Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị đường ruột

  • Nếu đường ruột khỏe mạnh, sau khi tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng sẽ bài tiết được hoàn toàn những chất cặn bã (đi tiêu đều đặn và phân mềm, sệt). Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng sẽ bú/ăn dễ dàng, khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.
  • Nếu chức năng của ruột kém thì bé sẽ chậm tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ, ăn khó tiêu, táo bón (phân không thải ra ngoài được) hoặc tiêu chảy, đi phân sống (phân thải ra mà chưa tiêu hóa được hoàn toàn), quấy khóc khi ăn, biếng bú/ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, …
  • Nguyên nhân khóc ở trẻ chưa biết nói rất khó đoán biết, trong đó phổ biến là cơn đau quặn bụng. Làm sao nhận biết được đau bụng nào là không nguy hiểm hay nguy hiểm cần xử trí khẩn cấp là hết sức quan trọng.

  • Đau theo chu kỳ, thường vào buổi chiều tối, trẻ quấy khóc không dỗ được, kéo dài hơn 3 giờ mỗi ngày, 3 ngày mỗi tuần, và tiếp tục hơn 3 tuần ở những trẻ nhũ nhi dưới 3 tháng. Trẻ không dỗ được theo những cách thông thường như cho bú, cho ợ hơi, thay tã, âu yếm, vỗ về hoặc đung đưa... trẻ tiêu xong có thể hết đau. Thường không kèm theo ói mửa, tiêu chảy, hay lên cân kém. Đau bụng thường kết thúc vào tháng thứ 4 hoặc chậm nhất là tháng thứ 5.
  • Những đợt khóc khoảng 1giờ30 phút/ngày vào 15 ngày tuổi, hơn 2 giờ trong 1 tháng, dưới 3 giờ lúc bé 6 tuần, trước khi giảm xuống còn 1 giờ lúc 3 tháng, đến 4-5 tháng hết hẳn. Bé vẫn háu bú, lên cân tốt, không kèm theo những dấu hiệu khác như trớ, nôn ói, ho, tư thế vẹo cổ, đi cầu ra máu, hăm tã, nổi mề đay…Nếu bé có kèm hăm tã, tiêu chảy, đi phân sống, nguyên nhân có thể do thiếu men lactase để tiêu hóa đường lactose hoặc có thể do dị ứng với đạm sữa bò (CMA), nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.

Enable chat via Messenger

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời.

Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng phổ biến mà hầu như trẻ nào cũng mắc phải ít nhất vài lần ở những năm đầu đời. Nguyên nhân do chức năng tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị các chứng rối loạn tiêu hóa. Đây là yếu tố cản trở quá trình sinh trưởng của trẻ nên cần nhận biết dấu hiệu rối loạn tiêu hóa từ sớm để xử trí kịp thời.

Những bệnh lý rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Ợ hơi, chán ăn: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có triệu chứng đầy bụng, trướng hơi. Bụng trẻ có dấu hiệu căng to và ợ hơi liên tục. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi. Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ thường kém ăn, lười ăn do hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo, cơm.Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa do sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể.

Rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột: Đây là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng còn yếu, hệ vi sinh có lợi đường ruột chưa đủ mạnh để tạo thành hàng rào bảo vệ cho cơ thể. Trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa sau khi uống sữa, ăn các thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc sau khi bé bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng như sổ mũi, ho, có đờm nhiều. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột cũng thường gặp sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để trị các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phổi... Khi đó, kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tình trạng suy dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý, thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Trường hợp loạn khuẩn đường ruột nặng, không được điều trị đúng, điều trị sớm, trẻ có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và suy dinh dưỡng.

Nôn trớ: Nôn là hiện tượng đẩy ngược các chất trong dạ dày qua miệng do tác động gắng sức của cơ thể. Trớ xảy ra mỗi khi trẻ ăn no, sữa trào ra khỏi miệng sau mỗi lần rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Có đến 2/3 trẻ nhỏ đã gặp phải tình trạng nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ thoái lui khi trẻ lớn lên nhờ các cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần, chỉ 5% trẻ tiếp tục vẫn bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Tình trạng trào ngược sinh lý trước kia giờ trở thành bệnh lý. Để nhận biết trẻ bị nôn trớ sinh lý hay bệnh lý, cần căn cứ các dấu hiệu sau: Nếu bé dưới 6 tháng tuổi, 1 ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt, không bị khò khè tái đi tái lại... thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần... thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý.

Tiêu chảy: Khi trẻ đi tiêu ra phân lỏng như nước trên 3 lần/ngày thì được coi là tiêu chảy. Là một bệnh thông thường, trẻ bị tiêu chảy có thể do nhiễm virus gây bệnh đường ruột, do nhiễm ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, do ăn phải thức ăn bị ôi thiu... Nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời. Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày. Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa, cần cho trẻ ăn từ từ ít một. Cần theo dõi và đưa con tới bệnh viện nếu nôn nhiều kèm theo sốt mệt mỏi; nôn ói kèm theo co giật hoặc ngủ li bì; nôn ói nhiều lần trong 6 giờ... Nôn trớ cấp tính kèm theo sốt thì cần chú ý tới các bệnh đường tiêu hóa như nhiễm trùng dạ dày, ruột, ngộ độc thức ăn; viêm mũi, tai, viêm màng não... Trẻ bị tiêu chảy thì cần bổ sung oresol đúng cách. Cần đưa trẻ đi khám bệnh ngay khi bệnh kéo dài dai dẳng. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Không dễ để nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, vì trong giai đoạn đầu đời, phân của bé thường mềm và chứa nhiều chất lỏng. Nếu không phát hiện xử lý kịp thời, bé sẽ bị xuống cân nhanh chóng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ những nguyên nhân và dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy thường gặp để sớm tìm ra cách xử lý 

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường gặp 

Bất dung nạp lactose: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh, tuy nhiên có thể do sữa mẹ không đủ để cung cấp nên trẻ phải được chuyển sang uống sữa công thức. Bản chất sữa công thức kết hợp nhiều chất mà dạ dày bé còn non nớt, không thể dung nạp được dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Điển hình nhất là tình trạng bất dung nạp lactose. 

Chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú ảnh hưởng đến tiêu hóa của của trẻ sơ sinh. Vì vậy, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ mẹ. Nếu người mẹ ăn thực phẩm cay nóng hoặc ăn, uống những thực phẩm chứa caffein thì trẻ bú mẹ có thể bị tiêu chảy.

Thuốc kháng sinh: Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp của nhiều loại kháng sinh. Trẻ có thể bị tiêu chảy do đang mắc một bệnh khác và phải uống kháng sinh hoặc do người mẹ đang uống kháng sinh nhưng vẫn cho con bú. Tiêu chảy do thuốc kháng sinh có thể kết thúc sau 2 – 3 ngày khi dừng uống thuốc. 

Nhiễm khuẩn đường ruột: Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh. Một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh: Rota virus, ecoli, salmonella…

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý ngay 

Trước tiên mẹ cần biết khi nào bé đi ngoài bình thường và khi nào bất thường. Bởi vì trẻ sơ sinh không giống như người lớn, không phải lúc nào bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày là mẹ vội quy kết rằng đã bị tiêu chảy đâu mẹ nhé! Chẳng hạn, các bé dưới 3 tháng tuổi vẫn đi ngoài từ 2 đến 5 lần mỗi ngày. Đối với các bé trên 6 tháng việc đi ngoài 1-2 lần mỗi ngày là hoàn toàn bình thường. 

Thức ăn chính của bé sơ sinh là sữa mẹ nên trẻ sẽ đi ngoài thường xuyên hơn sau mỗi lần bú và phân thường rất mềm, lỏng, không nặng mùi. Ngoài ra, phân của trẻ cũng sẽ thay đổi khác tùy thuộc vào những gì mẹ đã ăn. Nếu trẻ dùng sữa ngoài thì phân sẽ đặc hơn và nặng mùi hơn so với trẻ bú mẹ.

Trong những ngày đầu sau khi sinh, phân trẻ sơ sinh được gọi là phân su. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường.

Việc xác định chính xác các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hay không đôi khi khiến mẹ gặp nhiều khó khăn. Để dễ dàng nhận biết sớm các biểu tiêu chảy mẹ hãy để ý:

Phân của trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: phân lỏng hơn cho đến rất lỏng, loãng hoặc chỉ toàn nước và màu sắc thay đổi, mùi tanh.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nặng do nhiễm trùng đường tiêu hóa thì phân còn có thể lẫn cả máu. Kèm theo đó trẻ có biểu hiện khó chịu, hay quấy khóc, bú kém, có thể sốt hoặc không, nôn ói.

Đối với trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể điều trị tiêu chảy tại nhà bằng cách cho trẻ uống bù nước, dung dịch oresol theo hướng dẫn. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc bệnh nặng hơn như: Tiêu chảy kèm sốt, phân có nhầy lẫn máu, hoặc trẻ lừ đừ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không ăn uống được, nôn mửa nhiều…

Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy 

Khi gặp những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ có thể xử lý theo những gợi ý từ chuyên gia như sau: 

Bù nước cho trẻ: Ngay khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống oresol để bù lại lượng nước và các chất điện giải đã mất qua phân. Khi cho bé uống oresol, mẹ phải pha và sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì. Dung dịch sau 24 giờ nếu trẻ không uống hết thì đổ đi và pha đợt mới. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho trẻ bị tiêu chảy uống thêm các loại nước khác như nước đun sôi để nguội, nước canh, nước cháo, nước dừa tươi…

Chú ý chế độ dinh dưỡng: Nếu trẻ còn bú mẹ thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn và cữ bú lâu hơn để bù nước cho trẻ. Tuyệt đối không bắt trẻ bị tiêu chảy nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi” vì sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ: Cha mẹ cần theo dõi số lần bé đi ngoài, số lượng, màu sắc phân và khả năng uống bù nước, việc ăn uống của bé. Tuyệt đối, không dùng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ. Cần cho trẻ bị tiêu chảy đi khám ngay khi có các dấu hiệu như tiêu chảy nặng hơn, sốt cao liên tục, co giật, nôn nhiều, chướng bụng, phân có máu.

Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh sẽ bổ sung cho hệ tiêu hóa của bé các vi khuẩn có lợi, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại và các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Từ đó giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm dần tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, đi ngoài phân sống, rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, từ đó bé sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.

Video liên quan

Chủ đề