Cách tăng hormone prolactin

Prolactin là một trong những hormon do phần trước của tuyến yên sinh ra. Prolactin cao có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở nữ giới. Vì vậy người bệnh cần chú ý điều chỉnh chỉ số này ở mức cho phép. Trong đó, điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Vậy người bệnh prolactin cao nên ăn gì?

1. Prolactin cao nguyên nhân do đâu?

Chỉ số prolactin tăng cao có thể do một, hoặc một số nguyên nhân.

Nguyên nhân chỉ số prolactin tăng có thể do bệnh nhân có khối u ở tuyến yên dẫn đến sản xuất và bài tiết thừa prolactin. Các khối u này thường nhỏ, có kích thước trên dưới 1 cm.

Stress do bệnh tật, hoặc u tuyến yên là nguyên nhân khiến chỉ số prolactin cao

Ngoài ra, sự căng thẳng (stress) do bệnh tật, chấn thương thành ngực, co giật, ung thư phổi hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng prolactin ở mức độ nhất định.

Khi chỉ số prolactin tăng, chị em có thể thấy các triệu chứng như:

  • Giảm estrogen máu
  • Vô sinh do không rụng trứng
  • Ít kinh nguyệt, vô kinh
  • Tiết sữa bất ngờ
  • Mất ham muốn tình dục
  • Rối loạn ăn uống
  • Suy giáp

2. Prolactin cao ảnh hưởng gì?

Hàm lượng prolactin tăng cao trong máu có thể là một nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh.  Ngoài ra, tăng hàm lượng prolactin có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ. Khi điều này xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bị ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con.

Hàm lượng prolactin tăng cao trong máu có thể là một nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh

Ở một mức độ nhẹ hơn, người bị chỉ số prolactin tăng cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ, dẫn đến vô sinh ở nữ giới.

3. Prolactin tăng cao nên ăn gì?

Người bệnh có prolactin tăng cao nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị kịp thời hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng như:

  • Những thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến, đông lạnh
  • Bổ sung các sản phẩm từ thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc, đậu, hạt và quả hạch. Các loại rau và trái cây giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi những thương tổ. Ngoài ra chúng còn làm tăng nồng độ setotonin trong não
  • Có thể ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như cá, trứng, đậu, phô mai, thịt gà, các loại thịt đỏ

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp cải thiện chỉ số prolactin cao

Các loại trái cây giúp cải thiện chỉ số prolactin bao gồm:

  • Chuối: Chuối chín cung cấp một lượng lớn tyrosine, giúp tế bào thần kinh giúp điều chỉnh và kích thích sản xuất dopamine
  • Táo: Táo rất giàu quercetin, một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư và sản xuất dopamine
  • Dưa hấu: Nước dưa hấu có chứa nhiều vitamin A, B6, C. Trong đó vitamin B6 giúp sản xuất và dẫn truyền thần kinh như serotonin, melatonin, và dopamine giúp giảm chỉ số prolactin. Ngoài ra vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm không tốt cho người prolactin cao như:

  • Đồ ăn nhiều đường
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ (đồ ăn rán, nướng, cháy)

Bên cạnh chế độ ăn uống, để cải thiện chỉ số prolactin cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, kịp thời ngăn ngừa bệnh tật.

Như vậy, thông qua bài viết, hy vọng mọi người có thêm nhiều thông tin bổ ích để cải thiện thực đơn vì sức khỏe bản thân và gia đình.

Mối liên quan giữa Prolactin và sữa mẹ là gì? Hormone Prolactin là hoóc môn đóng vai trò chính trong quá trình sản sinh sữa mẹ và làm tăng lượng sữa cho mẹ. Mức độ prolactin trong cơ thể của mẹ sẽ cao trong khi mang thai và ngay sau khi sinh em bé, nhưng cơ thể bạn giải phóng prolactin để đáp ứng với sự kích thích ở ngực. Nếu như không cho con bú hoặc không hút sữa mẹ, mức prolactin sẽ bắt đầu giảm xuống.

Hormone Prolactin là gì?

Prolactin (viết tắt là PRL) là một protein được biết đến với vai trò trong việc cho phép động vật có vú, thường là con cái có khả năng sản xuất sữa. Nó ảnh hưởng trong hơn 300 tiến trình riêng biệt ở các loài động vật có xương sống khác nhau, bao gồm cả con người.

Chỉ số prolactin ở nữ giới có vai trò kích thích các tuyến sữa để sản xuất sữa, đồng thời cũng tác động lên nhiều chức năng khác của tế bào. Prolactin được tiết ra từ tuyến yên để đáp ứng với việc ăn uống, giao phối, điều trị estrogen, rụng trứng và cho con bú.

Mối liên quan giữa hormone Prolactin và sữa mẹ

Sau khi bé chào đời, estrogen và progesterone sẽ bắt đầu giảm xuống, hàm lượng prolactin tăng cao. Khi đó Prolactin kích thích các tuyến sữa trong vú làm sữa mẹ tăng nhiều, mẹ sẽ thấy căng tức ngực. Do đó, mẹ cần cho bé bú hoặc hút sữa ngay sau khi sinh và các khoảng thời gian đều đặn sau đó. Mỗi khi mẹ cho bé bú cơ thể sẽ kích thích tiết ra Prolactin, sữa sản xuất ra sẽ được tích trữ trong các nang sữa.

Prolactin có chức năng kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa. Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. Prolactin vào máu đến tuyến vú kích thích các tế bào tiết ra sữa. Nồng độ Prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau khi bé bú, giúp tạo sữa cho bữa bú sau. Nếu vì một lý do nào đó khiến hàm lượng Prolactin thấp đi sẽ khiến việc sản xuất sữa chậm lại và dần mất đi.

  • Để có nhiều sữa thì cần phải có nhiều Prolactin.

Làm thế nào để mẹ có nhiều Prolactin ???

Bầu vú mẹ như một cái túi trữ sữa vậy, khi các nang trong vú đầy sữa sẽ có sự tự điều chỉnh các tế bào sẽ tiết ít sữa lại. Nếu sữa không được đưa ra ngoài thì vú sẽ không thể tiếp tục sản xuất sữa một cách hiệu quả.

Cách tốt nhất để tăng hormone prolactin là cho con bú thường xuyên. Quá trình bé mút bú sẽ kích thích tuyến yên sản sinh ra Prolactin. Nếu bé không chịu ti thì mẹ có thể dùng máy hút sữa để hút sữa ra ngoài. Cứ 2-3h mẹ lại hút sữa ra ngoài theo cữ bú của con. Nâng cao mức prolactin rất quan trọng trong việc sản xuất sữa mẹ nhưng việc đưa sữa mẹ ra khỏi ngực cũng quan trọng không kém.

Nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng từ bên ngoài thì sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động. Vì vậy để có một lượng sữa dồi dào và đủ chất mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh tình trạng mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược cơ thể.

Trong cơ chế tiết sữa những điều sau có thể ảnh hưởng đến mức độ prolactin

Trong thời gian cho con bú, một số yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến việc giải phóng prolactin.

  • Dặm sữa ngoài:Khi trẻ quen bú bình sẽ bỏ bú mẹ, bé không bú mẹ khiến cơ thể mẹ không nhận được tín hiệu để giải phóng các Prolactin, không kích thích quá trình tạo sữa, sữa mẹ sẽ dần mất đi.
  • Sử dụng ti giả quá sớm:Quá trình bé bú mẹ kích thích cơ thể mẹ sản sinh ra nhiều prolactin hơn. Khi trẻ sử dụng ti giả, người mẹ sẽ mất đi cơ hội để tăng prolactin và cho nguồn sữa mẹ khỏe mạnh.
  • Thuốc ngừa thai có chứa estrogen:Hàm lượng estrogen và prolactin trong cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau. Khi sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen sẽ làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể, đồng thời làm giảm nồng độ prolactin. Nồng độ prolactin thấp dẫn tới sản lượng sữa được sản sinh ra cũng ít đi.
  • Phẫu thuật ngực: Bầu vú là nơi có nhiều dây thần kinh, khi làm phẫu thuật ngực rất dễ gây ảnh hưởng, tổn thương những dây thần kinh xung quanh vú. Nhất là khi làm phẫu thuật gần quầng vú, núm vú, dây thần kinh bị ảnh hưởng sẽ không nhận được tín hiệu báo hiệu cho não để giải phóng prolactin.
  • Kem gây tê: Sử dụng kem gây tê để điều trị đau núm vú sẽ làm tê miệng em bé khi ngậm bú và còn có thể làm tê liệt một số dây thần kinh trong vú. Nếu các dây thần kinh không thể gửi tín hiệu đến não, prolactin sẽ không được giải phóng.
  • Rượu, cà phê, thuốc lá:Những chất kích thích này có thể làm giảm sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời làm giảm mức độ prolactin. Để an toàn đảm bảo sức khỏe cho bé mẹ nên tránh xa những chất này.
  • Trầm cảm:Những mẹ bị trầm cảm thường có mức độ prolactin thấp. Tuy nhiên, trầm cảm sau sinh là một căn bệnh rất dễ gặp ở các bà mẹ. Vì vậy người thân trong gia đình cần quan tâm các mẹ nhiều hơn.
  • Chỉ số Prolactin tăng cao khi mẹ cho con bú trực tiếp hoặc hút sữa thường xuyên. Khi mẹ không cho bé bú, cũng không hút sữa, não không nhận được tín hiệu giải phóng prolactin và prolactin sẽ dần giảm xuống. Lâu dần việc sản xuất sữa mẹ sẽ chậm lại cuối cùng là mất đi.

Video liên quan

Chủ đề