Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

899

Vớ giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là vớ y khoa) là loại vớ chuyên dụng trong điều trị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở chân. Tuy nhiên, để vớ dạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý một điều khi sử dụng vớ.

Đo size vớ tĩnh mạch phù hợp trước khi mua

Khi mua bất kỳ sản phẩm nào, bạn cũng cần kỹ lưỡng xem xét các thông tin. Vớ giãn tĩnh mạch cũng thế, bạn cần đo size chân của mình trước khi chọn mua để tìm được size phù hợp nhất.

Bạn nên đo 3 vòng chân (cổ chân, bắp chân và vùng đùi) và chiều dài chân để xác định size chân phù hợp với loại vớ nào. Bạn có thể tra theo bảng kích thước dưới đây.

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Sử dụng vớ giãn tĩnh mạch thế nào là tốt?

Để sử dụng tốt vớ y khoa, cách mang vớ là rất quan trọng. Có 2 phương pháp đeo vớ mà bạn có thể thực hiện theo:

Cách 1:

B1: Sử dụng hai tay nắm 2 bên của miệng vớ và kéo lên từ từ.

B2: Kéo vớ qua khỏi bàn chân, càng lên cao càng tốt.

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Xem thêm sản phẩm tất giãn tĩnh mạch khác

Lưu ý:

  • Chọn một đoạn giữa thân vớ có thể nắm và kéo lên để vớ không bị đùn gấp.
  • Kiểm tra xem vớ đã ngay đúng vị trí gót chân chưa.

Cách 2:

B1: Lộn ngược vớ lại đến vị trí gót vớ.

B2: Cho bàn chân vào và kéo vớ lên đến khi ngay ngắn.

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Chi tiết về Sử dụng vớ y khoa cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch

Lưu ý:

  • Kiểm tra thường xuyên xem vớ có gây đau hay bó chặt vào da tại nơi miệng vớ hay không, vì nó có thể làm ngắt dòng máu và gây nguy cơ huyết khối.

Siêu Thị Y Tế hi vọng với những thông tin trên, các bạn đã nắm rõ được cách sử dụng vớ giãn tĩnh mạch như thế nào là tốt.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

11:15 Ngày 16/10/2021

Vớ y khoa được xem là một trong những cách phối hợp điều trị suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng vớ như thế nào cho đúng. Dưới đây là 9 cách đơn giản giúp bạn hiểu rõ hơn về vớ y khoa và hướng dẫn chọn vớ hiệu quả.

Bài viết liên quan: 

Suy giãn tĩnh mạch nông: Phòng và điều trị theo quan điểm Đông y 

Giãn tĩnh mạch mạng nhện có điều trị được không?

Tìm hiểu chung về vớ y khoa

Vớ y khoa là loại vớ được thiết kế chuyên biệt, thường dùng trong lĩnh vực y tế. Loại vớ này có độ dài từ chân đến khu vực đùi hoặc đầu gối.

Nguyên lý hoạt động của loại vớ này là tạo áp lực ở khu vực bắp chân để đẩy máu di chuyển lên trên. Đa số vớ y khoa được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

Vớ y khoa hoạt động như thế nào?

Vớ y khoa được tạo nên từ chất liệu mang tính đàn hồi cao, có khả năng ôm chặt bàn chân, tạo thành áp lực để đẩy dòng máu lên đầu gối. Tùy thuộc vào từng loại vớ mà áp lực khác nhau, giúp ép đến cơ cẳng chân, từ đó máu sẽ di chuyển về tim, giảm ứ trệ bên dưới bắp chân và cổ chân, loại bỏ các triệu chứng phù nề, khó chịu. Ngoài ra, dùng vớ y khoa cũng giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Cơ chế hoạt động của vớ y khoa 

Lưu ý khi sử dụng vớ y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch

1. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch có nên dùng vớ y khoa?

Bệnh nhân có triệu chứng mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ có thể sử dụng vớ y khoa để thúc đẩy lưu thông máu. Trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch sâu có cục máu đông trong lòng tĩnh mạch sẽ khiến cản trở tuần hoàn máu. Những bệnh nhân này cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, để tránh nguy cơ cục máu đông vỡ ra và di chuyển đến động mạch phổi rất nguy hiểm.

2. Nên sử dụng vớ y khoa trong bao lâu?

Theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên dùng vớ y khoa vào ban ngày, không nên dùng vào buổi tối khi đi ngủ. Khi ngủ, bạn nên kê chân lên cao để dòng máu chảy về tim tốt hơn.

3. Hướng dẫn chọn kích cỡ vớ y khoa

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn cần được bác sĩ tư vấn chọn vớ y khoa phù hợp. Hiện nay có 3 loại vớ chính là:

- Class 1: Loại vớ này tạo áp lực 15 – 20 mmHg, tạo dòng áp lực ở cổ chân là 15, ở bắp chân là 20.

- Class 2: Vớ tạo áp lực 20 – 30 mmHg (nghĩa là áp lực cổ chân là 20, bắp chân là 30).

- Class 3: Loại vớ có áp lực 30 – 40 mmHg (nghĩa là áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40). 

Chọn vớ y khoa phù hợp, đúng size cần căn cứ vào mức độ suy giãn tĩnh mạch thì mới đem lại hiệu quả.

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Chọn đúng size tăng hiệu quả trị suy giãn tĩnh mạch 

3. Nên chọn vớ có độ dài đến đùi hay gối

Do khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên khá nóng, vì vậy các loại vớ có độ dài đến gối sẽ đem đến cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Bạn nên mang vớ y khoa khoảng 3 tiếng, sau đó dừng 2 – 3 tiếng, chỉ đeo ban ngày, không nên dùng ban đêm.

4. Đối tượng nào không nên dùng vớ y khoa?

Vớ y khoa có tác dụng ép cơ và mạch máu cẳng chân để máu di chuyển đến tim. Những người có cục máu đông trong lòng huyết khối, bị viêm loét, hoại tử… không nên mang vớ y khoa để tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Dùng vớ y khoa thường xuyên có sao không?

Vớ y khoa hoạt động theo cơ chế và dùng chất liệu y tế chuyên biệt nên cần sử dụng và thay thế, giặt theo hướng dẫn của bác sĩ, để tránh ngứa da, teo cơ. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo bạn nên thay vớ y khoa khoảng 6 tháng/ lần để chọn kích cỡ phù hợp nhất.

6. Mẹo nhỏ cho người dùng vớ y khoa

Bạn nên dùng vớ loại Class 1 trong lần đầu nếu mắc suy giãn tĩnh mạch nhẹ để đôi chân được quen dần với áp lực của vớ y khoa. Nếu bạn thường xuyên ra mồ hôi có thể sử dụng Lotion giúp kiểm soát mồ hôi, ngăn ngừa mùi khó chịu. Sau 6 tháng bạn nên thay vớ mới để tăng hiệu quả trị suy giãn tĩnh mạch.

Trên đây là những hiểu biết về vớ y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều hiểu biết giúp lựa chọn phương pháp trị giãn tĩnh mạch tốt nhất.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van có vấn đề tạo ra áp lực lớn. Có nhiều cách để điều trị bệnh này và sử dụng vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch là một trong những phương pháp đó.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch ngoại biên bị giãn ra, nổi trên bề mặt da, hệ thống van xảy ra vấn đề tạo ra áp lực lớn. Điều này đã khiến cho sự lưu thông máu về tim bị rối loạn và chảy theo chiều ngược lại. Áp lực này tác động lên tĩnh mạch khiến tĩnh mạch chân nổi lên. Suy giãn tĩnh mạch xuất hiện khi thành tĩnh mạch chân bị suy yếu hoặc hệ thống van một chiều của tĩnh mạch bị một tổn thương nào đó.

2.1. Khái niệm về vớ y khoa

Vớ y khoa (medical compression stocking) là một loại vớ tạo ra áp lực, nó khác với các loại vớ thông thường. Áp lực được tạo ra phải đảm bảo tạo được độ dốc áp lực đúng chuẩn mực thì mới có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Đây cũng chính là yếu tố quyết định chất lượng của một vớ y khoa. Áp lực giảm dần từ phần cố chân (100%) đến đùi ( 40%). Nếu áp lực giảm không đều, hoặc áp lực ở phía trên cao hơn ở phía dưới thì sẽ gây ra hiện tượng ứ đọng máu nhiều hơn. Nếu bạn mang vớ không đảm bảo chất lượng sẽ có cảm giác đau nhức chân, mà không hết phù chân thì phải xem lại chất lượng của loại vớ đó.

2.2. Công dụng của vớ y khoa

Công dụng của ớ y khoa là dùng để điều trị và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh này biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc mức độ nặng hay nhẹ. Một số biểu hiện như đau nhức chân, phù mắt cá chân về chiều, nặng chân về chiều, chuột rút về ban đêm làm bạn phải giật mình thức giấc. Tình trạng nặng hơn mà bạn có thể gặp phải là tĩnh mạch nổi dưới da, phù chân nặng hơn, chân dễ bầm máu khi va chạm nhẹ, tĩnh mạch mạng nhện (mạch máu nhỏ nổi li ti xanh đỏ, ấn vô thì mất) hoặc sớm hơn trong ngày,... Ở thể bệnh nặng nhất là tĩnh mạch giãn ngoằn ngoèo và cuộn thành cục dưới da, sạm da từ bàn chân lên, chàm hóa da hoặc phù chân ấn không lõm (phù cứng),... Vì vậy, dùng vớ y khoa chống suy giãn tĩnh mạch để không làm bệnh trầm trọng thêm.

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch là một loại vớ tạo ra áp lực, nó khác với các loại vớ thông thường

2.3 Khi nào cần mang vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch?

Ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có áp lực điều trị tương ứng khác nhau như: CCL1, CCL2, CCL3. Nếu bạn muốn phòng ngừa thì dùng những loại vớ y khoa không có ký hiệu CCL, bởi vì áp lực nó tạo ra thấp hơn áp lực của các loại vớ dùng để điều trị. Chính vì vậy, ngay từ giai đoạn sớm của bệnh suy giãn tĩnh mạch, đã có chỉ định mang vớ y khoa.

Một số trường hợp khác cần phải mang vớ y khoa đó là:

  • Dùng vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch lúc đi lại, làm việc, đứng và ngồi. Tuy nhiên, khi nằm nghỉ hoặc ngủ vào ban đêm thì bạn không cần mang vớ y khoa, bởi vì nó không có tác dụng và áp lực lúc nằm cao hơn lúc đứng nên có thể gây khó chịu cho bạn.
  • Trong lúc tập thể dục, nếu bạn cảm thấy đi nhiều thì bị đau bắp chân thì bạn cần mang vớ lúc tập, nếu không cảm thấy đau thì bạn có thể không cần mang vớ. Để tăng hiệu quả bơm máu của vớ y khoa, bạn nên vận động tại chỗ bằng các bài tập đơn giản ngay trong khi làm việc. Với mỗi lần tập như vậy sẽ giúp bơm máu lên và giảm được ứ đọng máu ở chân. Chính vì vậy, nếu bạn vận động càng thường xuyên thì bắp chân của bạn càng được hoạt động và càng làm giảm được nguy cơ ứ đọng máu vào cuối ngày làm việc.
  • Trường hợp bạn làm việc trong môi trường ít vận động, phải đứng hoặc ngồi suốt ngày thì có thể mang vớ suy giãn tĩnh mạch chân loại dùng để phòng ngừa (không có ký hiệu CCL).

Thị trường vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng, chủ yếu là nhập khẩu từ các nước có truyền thống sản xuất vớ y khoa trên thế giới. Một số loại vớ hiện có trên thị trường Việt Nam như: Jiami, Jobst, Mediven, Duomed, Novamed,...

Vớ y khoa Jiami là hàng của Đài Loan nhưng được sản xuất theo công nghệ của Ý nên trên thị trường hiện nay hay gọi là vớ Ý Jiami. Vớ này được xuất khẩu sang thị trường châu Âu và khá được ưa chuộng tại vương quốc Anh, nên chất lượng được đánh giá khá đảm bảo. Nếu bạn cần lựa dòng vớ y khoa giá cả phải chăng tương xứng với chất lượng thì vớ Jiami luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Dòng vớ y khoa phổ biến thứ 2 là Duomed. Dòng vớ này được sản xuất theo công nghệ Đức, chất lượng được đánh giá cao. Tuy nhiên về giá thành thì đây là dòng có giá cao nhất trong các dòng vớ y khoa điều trị giãn tĩnh mạch. Bao bì được đánh giá là đẹp nhất trong các hãng, với tone màu hồng rất nhã nhặn và màu vớ cũng rất đẹp. Rất nhiều người đã dùng sản phẩm này và phản hồi là dùng rất khít chân và bền.

Ở phân khúc cao cấp có thêm dòng vớ y khoa của USA, đó là vớ JOBST. Loại vớ này cũng được các bác sĩ đánh khá tốt về chất lượng sử dụng. Riêng dòng vớ y khoa Mediven, đây là dòng sản phẩm rất cao cấp và ít được dùng đến. Tuy nhiên đây lại là ưu tiên của các chị em, bởi vì nó có khuynh hướng mang yếu tố thời trang đi kèm với chức năng điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Giá vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch như sau:

Loại vớ y khoa Giá tất ngắn (VND) Giá tất dài (VND)
DUOMED 650.000 990.000
JIAMI 245.000-400.000 345.000-500.000
JOBST 600.000-700.000 980.000
NOVAMED 300.000-400.000 450.000-500.000
MEDIVAN 750.000-1.000.000 (tùy dòng sp) 1.300.000-1.700.000 (tùy dòng sp)

Cách sử dụng vớ y khoa giãn tĩnh mạch

Thị trường vớ y khoa suy giãn tĩnh mạch ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng

Trên đây là những thông tin về vớ y khoa mà Vinmec đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên bổ ích với mọi người. Tất cả thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, để biết rõ được tình trạng và phương pháp điều trị bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: