Cách nhồi lạp xưởng nhanh

Lạp xưởng truyền thống cần được phơi nắng trong suốt suốt 3-4 ngày. Nhưng ngày nay, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như rút ngắn thời gian chờ đợi, các gia đình thường áp dụng cách làm lạp xưởng không cần phơi nắng. Vậy chi tiết các bước thực hiện như thế nào? Liệu thành phẩm sau khi chế biến có ngon như phương pháp truyền thống không? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Nghị Phát giải đáp ngay dưới đây. 

Nguyên liệu làm lạp xưởng chuẩn chỉnh

Chọn nguyên liệu tươi ngon

Về cơ bản, để làm lạp xưởng bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • Thịt nạc (Nên chọn loại thịt ở đùi, vai, nạc dăm có lẫn chút mỡ để tăng độ béo ngậy)
  • Mỡ heo (Tỉ lệ giữa mỡ và thịt là 1:3)
  • Nước mắm loại ngon
  • Muối, bột nêm, đường, ớt bột loại không cay hoặc vài giọt chất tạo màu thực phẩm, tiêu hạt, tiêu xay
  • Mật ong
  • Rượu Mai Quế Lộ

Hướng dẫn làm lạp xưởng không cần phơi nắng

Các công đoạn mà lạp xưởng thơm ngon lại đảm bảo an toàn vệ sinh được thực hiện như sau:

Sơ chế nguyên liệu

Thịt thái thành từng lát mỏng

- Thịt lợn: Thái thành từng lát mỏng dày khoảng 0,5mm và có độ dài, rộng 3-4 cm. Thịt càng mỏng thì gia vị càng ngấm đều, khi ăn sẽ thấy ngon, đậm đà hơn.

- Mỡ heo: Rửa sạch, cắt hạt lưu rồi trụng qua nước sôi, vớt ra để ráo. Sau đó ướp cùng đường, rượu trong khoảng 3-4 tiếng. 

- Ruột heo: Nên chọn loại dùng để làm vỏ lạp xưởng. Nếu bạn mua loại tươi, cần chú ý sơ chế cẩn thận, loại bỏ hết mỡ, chất nhầy ở cả mặt trong ngoài. Sử dụng chanh, muối để khử mùi hôi. Ngoài ra, để giảm bớt thời gian, bạn cũng có thể sử dụng ruột heo khô, cách sơ chế sẽ đơn giản hơn nhiều, chỉ cần trần vài lần bằng nước sôi rồi để ráo.

Tẩm ướp gia vị cho nguyên liệu

- Trộn đều thịt và mỡ đã ướp đường cùng với nhau. 

- Cho thêm tiêu, đường, nước mắm, mật ong, muối, ớt, bột nêm, rượu… vào đảo đều. 

- Thời gian ướp thịt càng lâu thì lạp xưởng càng ngon. Bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm và cất trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 5-7 tiếng, hoặc qua đêm. 

Nhồi thịt vào ruột heo

Kích thước của lạp xưởng thường dài khoảng 10-15 cm

  • Dùng túi kem hoặc phếu để dồn thịt vào ruột heo. Nếu không, bạn có thể tận dụng phần đầu của chai nước suối hay máy dồn thịt để thực hiện nhanh, dễ dàng hơn.
  • Khi dồn, nên chú ý vuốt nhẹ, chậm để nhân được đều. Tránh nhồi cùng lúc quá nhiều dễ làm lạp xưởng bị bung, vỡ.
  • Cách mỗi đoạn khoảng 10-15 cm, bạn dùng chỉ hoặc dây nhỏ để buộc thành từng đoạn. 
  • Cuối cùng, trụng lạp xưởng vừa làm qua nồi nước sôi và nhanh tay vớt ra. Dùng kim đâm thủng vài lỗ trên bề mắt để thoát hơi. 

Có 2 cách làm lạp xưởng không cần phơi nắng

  • Dùng lò nướng: Nướng lạp xưởng vừa làm xong trong lò nướng ở nhiệt độ 40 độ C. Khoảng 15 phút, bạn nên kiểm tra và lập mặt để sản phẩm khô và lên màu đều, không bị cháy xém. 
  • Dùng máy sấy: Xếp lạp xưởng lên vỉ máy sấy khô. Thời gian sấy khoảng 6-8 tiếng tùy vào kích thước và độ khô của thành phẩm.

>>> Ngoài ra, nếu bạn không có máy sấy hay lò nướng thì có thể học làm theo cách phơi lạp xưởng thơm ngon đúng chuẩn của Nghị Phát

Lạp xưởng được sấy khô

Vào những ngày mùa đông, ánh nắng mặt trời không đủ mạnh để làm khô lạp xưởng. Hoặc ở các vùng đô thị, xe cộ đi lại nhiều, khói bụi, ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn để vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiểu được tâm lý e ngại của các bà nội trợ, Nghị Phát đã gửi tới cách làm lạp xưởng không cần phơi nắng. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào website nghiphat.com của chúng tôi để đặt và nhận hàng tận nơi.

Lạp sườn Tây Bắc nói chung hay lạp sườn Lạng Sơn nói riêng từ lâu đã trở thành một trong những loại lạp xưởng thơm ngon và được người tiêu dùng ưa chuộng dùng để biếu tặng nhau những dịp Lễ Tết. Cùng mayviendong.vn tìm hiểu cách làm lạp xưởng Lạng Sơn ngay tại gian bếp nhà bạn nhé!

Cách làm lạp xưởng Cao Bằng hay cách làm lạp xưởng Lạng Sơn đều là một và được gọi chung là cách làm lạp xưởng Tây Bắc. Để làm món lạp sườn những người dân tộc vùng Tây Bắc sử dụng các gia vị riêng làm nên đặc sản nổi tiếng của họ đó chính là: mắc khén, hạt dổi, thảo quả, gừng núi… Những gia vị đó tạo nên chất riêng của lạp sườn nơi đây!

Nguyên liệu để làm lạp xưởng Tây Bắc

  • Thịt nạc vai: 600 gram
  • Thịt mỡ: 200 gram
  • Lòng heo non: 200 gram
  • Rượu trắng
  • Gia vị: Muối, mì chính, hạt tiêu xay, hạt nêm,…
  • Hạt dổi, thảo quả, mắc khén (nếu có)

Lưu ý: Nguyên liệu để làm khoảng 20 chiếc lạp xưởng tùy kích thước.

Cách làm lạp sườn Tây Bắc ngon chuẩn vị

Bước 1: Sơ chế các loại thịt

Thịt nạc vai và thịt mỡ bạn đem rửa sạch, ướp chúng với rượu trắng sau đó để ráo.

Với thịt nạc: bạn đem xay nhuyễn và tẩm ướp chúng với gia vị

Với thịt mỡ: bạn thái hạt lựu nhỏ rồi đem phơi nắng chúng trong khoảng 2 giờ để thịt được trong, thành phẩm sẽ đẹp mắt và ngon hơn rất nhiều.

Sau đó, bạn trộn 2 loại thịt với nhau, nêm nếm gia vị đã chuẩn bị cho vừa với khẩu vị của gia đình mình và ướp chúng trong khoảng 30 phút trước khi tiến hành chế biến lạp xưởng.

Bước 2: Sơ chế lòng non

Lòng heo non sau khi mua về, bạn làm sạch phần mỡ bám bên ngoài, tuốt sạch lớp bột ở bên trong rồi rửa lại chúng bằng chanh và rượu trắng.

Buộc chặt một đầu của lòng non để ráo hết nước trong ruột. Sau đó, thổi phồng đoạn ruột non đó lên, buộc chặt đầu còn lại. Phơi nắng lòng non khoảng từ 2 đến 3 tiếng để lòng non săn lại.

Bước 3: Tiến hành đùn lạp xưởng

Tại những cơ sở sản xuất có quy mô lớn và chuyên nghiệp, người dùng thường sử dụng những chiếc máy làm lạp xưởng chuyên nghiệp cụ thể là chiếc máy nhồi lạp xưởng cho công đoạn này.

Máy nhồi lạp sườn công nghiệp tự động, năng suất cao

Tuy nhiên, với quy mô gia đình, bạn có thể sử dụng những chiếc máy nhồi lạp xưởng mini hoặc tiến hành nhồi thủ công bằng cách cắt lấy một đoạn đầu của chai nước hay dùng phễu nhỏ rồi luồn vào một đầu lòng non để quá trình nhồi thịt được dễ dàng hơn.

Máy nhồi lạp sườn mini Viễn Đông nhanh chóng, nhỏ gọn

Chia lòng non thành các đoạn, còn đoạn dài hay ngắn tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Nhưng thông thường mỗi đoạn lạp xưởng dài từ 15 đến 20 cm. Cứ nhồi hết 1 đoạn thì lại dùng lạt buộc lại.

Nếu bạn thấy có chỗ nào quá căng thì dùng kim chọc từ 2 đến 3 lỗ cho hơi thoát ra và thịt bên trong lòng chặt hơn.

Lưu ý: Nếu sau khi phơi nắng mà lòng non quá khô thì bạn nên ướp một chút rượu cho lòng mềm và dễ nhồi thịt hơn.

Bước 4: Phơi lạp sườn

Lạp xưởng hay lạp sườn sau khi được nhồi xong cần được nhúng qua nước sôi sau đó được làm khô bằng cách hun khói trên bếp than hoa hoặc phơi nắng từ 3 đến 4 ngày. Sau đó, bạn có thể bảo quản lạp xưởng trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần.

Lạp xưởng có thể được sử dụng trong khoảng hơn 10 ngày và có thể chế biến được thành rất nhiều những món ngon khác nhau.

Giá lạp xưởng Lạng Sơn hay giá lạp xưởng Cao Bằng trên thị trường đều cao hơn những lạp sườn của những nơi khác do đây là món ăn được nhiều người yêu thích bởi sự thơm ngon, giá trị dinh dưỡng của món ăn.

Bạn có thể bắt tay vào làm ngay cho những người thân trong gia đình mình thưởng thức đặc biệt trong những dịp lế Tết sắp tới.

Chúc các bạn thành công với cách làm lạp xưởng Lạng Sơn thơm ngon này!

>>> Dây chuyền máy làm xúc xích đầy đủ thiết bị từ quy mô nhỏ đến lớn

Từ khóa:

Video liên quan

Chủ đề