Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

Những lưu ý khi tỉa chân nhang ngày ông Công ông Táo

Gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng.

Sắp xếp mâm hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng.

Sau đó thắp 3 nén hương kính cáo Thần linh và tổ tiên cho gia chủ chuẩn bị bao sái ban thờ, tỉa chân nhang cho sạch sẽ... chuẩn bị đón Tết. Mong thần linh và tổ tiên tạm lánh để con cháu bao sái, lau dọn được sạch sẽ.

Văn khấn tùy thầy, tùy nhà mà có bài văn khấn phù hợp, nhưng có thể đọc theo cuốn Văn khấn nôm Việt Nam (một số người cẩn thận còn gieo đài âm dương, nếu được 1 âm 1 dương thì mới tiến hành bao sái), còn phần lớn chờ tuần hương cháy hết thì bắt đầu bao sái ban thờ.

Về nguyên tắc chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn... trên ban thờ. Riêng bát nhang, bài vị đã ổn định thì không nên xê dịch.

Nếu buộc phải dịch chuyển bát nhang thì tiến hành khấn xê dịch, sau khi tỉa xong phải lau chùi bát nhang và xin an vị lại bát nhang.

Trước khi tỉa chân nhang, gia chủ thắp 3 nén nhang, đọc bài văn khấn sau:

Bài văn khấn 1:

Tín chủ tên là: ...

Cư ngụ tại địa chỉ: ...

Hôm nay ngày ... tháng ... năm ..., tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.

Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

Bài văn khấn 2:

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là: ... Ngụ tại:...

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ ... tại ... (địa chỉ nhà cụ thể).

Hôm nay là ngày..., con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ..., chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Sau khi 3 nén nhang cháy hết, bạn mới được rút tỉa chân nhang và lau dọn bàn thờ.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp là nếu trong nhà có 2 bàn thờ (bàn thờ gia tiên và bàn thờ Táo quân) thì đều phải tỉa chân nhang.

- Người thực hiện việc dọn dẹp ban thờ, tỉa chân hương phải là người cẩn thận, có tâm trong việc thờ cúng. Khi tiến hành bao sái cũng phải tắm rửa sạch sẽ, làm việc thành tâm.

- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng.

- Nước lau bàn thờ là nước sạch, sau đó tiếp tục dùng rượu trắng pha với gừng giã giập (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.

Khi lau bát nhang, bài vị cần dùng khăn sạch lau 1 lần, sau đó phun rượu pha gừng giã nhỏ, (hoặc nước hoa, ngũ vị hương…) lau lần nữa. Người biết thì vừa lau và đọc chú làm sạch pháp giới, người không biết thì đeo khẩu trang bao sái (vừa không thở làm vấy bẩn đồ thờ cúng, vừa không hít tàn hương vào hệ hô hấp).

Sau khi bao sái xong, chọn 5 chân nhang đẹp (nhiều người chọn chân nhang còn cuốn tàn) để lại trong bát hương. Tro hương nếu đầy có thể dùng thìa sạch múc bớt đi. Chân hương đã tỉa đem hóa, thả tro vào sông suối, gốc cây... nơi không ô uế, hoặc bị nhiều người đi lại giẫm lên.

Sau khi bao sái, dọn dẹp sạch sẽ thì thắp tuần hương mới kính cáo thần linh, gia tiên là đã hoàn thành công việc. Có thể biện một lễ nhỏ (hoa quả, rượu trầu cau... nhưng không có cũng không sao vì thần linh và gia tiên luôn chứng giám tấm lòng thành tâm của con cháu chứ không đòi hỏi), rồi tụng Chú Đại bi 3 lần, hoặc đọc kinh Dược Sư cầu an cho cả nhà.

Cách tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ ngày 23 tháng Chạp

Văn hóa 24/01/2022 09:04

TTTĐ - Tỉa chân nhang hay tỉa chân hương, rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ là những việc quan trọng của nhiều gia đình Việt trong dịp cuối năm (thường làm vào ngày 23 tháng Chạp) để chứng tỏ sự tôn kính đối với thần linh và những người đã khuất, đồng thời để cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới.

Theo phong tục truyền thống, nhiều gia đình Việt thường tỉa chân nhang, dọn dẹp ban thờ (còn gọi là bao sái) phong quang, sạch sẽ để đón chào năm mới. Các hoạt động dọn dẹp thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp, sau khi tiễn ông Công ông Táo, để không mạo phạm đến thần linh.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Không có quy định nào về việc bạn phải tỉa chân nhang trước hay sau khi cũng lễ ông Táo, nhưng theo quan niệm của nhiều gia đình Việt thì mọi người thường tỉa chân nhang sau khi dã tiễn ông Công ông Táo về trời. Việc này có ý nghĩa gia đình đã dọp dẹp sạch sẽ lại bàn thờ, "chỗ ngồi" cho các thần linh cũng như các cụ để khi họ quay trở lại thì mọi thứ đã tinh tươm.

Ngày tốt tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ cuối năm

Tỉa chân nhang là một việc quan trọng để thể hiện sự thành kính nên cần làm chỉnh chu vì thế nhiều người sẽ chọn ngày đẹp để tiến hành thủ tục này.Thường mọi người sẽ dọn dẹp lại bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp cuối nămtức ngày 26/1/2022. Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), hoặc giờ Tỵ (9 -11 giờ), và giờ Mùi (13 – 15 giờ). Tuy nhiên nếu gia chủ không sắp xếp thời gian để lau dọn và tỉa chân nhang vào đúng ngày ông Công ông Táo thì có thể tham khảo một số ngày đẹp trong tháng 1 2022 này nhé:

Ngày 21 tháng 1 năm 2022dương lịch là Thứ Sáu, lịch âm là ngày 19 tháng 12 năm 2021 tức ngày Giáp Tuất tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Ngày 21/1/2022 tốt cho các việc: Cúng tế, san đường, sửa tường

Ngày 22 tháng 1 năm 2022dương lịch là Thứ bảy, lịch âm là ngày 20 tháng 12 năm 2021 tức ngày Ất Hợi tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Ngày 22/1/2022 tốt cho các việc: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, họp mặt, giải trừ, động thổ, đổ mái, sửa bếp, khai trương, nạp tài, mở kho, xuất hàng.

Ngày 25 tháng 1 năm 2022dương lịch là ngày Ông Táo chầu trời 2022 Thứ Ba, âm lịch là ngày 23 tháng 12 năm 2021.

Ngày 26 tháng 1 năm 2022dương lịch là Thứ Tư, lịch âm là ngày 24 tháng 12 năm 2021 tức ngày Kỷ Mão tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Ngày 26/1/2022 tốt cho các việc: Cúng tế, giải trừ, san đường, sửa tường.

Ngày 28 tháng 1 năm 2022dương lịch là Thứ Sáu, lịch âm là ngày 26 tháng 12 năm 2021 tức ngày Tân Tỵ tháng Tân Sửu năm Tân Sửu. Ngày 28/1/2022 tốt cho các việc: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, họp mặt, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, nhận người, động thổ, đổ mái, sửa bếp, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng.

Ngày 31 tháng 1 năm 2022dương lịch là Thứ Hai, lịch âm là ngày 29 tháng 12 năm 2021 tức ngày Giáp Thân tháng Tân Sửu năm Tân Sửu

Cũng có nhiều ý kiến khác thì cho rằng việc dọn dẹp bàn thờ chỉ càn chọn ngày đẹp để thực hiện là được ví dụ như tỉa chân ngang hay bốc bát hương thì cứ chọn các ngày như 15, 20, 23,25,27 tháng chạp âm lịch khoảng từ 6h đến 11h hoặc từ 13h đến 17h là được. Gia chủ linh hoạt sắp xếp công việc để tiến hành nghi lễ.

Cách rút chân hương ngày ông Công ông Táo ai cũng nên biết

26/01/2022 09:47
Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.
  • Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
  • Cách làm lễ hóa vàng tiễn ông bà, tổ tiên khi hết Tết cho đúng
  • Cúng ông Công ông Táo về trời giờ nào đẹp nhất?
  • Nguyên tắc cúng khấn vái và lạy tổ tiên

    Năm mới 2022của bạn như thế nào? Hãy xem ngayTỬ VI 2022mới nhất nhé!

    Dịp cuối năm là lúc con cháu hướng về tổtiên, các vị thần linh cầu mọi sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Vào cuối năm, nhiều gia đình thường có nhu cầu bốc lạibát hương.Lý do của việc thay đổi này là do trong nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít quá (một bát chung) cần tách ra, hay thay đồi bát hương cho đồng bộ.

    Theo quan niệm của dân gian, chuẩn bị năm hết Tết đến, các gia đình thường dọn dẹp, lau chùi ban thờ thổ công, gia tiên để mời các cụ về ăn Tết. Trong công việc dọn dẹp bàn thờ, việc lau bát hương, tỉa chân hương là quan trọng số 1, cần phải được làm một cách thành kính, cẩn trọng.

    Công việc dọn dẹp bàn thờ,tỉa chân hương thích hợp nhất là sau lễ ông Công ông Táo. Người được lựa chọn cho công việc này phải là người chỉn chu, có tâm trong công việc thờ cúng ở trong nhà. Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện công việc với sự thành tâm.

    Nhiều gia đình cẩn thận còn biện sửa lễ vật để xin phép, có lời thông báo để các cụ “tạm lánh” trong thời gian con cháu dọn dẹp. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất (thường là ở con số lẻ: 3,5, 7, 9). Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.

    Quan niệm của người Việt cũng cho rằng việc tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm xê dịch, di chuyển.

    Việc tỉa chân hương không kèm theo điển tích nào của người xưa, mà chỉ là một công việc dọn dẹp bình thường, bỏ đi những thứ thừa thãi. Bởi chân hương chính là phần còn lại của nén hương sau khi đã đốt hết phần tỏa hương thơm. Hơn nữa, việc dọn dẹp bát hương, tỉa chân hương cũng là để đảm bảo mỹ quan, cho ban thờ sạch sẽ, sáng sủa.

    Cũng có người quan niệm rằng bát hương đầy đặn, chất ngất chân hương thể hiện lòng thành của con cháu với thổ địa, tổ tiên, những bát hương như thế sẽ mang lại tài lộc cho gia chủ. Ngược lại, cũng có người thường có thói quen sau mỗi lần thắp hương, đều dọn dẹp ban thời sạch sẽ, đồng thời rút sạch chân nhang để bát hương quang đãng, không “che mắt” thần linh, tiên tổ.

    Tuy nhiên, theo đa số, việc dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương thường được làm vào cuối năm, và một lần nữa - nếu thấy cần thiết - đó là trước ngày gia đình có giỗ trọng (giỗ cụ tổ, giỗ ông, giỗ cha, mẹ).

    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Đầu tiên, chúng ta thường nghĩ người bốc bát hương phải là người cao minh, thường là các thầy hoặc pháp sư. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng gia chủ đích thân bốc là tốt nhất.

    Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội), đối với người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng thì bát hương (hay bát nhang) là một vật linh thiêng dùng để thờ cúng trong mỗi gia đình.Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình... nhằm cầu mong sự an lành, bình yên.

    Đại đức Kiên cũng cho hay, ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ chồng hay bố mẹ, ông bà. Tuy nhiên, hiện nay, do một số điều kiện nên không ít gia đình lên chùa nhờ chính các nhà sư hay một số pháp sư bốc cho. Dù là ai thì người bốc cũng phải là người thành tâm và khi bốc chân tay phải sạch sẽ. Có người cẩn thận còn phải tắm rửa sau đó, rửa bằng nước gừng để tẩy uế tạp.

    Nghi thức thay chân bát hương ngày Tết

    Sử dụng bát hương

    Gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp âm lịch) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,… còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch.

    Khi lau dọn bát nhang, bài vị, ban thờ… phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch. Quan điểm không để động bát hương chỉ phù hợp với từng nơi nhé, có nhiều nơi vẫn bê bát hương xuống lau chùi bình thường.

    >>> Năm mới 2022AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

    Xem ngayXEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2022mới nhất>>>

    Cách rút bớt chân bát hương

    Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 1-3-5-7-9 chân (số lẻ). Những chân nhang đã nhổ cần đốt, thả tro xuống sông suối.Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.Nghiệm ra những người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.

    Nên để lại số chân hương lẻ

    Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa.

    Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo “điềm” hóa âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hóa dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hóa hết nhưng nhớ phòng hỏa hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh “Thủy Hỏa giao tranh“.

    Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:

    - Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ.

    - Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình

    - Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát.

    Trường hợp bạn muốn thay tro thì các bạn đốt rơm nếp lấy tro nhé, các bạn nhớ giữ lại cốt bát hương đừng có vứt đi đấy, vứt đi thì mất hết lộc.

    Các bạn muốn thay bát hương mới thì để đầu xuân cúng tạ đất thì thay một thể, các bạn có thể nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì các bạn nhờ thầy viết cho. Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rượu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.

    Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ ngày 23 Tháng Chạp

    Trước khi tiến hành vệ sinh ban thờ bạn thắp hương và khấn xin phép như sau:

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương

    Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
    Tín chủ con là:………………
    Ngụ tại:………………….

    Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)

    Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp) ,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.

    Nam mô a di đà phật
    Nam mô a di đà phật
    Nam mô a di đà phật

    Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.

    >> Đã cóVẬN HẠN 2022mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2022vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>

    Tác giả: Bảo Châu

    Tags: ông Công ông Táo cho đúng cách rút chân hương ngày
    Đánh giá bài viết
    Chia sẻ bài viết
    Xếp hạng: 4.5 · 2 đánh giá
    Bình luận

    Phong tục tập quán

    Phong thủy đời sống

    Bài học cuộc sống

    Tâm linh huyền bí

    Phật Pháp Nhiệm Màu

    Xem bói tử vi

    Chuyện lạ

    12 Cung hoàng đạo
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Bạch Dương

    (21/3 - 19/4)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Kim Ngưu

    (20/4 - 20/5)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Song Tử

    (21/5 - 21/6)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Cự Giải

    (22/6 - 22/7)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Sư Tử

    (23/7 - 22/8)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Xử Nữ

    (23/8 - 22/9)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Thiên Bình

    (23/9 - 23/10)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Bọ Cạp

    (24/10 - 21/11)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Nhân Mã

    (22/11 - 21/12)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Ma Kết

    (22/12 - 19/1)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Bảo Bình

    (20/1 - 18/2)
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Song Ngư

    (19/2 - 20/3)
    Mới nhất
    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Tử vi 2022

    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Vận hạn 2022

    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Xông đất 2022

    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Xem bói 2022

    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Xem ngày đẹp

    Cách tỉa chân nhang ngày 23 tháng Chạp

    Lịch âm dương