Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản

Lịch sử lớp 10

Tóm tắt lý thuyết cách mạng tư sản Hà Lan

Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Nê-đéc-lan trước cách mạng

Đầu thế kỉ XVI, Nê-đéc-lan trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha.

Tình hình kinh tế

Nê-đéc-lan có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bậc nhất châu Âu:

  • Thủ công nghiệp: dệt len, bông phát triển.
  • Ngoại thương: mở rộng buôn bán với Anh và các nước vùng Baltic.
  • Hình thành các trung tâm thương mại nổi tiếng như Amsterdam, Utrecht,….

Tình hình xã hội

  • Hình thành tầng lớp quý tộc mới.
  • Giai cấp tư sản Nê-đéc-lan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
  • Tư tưởng Tân giáo ngày càng tiến bộ và lớn mạnh.

Tình hình chính trị

Thực dân Tây Ban Nha tăng cường khai thác, vơ vét, kìm hãm sự phát triển của thuộc địa, đàn áp khốc liệt vào Tân giáo. Mâu thuẫn trong lòng xã hội Nê-đéc-lan ngày càng gay gắt.

  • Nhân dân Nê-đéc-lan với Tây Ban Nha.
  • Giữa Tân giáo và Cựu giáo.
  • Quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất tư bản.

Diễn biến cuộc cách mạng Hà Lan

Vậy cuộc cách mạng tư sản Hà Lan diễn ra như thế nào?

Tháng 8 năm 1566, nhân dân miền bắc Nê-đéc-lan đã nổi dậy khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh và làm chủ nhiều nơi. Mục tiêu của họ là Giáo hội, chỗ dựa vững chãi của người Tây Ban Nha.

Tháng 8 năm 1567, Tây Ban Nha đưa thêm quân sang, đàn áp dã man nhưng không thể ngăn cản sự phản kháng của nhân dân thuộc địa.

Tháng 4 năm 1572, quân khởi nghĩa đã làm chủ được phía bắc. Quý tộc tư sản hóa ở Nê-đéc-lan vì bất mãn với Tây Ban Nha nên đã gia nhập lực lượng những người khởi nghĩa và vươn lên lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Tháng 1 năm 1579, đại biểu các tỉnh miền bắc họp tại Utrecht, tuyên bố những quyết định quan trọng. Trong hội nghị này, các đơn vị đo lường, chính sách về đối ngoại và quân sự được nêu ra.

Tháng 7 năm 1581, vua Felipe II của Tây Ban Nha đã bị phế truất. Hội nghị các đẳng cấp gồm đại biểu của các tỉnh miền bắc trở thành cơ quan quyền lực tối cao. Các tỉnh này thống nhất với nhau thành một nước Cộng hòa có tên Các tỉnh Liên hiệp hay Hà Lan.

Tuy nắm chắc phần thất bại, nhưng Tây Ban Nha chưa chịu sự công nhận của Hà Lan. Vì vậy, nhân dân Hà Lan vẫn tiếp tục đấu tranh.

Kết quả là hiệp định đình chiến giữa hai bên được ký kết vào năm 1609, nhưng mãi đến năm 1648 nền độc lập của Hà Lan mới được công nhận chính thức.

Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng Hà Lan

Tính chất:

Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng chưa triệt để, diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.

Ý nghĩa:

  • Cách mạng tư sản Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc.
  • Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Hà Lan phát triển.
  • Mở ra thời đại mới bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

I. TÌNH HÌNH XỨ NETHERLANDS VÀO THẾ KỶ XV- XVI

1. Kinh tế:

1.1. Công- thương nghiệp

Thời trung đại, Netherlands là vùng kinh tế công thương nghiệp phát triển ở châu Âu. Cùng với len dạ, nghề dệt bông, vải gai, dệt thảm, làm đồ da, đồ kim loại, đóng thuyền cũng phát triển mạnh.

Trong lãnh vực thương nghiệp, ngoại thương có những bước phát triển đáng kể. Netherlands đã buôn bán với các nước Anh, Nga, Tây Ban Nha và những thuộc địa của những nước này ở nam Mỹ.

Trên cơ sở phát triển công thương nghiệp, quan hệ phong kiến theo kiểu phường hội dần tan rã, và đồng thời với quá trình đó là sự hình thành một mối quan hệ mới, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

1.2. Nông nghiệp

Ở một số vùng phía bắc và nam của Hà Lan như Flandre, Brabant, Zéland... đã xuất hiện tình trạng các lãnh chúa phong kiến đem ruộng đất cho thuê hoặc kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa.

Tóm lại, đến thế kỷ XVI, nền kinh tế Netherlands đã có những bước phát triển nhất định và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của đất nước.

Trong quá trình phát triển ấy, Netherlands đã hình thành hai trung tâm kinh tế là Amsterdam ở miền bắc và Antwerpen ở miền nam.

2. Xã hội

- Hình thành tầng lớp quý tộc mới

- Giai cấp tư sản NETHERLANDS ra đời, kinh tế ngày càng lớn mạnh

- Tư tưởng tân giáo ngày càng tiến bộ và lớn mạnh

3. Chính trị

- Thực dân Tây Ban Nha tăng cường vơ vét, khai thác, kiềm hãm sự phát triển của thuộc địa, đàn áp khốc liệt vào Tân giáo=> mâu thuẫn ngày càng khốc liệt

- Các mẫu thuẫn : + giữa nhân dân NETHERLANDS và Tây Ban Nha

+Giữa Tân giáo và Cựu giáo

+Giữa quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất Tư bản

=> cách mạng bùng nổ

Video liên quan

Chủ đề