Cách ôn thi của học sinh Trung Quốc

Kỳ thi tuyển sinh đại học của Trung Quốc, hay còn gọi là “Gaokao”, bắt đầu vào ngày 7/6 năm nay với 10,78 triệu thí sinh trên khắp Trung Quốc đăng ký tham dự. Con trai bà mẹ này cũng là một trong số những thí sinh đó.

“Tôi định sẽ giúp con dọn dẹp phòng sau khi nhìn thấy đống sách vở, tài liệu chất chồng của con. Sau đó, tôi cảm thấy rất sốc và xúc động. Đây chính là những minh chứng cho tất cả những nỗ lực của con trong suốt 3 năm qua.

Chúc tất cả ước mơ của những học sinh cuối cấp đều trở thành hiện thực”, chị Wang nói.

Với mức độ cạnh tranh rất cao, Gaokao là kỳ thi mang tính chất “sống còn” đối với hàng triệu học sinh Trung Quốc và đã được chuẩn bị trong suốt nhiều năm ngồi trên ghế nhà trường.

Ở Trung Quốc, thậm chí có những học sinh vừa phải thở khí oxy, vừa học bài. Nhiều học sinh thức trắng đêm ôn thi, chỉ để giành được một suất vào học trong những ngôi trường hàng đầu.

Học sinh vừa thở khí oxy, vừa học bài

Trong số khoảng hơn 10 triệu học sinh tham dự kỳ thi này hàng năm, chỉ có khoảng 2% sẽ được nhận vào những ngôi trường đại học hàng đầu Trung Quốc, chỉ có 0,05% học sinh vào được ĐH Thanh Hoa và ĐH Bắc Kinh - 2 trường ĐH hàng đầu ở đất nước này và cũng là những trường ĐH hàng đầu của thế giới.

Trước sức ép của kỳ thi này, nhiều trường học cố gắng hết sức để giảm stress cho học sinh bằng cách tổ chức chơi thể thao, đấm bao cát,… trong giờ giải lao.

Học sinh Trung Quốc xé sách vở trước kỳ thi đại học để giải tỏa áp lực.

Thời Vũ (Theo Sixth Tone)

Hôm nay (7/6), gần 11 triệu học sinh Trung Quốc sẽ bước vào kỳ thi Gaokao - vốn được coi là kỳ thi khốc liệt nhất thế giới vì điểm số của kỳ thi sẽ quyết định đến cơ hội học tập và làm việc tại các thành phố lớn.

Mô hình ôn thi này đã được khoa học chứng minh về tính hiệu quả, xây dựng dựa trên ba yếu tố chính: chủ động gợi nhớ (active recall), lặp lại ngắt quãng (spaced repetition) và thi thử (testing). Giữa ba yếu tố này có một phần gọi là thời gian chết hiệu quả (productive downtime).

Chủ động gợi nhớ

Đây là phương pháp học giúp bạn chủ động vận dụng não, tự hồi tưởng bài giảng, kiến thức của mình bằng cách sử dụng thẻ ghi nhớ (flashcard), đặt câu hỏi thay vì chỉ tập trung vào câu trả lời, nhẩm thành lời, tưởng tượng, liên tưởng…

Khoa học đã chứng mình ba phương pháp: đọc lại, gạch chân và ghi chép không hiệu quả trong việc ôn thi, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia vì nó không giúp não bộ nhớ được kiến thức chủ động, không đọng lại được kiến thức. Thay vào đó, hãy thử chủ động gợi nhớ để kiến thức trở thành của mình một cách tự nhiên nhất.

Lặp lại ngắt quãng

Phương pháp này dựa vào đường cong lãng quên. Khi mới bắt đầu học thì não bộ sẽ nhớ được rất nhiều kiến thức. Tuy nhiên qua thời gian, những ký ức này sẽ bị quên dần đi. Vì vậy, cần dựa vào điểm quên của bản thân để học gối đầu và ôn lại, từ đó có thể ghi nhớ được lâu hơn.

Đối với điểm quên của não bộ sẽ phụ thuộc vào khả năng ghi nhớ của từng người, không có mẫu số chung hoàn hảo cho tất cả mọi đối tượng. Cách xác định điểm quên là thử nhiều lần, với nhiều thông tin, bộ môn khác nhau để biết được khả năng ghi nhớ của riêng mình.

Thi thử

Thi thử là yếu bộ đặc biệt quan trọng đối với kỳ thi THPT quốc gia. Bởi lẽ, nếu kiến thức là phần phải có thì kỹ năng làm bài thi, kỹ năng phân bố thời gian, xử lý câu hỏi… là điều cần được trau dồi kỹ lưỡng.

Thời gian chết hiệu quả

Thời gian chết là thời gian được sử dụng để nghỉ ngơi, thư giãn. Tuy nhiên, để khoảng thời gian chết này có hiệu quả, thay vì nghỉ ngơi, giải trí một cách thuần túy, bạn có thể kết hợp, lồng ghép để ôn bài một cách nhẹ nhàng như chơi các trò chơi về ngoại ngữ, xem phim có yếu tố lịch sử hay xem các thí nghiệm hóa học, vật lý liên quan…

Áp dụng mô hình với từng môn học

Đối với những môn khoa học tự nhiên, cách áp dụng phương pháp chủ động gợi nhớ vào việc đặt câu hỏi thay vì tập trung vào đáp án hay học theo thẻ ghi nhớ, học dựa trên bài thi đã giải, đã sửa… vô cùng hiệu quả vì nó giúp người học không chỉ tăng thêm kiến thức mà còn cải thiện kỹ năng làm bài.

Ở những môn khoa học xã hội cần học thuộc nhiều thông tin, cách học tốt nhất là ghi nhớ và nhẩm thành lời thay vì đọc thầm trong đầu, đọc bằng mắt. Đừng quên sử dụng phương pháp gợi nhớ liên tưởng để nhớ lại kiến thức một cách sinh động. Lặp đi lặp lại cách làm này sẽ giúp cho quá trình làm bài thi suôn sẻ hơn vì kiến thức cũ sẽ được gợi lại như những kiến thức nền và từ đó phóng tác lên để tự viết bằng ý tưởng và suy nghĩ của riêng mình.

Trong các môn ngoại ngữ, quan trọng nhất ở kỳ thi THPT quốc gia là vốn từ vựng và ngữ pháp bởi vì nếu bạn có một vốn từ vựng phong phú và nền tảng ngữ pháp chắc chắn thì bạn có thể hiểu được những gì đề thì đang đề cập. Vì vậy đừng quên luyện nhiều đề thi để biết được những dạng bài, những câu hỏi thường gặp trong đề thi là gì, mình bị hổng kiến thức ở đâu để tìm cách “lấp” lại.

Hy vọng mô hình ôn tập khoa học nãy sẽ giúp những tháng ôn thi cuối cùng của các bạn học sinh trở nên hiệu quả và có ích. Đừng quên nghỉ ngơi đầy đủ để có thể tập trung tối đa trong thời gian học và làm bài thi hết sức mình nhé!

Mở đầu video, người đăng tải nói em muốn chia sẻ cùng mọi người một ngày đến trường của mình khi kỳ thi cao khảo còn cách 165 ngày. 

Thời điểm bắt đầu video là 5h30 và kết thúc là 22h. Suốt thời gian này, nữ sinh và bạn học đều ở trường. Các em miệt mài ôn luyện cho kỳ thi đại học khắc nghiệt sắp tới. Thời gian ban ngày là học bài trên lớp, buổi tối là giờ tự học dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm. 

Ngoài thời gian học tập, các học sinh dùng bữa tại trường và vận động đơn giản tại sân trường vào buổi sáng. 

Video: Một ngày ôn thi đại học của học sinh lớp 12 Trung Quốc

Tới tối muộn, ngày học mới kết thúc. Các học sinh dắt xe rời trường, một số thì bố mẹ đón ở bên ngoài. 

Dân mạng Trung Quốc thích thú trước video này, cho rằng nó hết sức chân thực và gợi nhớ cho họ về những ngày tháng ôn luyện vất vả để vào đại học. 

"Không cực, không mệt đã không phải là thời cấp 3", một độc giả bình luận. 

"Thời cấp 3 vừa khổ vừa vui. Thật hoài niệm", một người khác chia sẻ. 

Với sự tham dự của hàng chục triệu thí sinh mỗi năm, kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc được đánh giá là kỳ thi đầu vào đại học khắc nghiệt bậc nhất thế giới. 

Cao khảo bao gồm 4 môn thi, mỗi môn thi trong 3 tiếng gồm: Tiếng Trung, Tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự nhiên tự chọn (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị). Đề thi chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống. Đề thi các môn có độ phân hóa cao. 

Cao khảo được xem là bước ngoặt quan trọng với học sinh, vì điểm số của kỳ thi này sẽ quyết định trường Đại học mà các thí sinh có thể theo học.

Diệu Hoa

  • Tuyển sinh
  • Dạy con
  • Tin tức Giáo dục

Với sự tham dự của hàng chục triệu thí sinh mỗi năm, kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc được đánh giá là kỳ thi đầu vào đại học khắc nghiệt bậc nhất thế giới.

Cao khảo bao gồm 4 môn thi, mỗi môn thi trong 3 tiếng gồm: Tiếng Trung, Tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự nhiên tự chọn (Sinh học, Hóa học, Vật lý) hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa Lý, Lịch sử, Chính trị). Đề thi chủ yếu là câu hỏi trắc nghiệm và điền vào chỗ trống. Đề thi các môn có độ phân hóa cao.

Đoạn video tái hiện chân thực lại cảnh ôn thi đại học của học sinh lớp 12. Theo đó, thời điểm bắt đầu video là 5h30 và kết thúc là 22h. Suốt thời gian này, nữ sinh và bạn học đều ở trường. Các em miệt mài ôn luyện cho kỳ thi đại học khắc nghiệt sắp tới. Thời gian ban ngày là học bài trên lớp, buổi tối là giờ tự học dưới sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm.

Ngoài thời gian học tập, các học sinh dùng bữa tại trường và vận động đơn giản tại sân trường vào buổi sáng. Tới tối muộn, ngày học mới kết thúc. Các học sinh dắt xe rời trường, một số thì bố mẹ đón ở bên ngoài.

Nguồn: //www.doisongphapluat.com/video-mot-ngay-on-thi-dai-hoc-cua-hoc-sinh-lop-12-o-trung-quoc-k...Nguồn: //www.doisongphapluat.com/video-mot-ngay-on-thi-dai-hoc-cua-hoc-sinh-lop-12-o-trung-quoc-khac-nghiet-the-nao-a523835.html

sự kiện Giáo dục

Clip: Không quan sát, ô tô con nát đầu sau cú tông kinh hoàng

Thông tin doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ đề