsau:

Tại khoản 5, khoản 6 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì:

"5.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b)Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c)Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d)Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e)Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vềan ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a)Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép;
b)Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm."

>> Sưu tầm tầm đao kiếm có phạm tội ?
>> Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email

3. Mua bán vũ khí thô sơ bị phạt bao nhiêu tiền?

3.1. Xử phạt mua bán vũ khí

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017: “Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”.

Theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;

c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;

đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật

e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

3.2. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

đ) Trục xuất.

2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.

Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.

3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính”.

4. Mang theo vật liệu nổ thì xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về việc quản lý, sử dụng vũ khí như sau:

Điều 15. Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật

1. Vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật phải làm mất tính năng, tác dụng.

2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ chỉ được chào hàng, giới thiệu sản phẩm theo thời gian, địa điểm đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với trường hợp mang vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, sau khi hết thời hạn chào hàng, giới thiệu sản phẩm phải mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo giấy phép.

3. Hãng phim hoạt động theo quy định của Luật Điện ảnh, bảo tàng, đơn vị biểu diễn nghệ thuật được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

4. Trường hợp cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cơ quan chuyên môn của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng thực hiện.

5. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nêu rõ lý do, nhu cầu sử dụng, chủng loại, số lượng vũ khí, công cụ hỗ trợ; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy phép hoạt động; giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ;

b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

6. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

7. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

­­Như vậy, theo quy định, thì chỉ những đối tượng đã đề cập nêu trên mới được sử dụng vũ khí thô sơ trong một số trường hợp nhất định. Nếu cá nhân không thuộc đối tượng được giao sử dụng vũ khí thô sơ mà mang theo vât liệu nổthì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã, mức phạt từ 10.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ vũ khí thô sơ mà không có giấy phép.

Về việc dùng dao đó để tự vệ khi có người tấn công thì tùy thuộc vào tưng trường hợp để xác định xem là hành vi phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sưtư vấn pháp luật Hình sự về tàng trữ vũ khí nóng, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê